B. Hoạt động thực hành - Bài 34 : Tính chất kết hợp của phép nhân. Nhân với số có tận cùng là chữ số 0


Giải Bài 34 : Tính chất kết hợp của phép nhân. Nhân với số có tận cùng là chữ số 0 phần hoạt động thực hành trang 84, 85 sách VNEN toán lớp 4 với lời giải dễ hiểu

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Không thực hiện phép tính, nối hai biểu thức có giá trị bằng nhau :

 

 

Phương pháp giải:

- Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân : Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không đổi.

a × b = b × a

- Áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân : Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba.

(a × b) × c = a ×  (b × c)

Lời giải chi tiết:

Câu 2

Tính bằng hai cách theo mẫu :

Mẫu :              3 × 5 × 2 = ?

Cách 1 :           3 × 5 × 2 = (3 × 5) × 2 = 15 × 2 = 30.

Cách 2 :           3 × 5 × 2 = 3 × (5 × 2) = 3 × 10 = 30.

a) 4 × 5 × 3                       b) 5 × 2 × 6

    2 × 5 × 4                           7 × 4 × 5

Phương pháp giải:

Cách 1 : Áp dụng công thức :  a × b × c = (a × b) × c.

Cách 2 : Áp dụng công thức :  a × b × c = a × (b × c).

Lời giải chi tiết:

a) • 4 × 5 × 3 

Cách 1 :  4 × 5 × 3 = (4 × 5) × 3 = 20 × 3 = 60

Cách 2 :  4 × 5 × 3 = 4 × (5 × 3) = 4 × 15 = 60

   • 2 × 5 × 4

Cách 1 : 2 × 5 × 4 = (2 × 5) × 4 = 10 × 4 = 40

Cách 2 : 2 × 5 × 4 = 2 × (5 × 4) = 2 × 20 = 40

b) • 5 × 2 × 6

Cách 1 : 5 × 2 × 6 = (5 × 2) × 6 = 10 × 6 = 60

Cách 2 : 5 × 2 × 6 = 5 × (2 × 6) = 5 × 12 = 60

    • 7 × 4 × 5

Cách 1 : 7 × 4 × 5 = (7 × 4) × 5 = 28 × 5 = 140

Cách 2 : 7 × 4 × 5 = 7 × (4 × 5) = 7 × 20 = 140

Câu 3

Tính bằng cách thuận tiện nhất :

a) 17 × 5 × 2                    b) 2 × 36 × 5

    123 × 20 × 5                     50 × 71 × 2

    50 × 2 × 41                       5 × 7 × 4 × 2

Phương pháp giải:

Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân để nhóm các số có tích là 10, 100, … lại với nhau.

Lời giải chi tiết:

Câu 4

Tính :

a) 28 × 40                             b)  450 × 80

    15 × 300                                510 × 200

Phương pháp giải:

a) Thực hiện phép tính 28 × 4 = 112.

    Viết thêm một chữ số 0 vào bên phải 112 ta được 1120.

    Ta có : 28 × 40 = 1120.

Các câu khác làm tương tự.

Lời giải chi tiết:

a) Thực hiện phép tính 28 × 4 = 112.

    Viết thêm một chữ số 0 vào bên phải 112 ta được 1120.

    Ta có : 28 × 40 = 1120.

• Thực hiện phép tính 15 × 3 = 45.

    Viết thêm hai chữ số 0 vào bên phải 45 được 4500.

    Ta có :  15 × 300 = 4500

b) Thực hiện phép tính 45 × 8 = 360.

    Viết thêm hai chữ số 0 vào bên phải 360 ta được 36 000.

    Ta có : 450 × 80 = 36 000.

• Thực hiện phép tính 51 × 2 = 102.

    Viết thêm ba chữ số 0 vào bên phải 102 được 102 000.

    Ta có :  510 × 200 = 102 000.

Vậy ta có kết quả như sau :

28 × 40 = 1120          450 × 80 = 36 000

15 × 300 = 4500        510 × 200 = 102 000

Câu 5

Giải bài toán sau bằng hai cách

Có 8 ô tô chở hàng. Mỗi ô tô chở 4 kiện hàng. Mỗi kiện hàng chứa 25 ấm điện. Hỏi 8 ô tô đó chở bao nhiêu ấm điện ?

Phương pháp giải:

Cách 1 :

- Tìm số kiện hàng 8 ô tô chở được =  số kiện hàng 1 ô tô chở được × 8.

- Tìm số ấm điện 8 ô tô chở được = số ấm điện có trong 1 kiện hàng × số kiện hàng 8 ô tô chở được.

Cách 2 :

- Tìm số ấm điện mỗi ô tô chở được = số ấm điện có trong 1 kiện hàng × số kiện hàng 1 ô tô chở được.

- Tìm số ấm điện 8 ô tô chở được = số ấm điện mỗi ô tô chở được × 8.

Lời giải chi tiết:

Cách 1 :

8 ô tô chở số kiện hàng là :

8 × 4 = 32 (kiện hàng)

8 ô tô chở số ấm điện là :

25 × 32 = 800 (ấm điện)

Đáp số: 800 ấm điện.

Cách 2 :

Mỗi ô tô chở số ấm điện là :  

25 × 4 = 100 (ấm điện)

8 ô tô chở số ấm điện là :

100 × 8 = 800 (ấm điện)

Đáp số: 800 ấm điện.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.8 trên 92 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán lớp 4 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh lớp 5 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp con lớp 5 học tốt từ cơ bản đến nâng cao, bứt phá điểm 9,10. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.