Giải đề thi học kì 1 lý lớp 11 năm 2019 - 2020 trường THPT Tôn Đức Thắng


Giải chi tiết đề thi học kì 1 môn lý lớp 11 năm 2019 - 2020 trường THPT Tôn Đức Thắng với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Câu 1 : Công thức định luật Ôm cho toàn mạch là:

A. \({U_{AB}} = \xi  - rI\)

B. \(U = IR\)

C. \(I = \dfrac{\xi }{{R + r}}\)

D. \(\xi  = RI + rI\)

Câu 2 : Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch không tỉ lệ thuận với

A. thời gian dòng điện chạy qua mạch.

B. nhiệt độ của vật dẫn trong mạch.

C. hiệu điện thế hai đầu mạch.

D. cường độ dòng điện trong mạch.

Câu 3 : Ở \({20^0}C\) điện trở suất của bạc là \(1,{62.10^{ - 8}}\Omega .m\). Biết hệ số nhiệt điện trở của bạc là \(4,{1.10^{ - 3}}{K^{ - 1}}\) . Ở \(330K\) thì điện trở suất của bạc là

A.\(4,{151.10^{ - 8}}\Omega m\)

B.\(3,{679.10^{ - 8}}\Omega m\)

C. \(1,{866.10^{ - 8}}\Omega m\)

D. \(3,{812.10^{ - 8}}\Omega m\)

Câu 4 : Cường độ điện trường gây ra bởi điện tích \(Q = {5.10^{ - 9}}\left( C \right)\), tại một điểm trong chân không cách điện tích một khoảng \(10\left( {cm} \right)\) có độ lớn là:

A. \(E = 0,225\left( {V/m} \right)\)

B. \(E = 4500\left( {V/m} \right)\)

C. \(0,450\left( {V/m} \right)\)

D. \(E = 2250\left( {V/m} \right)\)

Câu 5 : Cho mạch điện gồm suất điện động và điện trở trong là \(E = 12V,r = 2\Omega \). Mạch ngoài gồm \({R_1} = 0,5\Omega \) nối tiếp với một biến trở \({R_2}\). Tính \({R_2}\) để công suất mạch ngoài cực đại?

A. \(2,5\Omega \)              B. \(1,5\Omega \)

C. \(0,5\Omega \)              D. \(1\Omega \)

Câu 6 : Bản chất dòng điện trong chất điện phân là

A. Dòng ion dương dịch chuyển thoe chiều điện trường.

B. Dòng ion âm dịch chuyển ngược chiều điện trường.

C. Dòng electron dịch chuyển ngược chiều điện trường.

D. Dòng ion dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau.

Câu 7 : Muốn mạ đồng một tấm sắt có diện tích tổng cộng \(20c{m^2}\), người ta dùng tấm sắt làm catot của một bình điện phân đựng dung dịch \(CuS{O_4}\) và anot là một thanh đồng nguyên chất, rồi cho dòng điện có cường độ \(I = 10A\) chạy qua trong thời gian \(2\) giờ \(40\) phút \(50\) giây. Tìm bề dày lớp đồng bám trên mặt tấm sắt. Cho biết đồng có \(A = 64\left( {g/mol} \right)\), \(n = 2\) và có khối lượng riêng \(\rho  = 8,{91.0^3}kg/{m^3}\).

A.\(1,8mm\)                      B. \(3,6mm\)

C. \(3mm\)                        D. \(1mm\)

Câu 8 : Một nguồn điện một chiều có suất điện động \(12V\) và điện trở trong \(2\Omega \) được nối với điện trở \(R = 10\Omega \) thành mạch điện kín. Bỏ qua điện trở của dây nối. Công suất tỏa nhiệt trên điện trở \(R\) là

A. 10W             B. 2W            C. 20W           D. 12W

Câu 9 :Một quạt điện được sử dụng dưới hiệu điện thế \(220V\) thì dòng điện chạy qua quạt có cường độ là \(5\left( A \right)\). Biết giá điện là 600 đồng/kWh. Tiền điện phải trả cho việc sử dụng quạt trong 30 ngày, mỗi ngày sử dụng 30 phút là

A. 12600 đồng                  B. 99000 đồng

C. 126000 đồng                D. 9900 đồng

Câu 10 : Hai điện tích \({q_1}\) và \({q_2}\) đẩy nhau, phát biểu nào sau đây là chính xác nhất?

