Bài 11. Định luật Coulomb về tương tác tĩnh điện trang 39, 40, 41, 42 SBT Vật lí 11 Chân trời sáng tạo


Điện tích của một electron có giá trị bằng bao nhiêu?

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Trắc nghiệm

11.1

Đề bài:

Điện tích của một electron có giá trị bằng bao nhiêu?

A. 1,6.10-19 C.                

B. -1,6.10-19 C.      

C. 3,2.10-19 C.                 

D. -3,2.10-19 C.

Phương pháp giải

Áp dụng lí thuyết về điện tích

Lời giải chi tiết

Điện tích của một electron có giá trị bằng -1,6.10-19 C.

Đáp án B

11.2

Đề bài:

Thông thường sau khi sử dụng khăn lông để lau mắt kính ta thấy sẽ có một vài mảnh vụn của lông tơ còn bám lại trên kính, đó là hiện tượng nhiễm điện do

A. hưởng ứng.                

B. tiếp xúc.           

C. cọ xát.              

D. khác cấu tạo vật chất.

Phương pháp giải

Áp dụng lí thuyết về hiện tượng nhiễm điện

Lời giải chi tiết

Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.

Đáp án C

11.3

Đề bài:

Công thức nào dưới đây xác định độ lớn lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm q1, q2 đặt cách nhau một khoảng r trong chân không, với \(k = {9.10^9}.\frac{{N{m^2}}}{{{C^2}}}\) là hằng số Coulomb?

A. \(F = \frac{{{r^2}}}{{k\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}\)

B. \(F = {r^2}\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{k}\)

C. \(F = \frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{k{r^2}}}\)

D. \(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\)

Phương pháp giải

Áp dụng công thức định luật Coulomb

Lời giải chi tiết

\(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\) xác định độ lớn lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm q1, q2 đặt cách nhau một khoảng r trong chân không, với \(k = {9.10^9}.\frac{{N{m^2}}}{{{C^2}}}\) là hằng số Coulomb

Đáp án D

11.4

Đề bài:

Trong các hình biểu diễn lực tương tác tĩnh điện giữa các điện tích (có cùng độ lớn điện tích và đứng yên) dưới đây. Hình nào biểu diễn không chính xác?

 

Phương pháp giải

Áp dụng lí thuyết về hai loại điện tích

Lời giải chi tiết

Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.

Đáp án A

11.5

Đề bài:

Xét hai điện tích điểm q1 và q2 có tương tác đẩy. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. q1>0 và q2<0

B. q1<0 và q2>0.

C. q1q2>0.                                        

D. q1q2<0.

Phương pháp giải

Áp dụng lí thuyết về hai loại điện tích

Lời giải chi tiết

Đối với hai điện tích điểm q1 và q2 có tương tác đẩy, nghĩa là chúng mang điện tích cùng dấu với nhau, do đó q1q2>0

11.6

Đề bài:

Xét ba điện tích q0, q1 và q2 đặt tại ba điểm khác nhau trong không gian. Biết lực do q1 và q2 tác dụng lên q0 lần lượt là \(\overrightarrow {{F_{10}}} \)và \(\overrightarrow {{F_{20}}} \). Biểu thức nào sau đây xác định lực tĩnh điện tổng hợp tác dụng lên điện tích q0 ?

 

Phương pháp giải

Áp dụng nguyên lí tổng hợp lực

Lời giải chi tiết

Theo nguyên lí tổng hợp lực nên công thức đúng là \(\overrightarrow {{F_0}}  = \overrightarrow {{F_{10}}}  + \overrightarrow {{F_{20}}} \)

Đáp án B

11.7

Đề bài:

Hai điện tích điểm có độ lớn không đổi được đặt trong cùng một môi trường có hằng số điện môi là ε, nếu tăng khoảng cách giữa hai điện tích lên 2 lần thì lực tương tác giữa chúng sẽ

A. tăng 2 lần.                  

B. giảm 2 lần.                 

C. tăng 4 lần.                  

D. giảm 4 lần.

Phương pháp giải

Sử dụng mối quan hệ giữa lực và khoảng cách giữa hai điện tích

Lời giải chi tiết

Vì \(F \sim \frac{1}{{{r^2}}}\)nên khi khoảng cách giữa chúng tăng 2 lần thì lực tương tác sẽ giảm 4 lần.

