Giải SBT Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo Chương 1. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở sinh vật

Bài 8. Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật trang 26, 27, 28 SBT Sinh học 11 Chân trời sáng tạo


Quá trình dinh dưỡng gồm bao nhiêu giai đoạn?

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

8.1

Quá trình dinh dưỡng gồm bao nhiêu giai đoạn?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Phương pháp giải:

Quá trình dinh dưỡng gồm 5 giai đoạn: Lấy thức ăn → Tiêu hoá thức ăn → Hấp thu → Đồng hoá → Thải chất cặn bã.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: D

8.2

Loài động vật nào sau đây chưa có cơ quan tiêu hoá?

A. Sứa.

B. Giun đũa.

C. Bọt biển.

D. Cá sấu. 

Phương pháp giải:

Bọt biển là loài động vật chưa có cơ quan tiêu hoá.

Sứa là động vật có túi tiêu hoá.

Giun đũa, cá sấu là động vật có ống tiêu hoá.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C

8.3

Các động vật thuộc ngành Thân lỗ có hình thức tiêu hoá

A. ngoại bào.

B. nội bào.

C. ngoài cơ thể.

D. trong cơ thể.

Phương pháp giải:

Các động vật thuộc ngành Thân lỗ là động vật chưa có cơ quan tiêu hoá

Lời giải chi tiết:

Các động vật thuộc ngành Thân lỗ là động vật chưa có cơ quan tiêu hoá → Các động vật thuộc ngành Thân lỗ có hình thức tiêu hoá nội bào.

8.4

Loài nào sau đây thuộc nhóm động vật ăn thực vật nhai lại?

A. Trâu.

B. Ngựa.

C. Thỏ.

D. Chim bồ câu.

Phương pháp giải:

Trong các động vật trên, trâu thuộc nhóm động vật ăn thực vật nhai lại.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A

8.5

Cho các vai trò sau đây:

(1) Đảm bảo an toàn, không gây ngộ độc hay gây ra các hậu quả khi sử dụng.

(2) Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

(3) Giảm thiểu bệnh tật.

(4) Cung cấp thật nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết để có được sức khoẻ tốt.

Có bao nhiêu vai trò là của thực phẩm sạch?

A. 4.

B. 2.

C. 1.

D. 3.

Phương pháp giải:

Thực phẩm sạch hiểu theo nghĩa đơn giản là thực phẩm không chứa chất độc hại, tạp chất, vi sinh vật gây bệnh, đảm bảo an toàn, tốt cho sức khỏe con người → Các vai trò đúng là: (1), (2), (3).

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: D

8.6

Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về quá trình tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá?

(1) Thức ăn chủ yếu được tiêu hoá ngoại bào.

(2) Gồm các quá trình: tiêu hoá hoá học, tiêu hoá cơ học và tiêu hoá vi sinh vật.

(3) Tiêu hoá vi sinh vật là quá trình tiêu hoá nhờ các tác động của vi sinh vật hữu ích có trong khoang miệng và dạ dày.

(4) Tiêu hoá cơ học tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu hoá hoá học thức ăn.

(5) Tiêu hoá hoá học là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp trong thức ăn thành những hợp chất đơn giản để cơ thể có thể hấp thụ.

(6) Tiêu hoá cơ học nhờ sự co bóp của dạ dày, nhu động ruột và gan.

A. 4.

B. 2.

C. 1.

D. 3.

Phương pháp giải:

(3) Sai. Tiêu hoá vi sinh vật là quá trình tiêu hoá nhờ các tác động của vi sinh vật hữu ích có trong dạ dày (tiêu hoá vi sinh vật trong dạ cỏ ở động vật nhai lại) hoặc ruột (hoạt động của vi sinh vật trong manh tràng, ruột già) để tiêu hoá thức ăn.

(6) Sai. Tiêu hoá cơ học nhờ hoạt động cắn, xé, nhai, nghiền thức ăn của miệng; sự co bóp của dạ dày; các nhu động ruột.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A

Các phát biểu đúng là: (1), (2), (4), (5).