A.\({q_1} < 0;{q_2} > 0.\)

B.\({q_1} > 0;{q_2} < 0.\)

C.\({q_1}{q_2} > 0.\)

D. \({q_1}{q_2} < 0\)

Câu 11. Các lực lạ bên trong của nguồn không có tác dụng:

A. Tạo ra và duy trì hiệu điện thế giữa 2 cực của nguồn điện.

B. Tạo ra sự tích điện khác nhau giữa 2 cực của nguồn điện.

C. Làm cho điện tích dương dịch chuyển ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện.

D. Tạo ra các điện tích mới cho nguồn điện.

Câu 12. Trong  có một điện lượng  di chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc một bóng đèn. Cường độ dòng điện qua đèn là

A. \(3,75A\)                    B. \(6A\)

C. \(2,66A\)                    D. \(0,375A\)

Câu 13. Cho một điện tích điểm \( - Q\); điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều

A. phụ thuộc độ lớn của nó.

B. hướng về phía nó.

C. phụ thuộc vào điện môi xung quanh.

D. hướng ra xa nó.

Câu 14. Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là \({U_{MN}} = 1\left( V \right)\). Công của điện trường làm dịch chuyển điện tích \(q =  - 1\left( C \right)\) từ M đến N là:

A.\(A =  - 1J\)

B. \(A =  - 1\left( {KJ} \right)\)

C. \(A =  + 1\left( {KJ} \right)\)

D.\(A =  + 1\left( J \right)\)

Câu 15. Cho bộ nguồn gồm 3 nguồn giống nhau ghép nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động \(1,5V\) và điện trở trong \(0,2\Omega \). Tìm suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn.

A. \(4,5V;0,6\Omega .\)

B.\(0,6V;4,5\Omega .\)

C.\(3V;0,4\Omega .\)

D. \(3V;0,6\Omega \)

Câu 16. Công của lực điện không phụ thuộc vào

A. cường độ của điện trường.

B. vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi.

C. hình dạng của đường đi.

D. độ lớn điện tích bị dịch chuyển.

Câu 17. Hiện tượng điện phân không được ứng dụng trong việc:

A. hàn kim loại              B. mạ điện

C. đúc điện                   D. luyện kim

Câu 18. Điều kiện để có dòng điện là

A. có điện tích tự do.

B. có nguồn điện.

C. có hiệu điện thế và điện tích tự do.

D. có hiệu điện thế.

Câu 19. Trên hình bên có vẽ một số đường sức của hệ thống hai điện tích điểm A và B.

Chọn kết luận đúng?

A. A là điện tích dương, B là điện tích âm.

B. A là điện tích âm, B là điện tích dương.

C. Cả A và B là điện tích âm.

D. Cả A và B là điện tích dương.

Câu 20. Dòng điện được định nghĩa là

A. là dòng chuyển dời có hướng của ion dương.

B. dòng chuyển dời có hướng của các điện tích.

C. dòng chuyển động của các điện tích.

D. là dòng chuyển dời có hướng của electron.

Câu 21. Để bóng đèn loại \(220V - 60W\) sáng bình thường ở mạng điện hiệu điện thế \(220V\) thì người ta phải mắc nối tiếp với bóng đèn một điện trở có giá trị

A.\(R = 200\Omega \)                       B.\(R = 100\Omega \)

C.\(R = 250\Omega \)                       D. \(R = 160\Omega \)

II. TỰ LUẬN (3 điểm)

ĐỀ 1

Câu 22: Nguyên nhân gây ra điện trở kim loại?

Câu 23: Cho mạch điện như hình vẽ:

 

\({E_1} = {E_2} = 3V\), \({r_1} = {r_2} = 0,5\Omega \); \({R_1} = 2\Omega ,{R_2} = 6\Omega ,{R_3} = 3\Omega \) . \({R_3}\) là bình điện phân có điện cực làm bằng Cu và dung dịch chất điện phân là \(CuS{O_4}\). Cho biết đồng có \(A = 64\left( {g/mol} \right)\); \(n = 2\)

a. Tìm số chỉ của Ampe kế

b. Tính lượng Cu bám vào Catot của bình điện phân \({R_3}\) sau 32 phút 10 giây.

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Thực hiện: Ban chuyên môn Loigiaihay.com

I.  TRẮC NGHIỆM

1.C

2.B

3.C

4.B

5.B

6.D

7.A

8.A

9.D

10.C

11.D

12.D

13.B

14.A

15.A

16.C

17.A

18.C

19.D

20.B

21.A

 

Câu 1 (NB):

Phương pháp:

Sử dụng biểu thức định luật Ôm cho toàn mạch

Cách giải:

Biểu thức định luật Ôm cho toàn mạch: \(I = \dfrac{\xi }{{R + r}}\)

Chọn C

Câu 2 (TH):

Phương pháp:

Vận dụng biểu thức tính điện năng tiêu thụ: \(A = {I^2}Rt\)

Cách giải:

Điện năng tiêu thụ không tỉ lệ thuận với nhiệt độ của vật dẫn trong mạch.