Đáp án D

11.8

Đề bài:

Đưa một thanh kim loại tích điện dương lại gần một chiếc đĩa chưa tích điện và cô lập về điện thì

A. điện tích của đĩa sẽ thay đổi hoặc bằng 0 , phụ thuộc vào khoảng cách giữa thanh kim loại và đĩa.

B. điện tích của đĩa vẫn bằng 0 .

C. đĩa tích điện dương.

D. đĩa tích điện âm.

Phương pháp giải

Sử dụng lí thuyết tương tác giữa các điện tích

Lời giải chi tiết

Khi đưa một thanh kim loại tích điện dương lại gần một vị trí trên đĩa thì đĩa sẽ bị nhiễm điện do hưởng ứng ở hai đầu, tuy nhiên xét cả đĩa thì điện tích của đĩa không thay đổi.

Đáp án B

11.9

Đề bài:

Hai điện tích điểm cùng độ lớn 10-9 C đặt trong chân không. Khoảng cách giữa chúng bằng bao nhiêu để lực tĩnh điện giữa chúng có độ lớn 2,5.10-6 N ?

A. 0,06 cm.           

B. 6 cm.                

C. 36 cm.              

D. 6m.

Phương pháp giải

Áp dụng định luật Coulomb

Lời giải chi tiết

Ta có \(F = k\frac{{{q^2}}}{{{r^2}}} \Rightarrow r = \sqrt {\frac{k}{F}} \left| q \right| = \sqrt {\frac{{{{9.10}^9}}}{{2,{{5.10}^{ - 6}}}}} {.10^{ - 9}} = 0,06m\)

11.10

Đề bài:

Mỗi hại bụi li ti trong không khí mang điện tích q=−9,6⋅10−13C. Hỏi mỗi hại bụi ấy thừa hay thiếu bao nhiêu electron? Biết điện tích electron có độ lớn là 1,6.10-19 C.

A. Thừa 6,106 hạt.

B. Thừa 6.105 hạt. 

C. Thiếu 6,106  hạt.         

D. Thiếu 6.105  hạt.

Phương pháp giải

Áp dụng công thức tính số hạt

Lời giải chi tiết

Số electron là: \({N_e} = \left| {\frac{q}{e}} \right| = \left| {\frac{{ - 9,{{6.10}^{ - 13}}}}{{ - 1,{{6.10}^{ - 19}}}}} \right| = {6.10^6}\) hạt. Vì q < 0  nên hạt bụi thừa 6.106 hạt electron.

Đáp án A

11.11

Đề bài:

Hai điện tích điểm +2Q và -Q được đặt cố định tại hai điểm như Hình 11.1. Phải đặt điện tích q0 ở trị trí nào thì lực điện do +2Q và -Q tác dụng lên điện tích q0 có thể cân bằng nhau?

 

A. Vị trí (1).         

B. Vị trí (2).          

C. Vị trí (3).          

D. Vị trí (4)

Phương pháp giải

Áp dụng lí thuyết tương tác giữa hai loại điện tích

Lời giải chi tiết

Vì hai điện tích trái dấu, nên lực do mỗi điện tích tác dụng lên điện tích q0 chỉ ngược chiều khi đặt q0 trên đường thẳng nối hai điện tích và nằm ngoài khoảng giữa hai điện tích và gần điện tích có độ lớn yếu hơn (gần điện tích -Q hơn). Gọi r1, r2 là khoảng cách từ điện tích q1=2Q, q2=−Q  đến điện tích q0 và r là khoảng cách giữa hai điện tích ấy.