8.7

Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng về cấu tạo của hệ tiêu hoá và quá trình tiêu hoá ở các loài thuộc các nhóm động vật khác nhau?

(1) Dạ dày của động vật ăn thực vật nhai lại được chia làm bốn ngăn: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế.

(2) Ở động vật ăn thực vật nhai lại, thức ăn được tiêu hoá cơ học và tiêu hoá hoá học tại dạ cỏ, sau đó được tiêu hoá vi sinh vật tại dạ múi khế và ruột.

(3) Ở động vật ăn thực vật không nhai lại, quá trình tiêu hoá vi sinh vật không xảy ra ở dạ dày mà xảy ra ở manh tràng.

(4) Các loài trong nhóm động vật ăn thịt và động vật ăn tạp có quá trình tiêu hoá tương đối khác nhau.

(5) Dạ dày ở chim phân hoá thành dạ dày tuyến và dạ dày cơ. Trong đó, dạ dày tuyến có vai trò tiến hành quá trình tiêu hoá cơ học.

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Phương pháp giải:

 

(2) Sai. Ở động vật ăn thực vật nhai lại, thức ăn được tiêu hoá cơ học và tiêu hoá vi sinh vật tại dạ cỏ, sau đó được tiêu hoá hoá học tại dạ múi khế và ruột.

(4) Sai. Các loài trong nhóm động vật ăn thịt và động vật ăn tạp có quá trình tiêu hoá tương đối giống nhau gồm tiêu hoá cơ học, tiêu hoá hoá học và tiêu hoá vi sinh vật.

(5) Sai. Dạ dày ở chim phân hoá thành dạ dày tuyến và dạ dày cơ. Trong đó, dạ dày tuyến có vai trò tiết dịch tiêu hoá, dạ dày cơ nghiền nát thức ăn đã thấm dịch vị tiêu hoá từ dạ dày tuyến.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B

Các phát biểu đúng là: (1), (3).

8.8

Cho các bệnh sau đây, có bao nhiêu bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá?

(1) Viêm loét dạ dày.

(2) Ung thư trực tràng.

(3) Nhồi máu cơ tim.

(4) Sâu răng.

(5) Viêm gan A.

(6) Suy thận mãn tính.

A. 6.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Phương pháp giải:

(3) Sai. Nhồi máu cơ tim là bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn.

(6) Sai. Suy thận mãn tính là bệnh liên quan đến hệ bài tiết.

 

 

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C

Các bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá là: (1), (2), (4), (5).

8.9

Khi thiếu vitamin A, trẻ em có nguy cơ mắc bệnh nào sau đây?

A. Quáng gà.

B. Tiểu đường.

C. Béo phì.

D. Còi xương.

Phương pháp giải:

Tác dụng chính của vitamin A là bảo vệ mắt, chống quáng gà và đặc biệt giúp tăng cường hệ miễn dịch và tăng trưởng ở trẻ em. Do đó, khi thiếu vitamin A, trẻ em có nguy cơ mắc bệnh quáng gà.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A

8.10

Chiều hướng tiến hoá của các hình thức tiêu hoá ở động vật diễn ra theo hướng nào?

A. Tiêu hoá nội bào → tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào → tiêu hoá ngoại bào.

B. Tiêu hoá ngoại bào → tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào → tiêu hoá nội bào.

C. Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào → tiêu hoá nội bào → tiêu hoá ngoại bào.

D. Tiêu hoá nội bào → tiêu hoá ngoại bào → tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào.

Phương pháp giải:

Chiều hướng tiến hoá của các hình thức tiêu hoá ở động vật diễn ra theo hướng: Tiêu hoá nội bào → tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào → tiêu hoá ngoại bào.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A

8.11

Thứ tự các bộ phận trong hệ tiêu hoá của chim bồ câu là

A. miệng → thực quản → diều → dạ dày cơ → dạ dày tuyến → ruột → hậu môn.

B. miệng → thực quản → diều → dạ dày tuyến → dạ dày cơ → ruột → hậu môn.

C. miệng → thực quản → dạ dày cơ → dạ dày tuyến → diều → ruột → hậu môn.

D. miệng → thực quản → dạ dày tuyến → dạ dày cơ → diều → ruột → hậu môn.

Phương pháp giải:

Thứ tự các bộ phận trong hệ tiêu hoá của chim bồ câu là: miệng → thực quản → diều → dạ dày tuyến → dạ dày cơ → ruột → hậu môn.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B

8.12

Khi nói về quá trình tiêu hoá ở động vật, có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?

