Bài 23. Ôn tập chương 7 trang 71, 72, 73 SBT Hóa 10 Kết nối tri thức với cuộc sống


Nguyên tử halogen nào sau đây chỉ thể hiện số oxi hoá -1 trong các hợp chất? Trong y học, halogen nào sau đây được hoà tan trong cồn để dùng làm thuốc sát trùng ngoài da?

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nhận biết 23.1

Nguyên tử halogen nào sau đây chỉ thể hiện số oxi hoá -1 trong các hợp chất?

A. Fluorine.         

B. Chlorine.         

C. Bromine.         

D. Iodine.

Lời giải chi tiết:

- Đáp án: A

Nhận biết 23.2

Trong y học, halogen nào sau đây được hoà tan trong cồn để dùng làm thuốc sát trùng ngoài da?

A. Fluorine.         

B. Chlorine.         

C. Iodine.             

D. Bromine.

Phương pháp giải:

- Đáp án: C

Nhận biết 23.3

Trong tự nhiên, nguyên tố chlorine tồn tại phổ biến nhất ở dạng hợp chất nào sau đây?

A. MgCl2.            

B. NaCl.               

C. KCl.                

D. HCl.

Lời giải chi tiết:

- Đáp án: B

Nhận biết 23.4

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen có dạng chung là

A. ns2np5.             

B. ns2.                  

C. ns2np6.             

D. ns2np4.

Phương pháp giải:

Dựa vào các nguyên tố nhóm VIIA sẽ có 7 electron lớp ngoài cùng

Lời giải chi tiết:

- Đáp án: A

Nhận biết 23.5

Ở điều kiện thường, halogen nào sau đây tồn tại ở thể lỏng, có màu nâu đỏ, gây bỏng sâu nếu rơi vào da?

A. F2.                   

B. Cl2.                  

C. I2.                    

D. Br2.

Lời giải chi tiết:

- Đáp án: D

Nhận biết 23.6

Trong dãy hydrogen halide, từ HF đến HI, độ dài liên kết biến đổi như thế nào?

A. Không đổi.      

B. Giảm dần.        

C. Tăng dần.        

D. Tuần hoàn.

Phương pháp giải:

Dựa vào bán kính nguyên tử của nhóm halogen tăng dần từ fluorine đến iodine → khoảng cách giữa nguyên tử H và nguyên tử halogen tăng dần

Lời giải chi tiết:

- Đáp án: C

Nhận biết 23.7

Dung dịch hydrohalic acid có khả năng ăn mòn thuỷ tinh là

A. HCl.                

B. HI.                   

C. HF.                  

D. HBr.

Lời giải chi tiết:

- Đáp án: C

- Cụ thể: SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O

Nhận biết 23.8

Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế khí Cl2 khi cho chất rắn nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl đặc, đun nóng?

A. CaCO3.            

B. NaHCO3.         

C. FeO.                

D. MnO2.

Phương pháp giải:

Trong phòng thí nghiệm, người ta sử dụng các chất có tính oxi hóa mạnh (MnO2, KMnO4,…) tác dụng với HCl để điều chế khí Cl2

Lời giải chi tiết:

- Đáp án: D

- Cụ thể: MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

Nhận biết 23.9

Cho khí Cl2 tác dụng với dung dịch KOH, đun nóng, thu được dung dịch chứa muối KCl và muối nào sau đây?

A. KClO.             

B. KClO3.            

C. KClO4.            

D. KClO2.

Lời giải chi tiết:

- Đáp án: B

- Cụ thể: 3Cl2 + 6KOH -> 5KCl + KClO3 + 3H2O

Thông hiểu 23.10

Hydrohalic acid nào sau đây có tính acid mạnh nhất?