Vì lực do q1 và q2 tác dụng lên q0 cân bằng nhau nên:

\({F_{10}} = {F_{20}} \Rightarrow \frac{{\left| {{q_1}} \right|}}{{r_1^2}} = \frac{{\left| {{q_2}} \right|}}{{r_2^2}} \Rightarrow {r_1} = \sqrt 2 {r_2}\)

Mà \({r_1} = {r_2} + r \Rightarrow {r_2} = \frac{r}{{\sqrt 2  - 1}} > r\)

Đáp án D

Tự luận

11.1

Đề bài:

Hãy nêu các cách làm một vật bị nhiễm điện và đưa ra ví dụ minh hoạ cho từng cách.

Phương pháp giải

Dựa vào lí thuyết các cách làm một vật bị nhiễm điện

Lời giải chi tiết

Có ba cách làm vật bị nhiễm điện:

- Nhiễm điện do cọ xát: Chà xát thước nhựa lên bàn thì thấy sau đó thước nhựa có thể hút các vụn giấy.

- Nhiễm điện do tiếp xúc: Cho quả cầu nhiễm điện tiếp xúc với quả cầu trung hoà về điện thì quả cầu lúc sau cũng nhiễm điện.

- Nhiễm điện do hưởng ứng: Đưa một đầu của thanh nhiễm điện lại gần một thanh trung hoà về điện thì thấy một đầu của thanh cũng nhiễm điện.

11.2

Đề bài:

Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Phương pháp giải

Dựa vào định luật Coulomb

Lời giải chi tiết

Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không phụ thuộc vào giá trị của hai điện tích điểm, khoảng cách giữa chúng và môi trường mà chúng được đặt vào.

11.3

Đề bài:

Hãy so sánh định tính độ lớn lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm trong trường hợp hai điện tích được đặt trong một chất điện môi và đặt trong chân không.

Phương pháp giải

Dựa vào định luật Coulomb

Lời giải chi tiết

Độ lớn lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm trong trường hợp hai điện tích được đặt trong chất điện môi sẽ nhỏ hơn trường hợp hai điện tích được đặt trong chân không vì độ lớn lực tĩnh điện tỉ lệ nghịch với hằng số điện môi.

11.4

Đề bài:

Khi đưa một đầu của thanh nhiễm điện âm lại gần một quả cầu không tích điện thì thanh và quả cầu có tương tác hút hoặc đẩy nhau hay không? Vì sao?

Phương pháp giải

Dựa vào lí thuyết nhiễm điện do hưởng ứng

Lời giải chi tiết

Khi đưa một đầu của thanh nhiễm điện âm lại gần một quả cầu không tích điện thì thanh và quả cầu sẽ hút nhau vì quả cầu bị nhiễm điện do hưởng ứng với phần quả cầu nằm gần thanh bị nhiễm điện dương.

11.5

Đề bài:

Trong giờ học Vật lí, một bạn học sinh phát biểu rằng: "Khi đưa một vật A nhiễm điện lại gần một vật B không nhiễm điện thì vật B bị nhiễm điện do hưởng ứng và tổng điện tích của vật B khác 0". Hãy nhận xét về phát biểu trên của bạn học sinh này.

Phương pháp giải

Dựa vào lí thuyết nhiễm điện do hưởng ứng

Lời giải chi tiết

Phát biểu trên của bạn học sinh không hợp lí vì vật B bị nhiễm điện do hưởng ứng nhưng tổng điện tích của vật B vẫn bằng 0 do vật B không có trao đổi điện tích với vật A.

11.6

Đề bài:

Các xe bồn chở xăng/dầu thường được treo một sợi dây xích dài làm bằng sắt dưới gầm xe. Trong quá trình di chuyển sẽ có những lúc dây xích được chạm nhẹ xuống mặt đường. Hãy giải thích vì sao người ta phải làm như vậy.

Phương pháp giải

Dựa vào lí thuyết nhiễm điện do cọ xát

Lời giải chi tiết

Vì khi di chuyển, thân xe chở xăng/dầu có thể cọ xát với không khí và thành của bồn chứa nên dễ bị nhiễm điện gây ra cháy nổ. Do vậy các xe chở xăng dầu thường có một đoạn dây xích thả xuống mặt đường để truyền điện tích dư từ xe xuống mặt đường.