(1) Tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá là tiêu hoá nội bào, nhờ các enzyme thuỷ phân trong lysosome.

(2) Tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá, quá trình tiêu hoá chỉ theo hình thức tiêu hoá ngoại bào.

(3) Tiêu hoá ở động vật đã hình thành ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá, với sự tham gia của các enzyme chủ yếu là tiêu hoá ngoại bào.

(4) Tiêu hoá ở động vật ăn thịt và ăn tạp diễn ra trong cơ quan tiêu hóa.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Phương pháp giải:

(2) Sai. Tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá, quá trình tiêu hoá là tiêu hoá ngoại bào kết hợp với tiêu hoá nội bào. Trong đó, tiêu hoá ngoại bào thể hiện ở điểm: trên thành túi có nhiều tế bào tiết enzyme tiêu hoá vào lòng túi để biến đổi thức ăn thành các mảnh nhỏ và được hấp thụ qua màng tế bào; tiêu hoá nội bào thể hiện ở điểm: trong tế bào, các mảnh nhỏ được chuyển hoá thành những thành phần chất riêng của tế bào trong cơ thể, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của cơ thể.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C

Các phát biểu đúng là: (1), (3), (4).

8.13

Để đảm bảo dinh dưỡng hợp lí, cần thực hiện chế độ ăn như thế nào?

Phương pháp giải:

Chế độ ăn hợp lý

Lời giải chi tiết:

Để đảm bảo dinh dưỡng hợp lí, cần thực hiện chế độ ăn như sau:

- Ăn theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể và phù hợp với từng đối tượng.

- Chế độ ăn phải đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

- Các chất dinh dưỡng cần thiết ở tỉ lệ cân đối, thích hợp (cân đối giữa các yếu tố sinh năng lượng như protein, carbohydrate, lipid; cân đối về vitamin, chất khoáng).

- Phù hợp với điều kiện kinh tế của từng gia đình và thực tế địa phương.

- Thức ăn phải đảm bảo sạch, không gây bệnh.

8.14

Ghép các cơ quan trong ống tiêu hoá (cột A) cho phù hợp với chức năng (cột B).

A

B

1. Khoang miệng

a. Cử động nhu động đẩy thức ăn di chuyển, tiêu hoá và hấp thụ các chất dinh dưỡng.

2. Thực quản

b. Thải phân ra khỏi cơ thể.

3. Dạ dày

c. Hấp thụ nước và một số muối khoáng, tạo phân.

4. Ruột non

d. Co bóp giúp nghiền nát và trộn lẫn thức ăn với dịch vị.

5. Ruột già

e. Có răng nghiền nhỏ thức ăn, lưỡi đảo trộn để thức ăn thấm đều nước bọt.

6. Hậu môn

g. Đưa thức ăn từ khoang miệng xuống dạ dày.

Phương pháp giải:

Lý thuyết chức năng của các cơ quan trong ống tiêu hóa

Lời giải chi tiết:

1 – e: Khoang miệng có răng nghiền nhỏ thức ăn, lưỡi đảo trộn để thức ăn thấm đều nước bọt.

2 – g: Thực quản đưa thức ăn từ khoang miệng xuống dạ dày.

3 – d: Dạ dày co bóp giúp nghiền nát và trộn lẫn thức ăn với dịch vị.

4 – a: Ruột non cử động nhu động đẩy thức ăn di chuyển, tiêu hoá và hấp thụ các chất dinh dưỡng.

5 – c: Ruột già hấp thụ nước và một số muối khoáng, tạo phân.

6 – b: Hậu môn thải phân ra khỏi cơ thể.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh 11 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.