A. HI.                  

B. HF.                  

C. HCl.               

D. HBr.

Phương pháp giải:

Dựa vào bán kính nguyên tử của nhóm halogen tăng dần từ fluorine đến iodine → khoảng cách giữa nguyên tử H và nguyên tử halogen tăng dần → nguyên tử H có độ linh động tăng dần → tính acid càng mạnh

Lời giải chi tiết:

- Đáp án: A

Thông hiểu 23.11

Quặng apatite, loại quặng phổ biến trong tự nhiên có chứa nguyên tố fluorine, có thành phần hoá học chính là

A. CF3Cl.             

B. NaF.                

C. Na3AlF6.         

D. Ca10(PO4)6F2.

Lời giải chi tiết:

- Đáp án: D

Thông hiểu 23.12

Ở nhiệt độ cao và có xúc tác, phản ứng giữa hydrogen với halogen nào sau đây xảy ra thuận nghịch?

A. F2.                   

B. I2.                    

C. Br2.                  

D. Cl2.

Lời giải chi tiết:

- Đáp án: B

- Cụ thể: 

Thông hiểu 23.13

Trong các đơn chất halogen, từ F2 đến I2, nhiệt độ sôi biến đổi như thế nào?

A. Giảm dần.        

B. Tuần hoàn.      

C. Không đổi.       

D. Tăng dần.

Phương pháp giải:

Dựa vào

- Đặc điểm của tương tác van der Waals:

+ Tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất

+ Khi khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử tăng thì tương tác van der Waals tăng

Lời giải chi tiết:

- Đáp án: D

Thông hiểu 23.14

Ở cùng điều kiện, giữa các phân tử đơn chất halogen nào sau đây có tương tác van der Waals mạnh nhất?

A. I2.                    

B. Br2.                  

C. Cl2.                  

D. F2.

Phương pháp giải:

Dựa vào

- Đặc điểm của tương tác van der Waals:

+ Tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất

+ Khi khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử tăng thì tương tác van der Waals tăng

Lời giải chi tiết:

- Đáp án: A

Thông hiểu 23.15

Khi phản ứng với phi kim, các nguyên tử halogen thể hiện xu hướng nào sau đây?

A. Nhường 1 electron.                       

B. Nhận 1 electron

C. Nhận 2 electron.                           

D. Góp chung electron.

Lời giải chi tiết:

- Đáp án: D

- Giải thích: Đây là liên kết giữa các nguyên tử có cùng bản chất về mặt hóa học " Tạo liên kết cộng hóa trị → Các nguyên tố góp chung electron

Thông hiểu 23.16

Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi thấp nhất dưới áp suất thường?

A. HF.                  

B. HBr.                

C. HCl.                

D. HI.

Phương pháp giải:

Dựa vào:

- Nguyên tử nào có liên kết hydrogen → nhiệt độ sôi cao

- Nguyên tử nào có khối lượng phân tử càng tăng → tương tác van der Waals tăng → nhiệt độ sôi tăng

Lời giải chi tiết:

 - HF là phân tử duy nhất có liên kết hydrogen trong các đáp án trên -> nhiệt độ sôi cao nhất

- Các phân tử khác có phân tử khối tăng dần -> tương tác van der Waals tăng dần -> nhiệt độ sôi tăng dần theo thứ tự: HCl < HBr < HI

-> HCl có nhiệt độ sôi thấp nhất

-> Đáp án: C

Thông hiểu 23.17

Dung dịch nào sau đây có thể phân biệt được hai dung dịch HCl và NaCl?

A. HCl.                 B. Br2.                   C. AgNO3.            D. NaHCO3.

Lời giải chi tiết:

- Đáp án: D

- Giải thích:

+ NaHCO3 không phản ứng với NaCl

+ NaHCO3 phản ứng với HCl có hiện tượng sủi bọt khí:

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

Thông hiểu 23.18

Hai chất nào sau đây được cho vào muối ăn để bổ sung nguyên tố iodine?

A. I2, HI.              

B. HI, HIO3.         

C. KI, KIO3.         

D. I2, AlI3.

Lời giải chi tiết:

- Đáp án: C

Thông hiểu 23.19

Không sử dụng chai lọ thuỷ tinh mà thường dùng chai nhựa để chứa, đựng, bảo quản hydrohalic acid nào sau đây?