11.7

Đề bài:

Xét ba quả cầu nhỏ A, B, C được đặt trên một mặt bàn nằm ngang, trơn nhẵn và cách điện trong không khí. Biết rằng quả cầu A mang điện tích dương, quả cầu B và quả cầu C mang điện tích âm. Cho quả cầu B di chuyển trên đoạn thẳng nối tâm quả cầu A và quả cầu C. Trong quá trình di chuyển đó, có bao nhiêu vị trí để quả cầu B nằm cân bằng dưới tác dụng của lực tĩnh điện.

Phương pháp giải

Dựa vào tác dụng lực tĩnh điện

Lời giải chi tiết

Không có vị trí nào trên đoạn thẳng nối giữa quả cầu A và quả cầu C để quả cầu B nằm cân bằng dưới tác dụng của lực tĩnh điện. Vì lực tĩnh điện do quả cầu A tác dụng lên quả cầu B và do quả cầu C tác dụng lên quả cầu B luôn cùng phương, cùng chiều nên không thể cân bằng.

11.8

Đề bài:

Độ lớn lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm q1 và q2 sẽ thay đổi như thế nào nếu ta tăng khoảng cách giữa hai điện tích lên gấp đôi và giảm độ lớn q1 xuống một nửa.

Phương pháp giải

Dựa vào tác dụng lực tĩnh điện

Lời giải chi tiết

Giảm 8 lần vì lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

11.9

Đề bài:

Ban đầu, khi hai điện tích điểm được đặt trong chân không thì độ lớn lực tĩnh điện giữa chúng là F. Sau đó, hai điện tích điểm được đặt trong môi trường điện môi A sao cho giá trị hai điện tích và khoảng cách giữa chúng được giữ không đổi. Khi đó, độ lớn lực tĩnh điện giữa chúng là \(\frac{F}{{4,5}}\). Hãy xác định giá trị hằng số điện môi của môi trường A.

Phương pháp giải

Dựa vào tác dụng lực tĩnh điện

Lời giải chi tiết

Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm trong môi trường A giảm 4,5 lần so với trường hợp hai điện tích điểm trong chân không, suy ra hằng số điện môi của môi trường A bằng 4,5.

11.10

Đề bài:

Hai điện tích điểm q1=8⋅10−8Cvà q2=−3⋅10−8Cđặt trong không khí tại hai điểm A và B cách nhau 3 cm. Đặt điện tích điểm q0=10−8C tại điểm M là trung điểm của AB. Biết \(k = {9.10^9}\frac{{N{m^2}}}{{{C^2}}}\), tính lực tĩnh điện tổng hợp do qvà q2 tác dụng lên q0.

Phương pháp giải

Tổng hợp lực điện

Lời giải chi tiết

Lực tĩnh điện  do q1 và q2 gây ra tại M cùng hướng với nhau nên:

\({F_0} = {F_{10}} + {F_{20}} = k\frac{{\left| {{q_0}} \right|(\left| {{q_1}} \right| + \left| {{q_2}} \right|)}}{{{{\left( {\frac{{AB}}{2}} \right)}^2}}} = {9.10^9}\frac{{{{10}^{ - 8}}.({{8.10}^{ - 8}} + {{3.10}^{ - 8}})}}{{{{\left( {\frac{{0,03}}{2}} \right)}^2}}} = 0,044N\)

Lực tĩnh điện tổng hợp tác dụng lên q0 có phương trùng với đường nối AB và hướng về phía q2.

11.11

Đề bài:

Cho hai điện tích điểm q1=6μC và q2=54μC đặt tại hai điểm A, B trong không khí cách nhau 6 cm. Sau đó người ta đặt một điện tích q3 tại điểm C.

a) Xác định vị trí điểm C để điện tích q3 nằm cân bằng.

b) Xác định dấu và độ lớn của q3 để cả hệ cân bằng.

Phương pháp giải

Tổng hợp lực điện

Lời giải chi tiết

a) Do q1q2>0, nên để q3 cân bằng thì q3 phải nằm trong đoạn AB.

