Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Bình Chánh

Tải về

Giải chi tiết đề thi kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2019 - 2020 trường THPT Bình Chánh với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

 

TRƯỜNG THPT BÌNH CHÁNH

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2019 – 2020

Môn: Ngữ văn – Lớp 11

Thời gian làm bài: 90 phút

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2025

 

Họ và tên thí sinh:………………………………….. Lớp: ……….. Số báo danh: ………………….

I. ĐỌC HIỂU (4.0): Đọc hiểu văn bản và thực hiện các yêu cầu:

…Trái đất rộng giàu sang bao thứ tiếng

Cao quý thâm trầm rực rỡ vui tươi

Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người

Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ.

 

Buồm lộng sóng xô, mai về trúc nhớ

Phá cũi lồng vời vợi cánh chim bay

Tiếng nghẹn ngào như đời mẹ đắng cay

Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt.

 

Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết

Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi

Như vị muối chung lòng biển mặn

Như dòng sông thương mến chảy muôn đời.

(Lưu Quang Vũ – Thơ Việt Nam thế kỉ XX, NXB GD, 2014, Tr.901)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?

Câu 2. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của một phép tu từ trong khổ 1.

Câu 3. Đoạn thơ trên thể hiện nội dung gì?

Câu 4. Theo anh chị tác giả gửi gắm thông điệp gì từ đoạn thơ trên? (trình bày bằng đoạn văn 12 – 15 dòng)

II. LÀM VĂN (6.0 điểm)

     Cảm nhận của anh chị về hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM

I.ĐỌC HIỂU

Câu 1:

*Phương pháp: Đọc, hiểu

*Cách giải:

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là phương thức biểu cảm.

Câu 2:

*Phương pháp: Đọc, hiểu

*Cách giải:

- Một phép tu từ trong khổ thơ 1: so sánh tiếng Việt “Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ”.

- Tác dụng: biện pháp tu từ so sánh làm cho đoạn thơ giàu giá trị biểu đạt, tăng sức gợi hình, gợi cảm. Qua đó, so sánh tiếng Việt với “tiếng sáo”, với “dây đàn máu nhỏ” cho ta thấy sự quý giá, âm thanh đặc sắc của tiếng Việt, Tiếng Việt mang cả văn hóa, cả máu xương của dân tộc.

Câu 3:

*Phương pháp: Đọc, hiểu

*Cách giải:

- Đoạn thơ trên nói về sự giàu đẹp của tiếng Việt và tình cảm yêu mến, trân trọng của tác giả dành cho ngôn ngữ dân tộc.

Câu 4:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập đoạn văn.

+ Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Yêu cầu nội dung:

+ Vận dụng kiến thức xã hội để thể hiện rõ ràng nhận xét, suy nghĩ của bản thân về những xúc cảm sâu sắc, chân thành mà nhà thơ đã bộc lộ trong đoạn trích.

+ Vận dụng các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ để trình bày đoạn văn nghị luận.

- Hướng dẫn cụ thể:

Tác giả gửi gắm tình yêu và sự trân trọng, tự hào, ca ngợi về tiếng mẹ đẻ.

* Giải thích: tiếng mẹ đẻ - là tiếng nói của cá nhân được thừa hưởng từ gia đình, quê hương nơi mình sinh ra.

* Phân tích, bàn luận vấn đề: thể hiện rõ ràng nhận xét, suy nghĩ của bản thân về những xúc cảm sâu sắc, chân thành những cảm xúc sâu sắc, chân thành mà nhà thơ đã bộc lộ trong đoạn trích.

* Liên hệ và bài học: rút ra liên hệ bản thân và bài học cụ thể.

II.LÀM VĂN

* Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

* Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

MB:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu nhân vật Huấn Cao

TB:

- Nguyên mẫu: Cao Bá Quát, nhân vật lỗi lạc thời trung đại

- Vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao:

* Huấn Cao là người nghệ sĩ tài hoa:

     + Là người có “tài viết chữ rất nhanh, rất đẹp”. Hơn thế mỗi con chữ của Huấn Cao còn chứa đựng khát vọng, hoài bão tung hoành cả đời người.

     + “Có được chữ ông Huấn là có được báu vật ở đời”.

→ Ca ngợi nét tài hoa của Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã thể hiện tư tưởng nghệ thuật của mình: kính trọng những con người tài hoa tài tử, trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ truyền của dân tộc

* Là anh hùng có khí phách hiên ngang

     + Thể hiện rõ nét qua các hành động: dỗ gông, thảm nhiên nhận rượu thịt

     + Trong mọi hoàn cảnh khí phách hiên ngang ấy vẫn không thay đổi

* Là người có thiên lương trong sáng, nhân cách cao cả

     + Quan niệm cho chữ: trừ chỗ tri kỉ ngoài ra không vì vàng bạc châu báu mà cho chữ

     + Đối với quản ngục:

      Khi chưa hiểu tấm lòng quản ngục Huấn Cao cho hắn là kẻ tiểu nhân tỏ ra khinh biệt.

      Khi nhận ra tấm lòng quản ngục Huấn Cao không những cho chữ mà còn coi quản ngục là tri âm tri kỉ.

      Huấn Cao là hình tượng của vẻ đẹp uy nghi giữa tài và tâm của người nghệ sĩ, của bậc anh hùng tuy thất thế nhưng vẫn hiên ngang.

* Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

- Đặt nhân vật vào tình huống truyện độc đáo, bộc lộ vẻ đẹp nhân vật.

- Khắc họa nhân vật mang nhiều dấn ấn của chũ nghĩa lãng mạn. Huấn Cao cũng giống như phần lớn các nhân vật trong truyện của Nguyễn Tuân. Họ là những tài hoa, tài tử, có tính cách, phẩm chất phi thường.

- Thủ pháp cường điệu, phóng đại, đối lập.

- Ngôn ngữ giàu chất tạo hình, nhiều từ Hán việt, cổ kính, gợi lại không khí, khẩu khí của thời đã qua.

KB: Nêu cảm nhận chung.

 

 

                          Loigiaihay.com


Bình chọn:
4 trên 8 phiếu
Tải về

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 11 - Xem ngay

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.