A. HF.                  

B. HCl.                

C. HBr.                

D. HI.

Lời giải chi tiết:

- Đáp án: A

- Giải thích: Do HF có khả năng ăn mòn thủy tinh

SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O

Vận dụng 23.20

Cho các phát biểu sau:

(a) Muối iodized dùng để phòng bệnh bướu cổ do thiếu iodine.

(b) Chloramine-B được dùng phun khử khuẩn phòng dịch Covid - 19

(c) Nước Javel được dùng để tẩy màu và sát trùng.

(d) Muối ăn là nguyên liệu sản xuất xút, chlorine, nước Javel.

Sổ phát biểu đúng là

A. 1.                     

B. 2.                     

C. 3.                     

D. 4

Phương pháp giải:

- Đáp án: D

- Giải thích: Chloramine-B (C6H6O2SNCl) là hợp chất hữu cơ chứa nguyên tử chlorine, dễ tác dụng với nước tạo thành hypochlorite có tác dụng diệt khuẩn mạnh:

C6H6O2SNCl + H2O → C6H6O2SNH + HClO

Vận dụng 23.21

Hydrochloric acid được dùng để đánh sạch lớp gỉ đồng màu xanh gồm hydroxide và muối carbonate của một tấm đồng trước khi sơn. Viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra. 

Phương pháp giải:

Các phản ứng xảy ra:

Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + H2O

CuCO3 + 2HCl → CuCl2 + CO2 + H2O

Vận dụng 23.22

Cho các dung dịch hydrofluoric acid, potassium iodide, sodium chloride, kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z. Khi dùng thuốc thử silicon dioxide và silver nitrate để nhận biết Y, Z thu được kết quả cho trong bảng sau:

Chất thử

Thuốc thử

Hiện tượng

Y

silicon dioxide

silicon dioxide bị hoà tan

Z

silver nitrate

có kết tủa màu vàng

Các dung dịch ban đầu được kí hiệu tương ứng là

A. Z, Y, X.           

B. Y, X, Z.           

C. Y, Z, X.           

D. X, Z, Y.

Lời giải chi tiết:

- Y hòa tan được silicon dioxide → Y là hydrofluoric acid

SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O

- Z tác dụng với silver nitrate → có kết tủa vàng → Z là potassium iodine

- Vậy X còn lại là sodium chloride

→ Đáp án: C

Vận dụng 22.23

Cho từ từ đến hết 10 g dung dịch X gồm NaF 0,84% và NaCl 1,17%, vào dung dịch AgNO3 dư, thu được m g kết tủa. Tính giá trị của m. 

Lời giải chi tiết:

- Có \({n_{NaCl}} = \frac{{10.1,17}}{{100.58,5}} = 0,002\)mol

- Xét phản ứng: NaCl + AgNO3 → AgCl$ + NaNO3

                        0,002               → 0,002                         (mol)

→ \({m_{ket\,tua}} = 0,002.143,5 = 0,287\)gam (AgF là muối tan)

Vận dụng 22.24

Trong công nghiệp, nước Javel được sản xuất bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl không sử dụng màng ngăn điện cực. Khi đó, Cl2 và NaOH tạo thành sẽ tiếp tục phản ứng với nhau.

Viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra khi sản xuất nước Javel. Xác định vai trò của NaCl và Cl2 trong mỗi phản ứng.

Lời giải chi tiết:

- Trong công nghiệp, quá trình điện phân dung dịch NaCl diễn ra như sau:

+ Giả sử quá trình điện phân có màng ngăn:

+ Khi điện phân không có màng ngăn thì NaOH sẽ tiếp tục phản ứng với Cl2:

2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O

→ Quá trình điện phân NaCl không màng ngăn:

 

 


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa 10 - Kết nối tri thức - Xem ngay

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.