Ta có:

 \(\begin{array}{l}\overrightarrow {{F_3}}  = \overrightarrow {{F_{13}}}  + \overrightarrow {{F_{23}}}  = \overrightarrow 0 \\ \Rightarrow {F_{13}} = {F_{23}} \Leftrightarrow k\frac{{\left| {{q_1}{q_3}} \right|}}{{\varepsilon A{C^2}}} = k\frac{{\left| {{q_2}{q_3}} \right|}}{{\varepsilon B{C^2}}} \Leftrightarrow \frac{6}{{A{C^2}}} = \frac{{54}}{{B{C^2}}} \Leftrightarrow 3AC - BC = 0\end{array}\)

Mà AC + BC = AB = 6 cm => AC = 1,5 cm và BC = 4,5 cm .

Vậy điểm C cách điểm A và B lần lượt là 1,5 cm và 4,5 cm.

b) Vì q1q2>0, nên lực tác dụng lên q2 là lực đẩy. Vậy để hệ cân bằng thì q3<0

\({F_{12}} = {F_{32}} \Leftrightarrow k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon A{B^2}}} = k\frac{{\left| {{q_2}{q_3}} \right|}}{{\varepsilon B{C^2}}} \Leftrightarrow \frac{{\left| {{q_1}} \right|}}{{A{B^2}}} = \frac{{\left| {{q_3}} \right|}}{{B{C^2}}} \Rightarrow \left| {{q_3}} \right| = \left| {{q_1}} \right|\frac{{B{C^2}}}{{A{B^2}}} = 6.{\left( {\frac{{4,5}}{6}} \right)^2} = 3,375\mu C\)

Vậy điện tích của q3 là −3,375μC

11.12

Đề bài:

Xét hai quả cầu kim loại nhỏ giống nhau mang các điện tích q1 và q2 đặt trong không khí cách nhau 2 cm, đẩy nhau bằng một lực có độ lớn 2,7.10-4 N. Cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi lại đưa về vị trí ban đầu thì lực đẩy giữa chúng có độ lớn 3,6.10-4 N. Tính q1 và q2.

Phương pháp giải

Áp dụng định luật Coubomb

Lời giải chi tiết

Ban đầu: \(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{R^2}}} \Rightarrow \left| {{q_1}{q_2}} \right| = \frac{{F{R^2}}}{k} \Rightarrow {q_1}{q_2} = 1,{2.10^{ - 17}}{C^2}\)

Vì hai quả cầu như nhau và hệ cô lập về điện, nên sau khi tiếp xúc điện tích trên mỗi quả cầu là \({q_1}' = {q_2}' = \frac{{{q_1} + {q_2}}}{2}\)

Khi \(F' = \frac{k}{{{R^2}}}{\left( {\frac{{{q_1} + {q_2}}}{2}} \right)^2} \Leftrightarrow {\left( {{q_1} + {q_2}} \right)^2} = \frac{{4F'{R^2}}}{k} \Leftrightarrow {q_1} + {q_2} =  \pm \sqrt {\frac{{4F'{R^2}}}{k}}  =  \pm {8.10^{ - 9}}C\)

Trường hợp 1:

 \(\begin{array}{l}{q^2} - {8.10^{ - 9}}q + 1,{2.10^{ - 17}} = 0\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{q_1} = {2.10^{ - 9}}C\\{q_2} = {6.10^{ - 9}}C\end{array} \right.or\left\{ \begin{array}{l}{q_1} = {6.10^{ - 9}}C\\{q_2} = {2.10^{ - 9}}C\end{array} \right.\end{array}\)

Trường hợp 2:

\(\begin{array}{l}{q^2} + {8.10^{ - 9}}q + 1,{2.10^{ - 17}} = 0\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{q_1} =  - {2.10^{ - 9}}C\\{q_2} =  - {6.10^{ - 9}}C\end{array} \right.or\left\{ \begin{array}{l}{q_1} =  - {6.10^{ - 9}}C\\{q_2} =  - {2.10^{ - 9}}C\end{array} \right.\end{array}\)

 


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lí 11 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.