Chọn B

Câu 3 (VD):

Phương pháp:

Vận dụng biểu thức \(\rho  = {\rho _0}\left[ {1 + \alpha \left( {t - {t_0}} \right)} \right]\)

Cách giải:

Ta có;

\(\begin{array}{l}\rho  = {\rho _0}\left[ {1 + \alpha \left( {t - {t_0}} \right)} \right]\\ = 1,{62.10^{ - 8}}\left[ {1 + 4,{{1.10}^{ - 3}}\left( {330 - \left( {20 + 273} \right)} \right)} \right]\\ = 1,{866.10^{ - 8}}\left( {\Omega .m} \right)\end{array}\)

Chọn C

Câu 4 (VD):

Phương pháp:

Áp dụng biểu thức \(E = k\dfrac{{\left| Q \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\)

Cách giải:

Cường độ điện trường: \(E = k\dfrac{{\left| Q \right|}}{{{r^2}}} = {9.10^9}\dfrac{{{{5.10}^{ - 9}}}}{{0,{1^2}}} = 4500\left( {V/m} \right)\)

Chọn B

Câu 5 (VD):

Phương pháp:

+ Áp dụng biểu thức tính điện trở của mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp: \(R = {R_1} + {R_2}\)

+ Sử dụng biểu thức định luật Ôm cho toàn mạch: \(I = \dfrac{E}{{R + r}}\)

+ Sử dụng biểu thức tính công suất: \(P = {I^2}R\)

+ Áp dụng BĐT Cosi

Cách giải:

Ta có:

+ Điện trở tương đương mạch ngoài: \(R = {R_1} + {R_2} = 0,5 + {R_2}\)

+ Cường độ dòng điện trong mạch: \(I = \dfrac{E}{{R + r}} = \dfrac{{12}}{{0,5 + {R_2} + 2}}\)

+ Công suất mạch ngoài:

\(P = {I^2}R = \dfrac{{{{12}^2}}}{{{{\left[ {\left( {0,5 + {R_2}} \right) + 2} \right]}^2}}}\left( {0,5 + {R_2}} \right)\)

Đặt \(\left( {0,5 + {R_2}} \right) = X\) , ta có: \(P = \dfrac{{144}}{{{{\left( {X + 2} \right)}^2}}}X = \dfrac{{144}}{{{{\left( {\sqrt X  + \dfrac{2}{{\sqrt X }}} \right)}^2}}}\)

\({P_{max}}\) khi \({\left( {\sqrt X  + \dfrac{2}{{\sqrt X }}} \right)^2}_{\min }\)

Ta có \({\left( {\sqrt X  + \dfrac{2}{{\sqrt X }}} \right)^2} \ge 8\)

Dấu ‘=” xảy ra khi

\(\begin{array}{l}\sqrt X  = \dfrac{2}{{\sqrt X }} \Rightarrow X = 2\\ \Rightarrow 0,5 + {R_2} = 2\\ \Rightarrow {R_2} = 1,5\Omega \end{array}\)

Chọn B

Câu 6 (NB):

Phương pháp:

Sử dụng định nghĩa về dòng điện trong chất điện phân.

Cách giải:

Bản chất dòng điện trong chất điện phân là dòng iong dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau.

Chọn D

Câu 7 (VD):

Phương pháp:

+ Sử dụng biểu thức định luật II Fa-ra-day: \(m = \dfrac{1}{F}\dfrac{A}{n}It\)

+ Vận dụng biểu thức: \(m = \rho V\)

+ Sử dụng biểu thức tính thể tích: \(V = hS\)

Cách giải:

Ta có:

+ Khối lượng đồng bám trên mặt tấm sắt là:

\(\begin{array}{l}m = \dfrac{1}{F}\dfrac{A}{n}It\\ = \dfrac{1}{{96500}}\dfrac{{64}}{2}.10.\left( {2.60.60 + 40.60 + 50} \right)\\ = 32g\end{array}\)

+ Lại có: \(m = \rho V = \rho hS\)

\( \Rightarrow \) Bề dày lớp đồng bám trên mặt tấm sắt:

\(h = \dfrac{m}{{\rho S}} = \dfrac{{{{32.10}^{ - 3}}}}{{8,{{9.10}^3}{{.20.10}^{ - 4}}}} \\= 1,{8.10^{ - 3}}m = 1,8mm\)

Chọn A

Câu 8 (VD):

Phương pháp:

+ Áp dụng biểu thức định luật Ôm cho toàn mạch: \(I = \dfrac{E}{{R + r}}\)

+ Sử dụng biểu thức tính cống suất tỏa nhiệt: \(P = {I^2}R\)

Cách giải:

Ta có:

+ Cường độ dòng điện trong mạch: \(I = \dfrac{E}{{R + r}} = \dfrac{{12}}{{10 + 2}} = 1A\)

+ Công suất tỏa nhiệt trên điện trở R: \(P = {I^2}R = {1^2}.10 = 10W\)

Chọn A

Câu 9 (VD):

Phương pháp:

Sử dụng biểu thức tính điện năng tiêu thụ: \(A = UIt\)

Cách giải:

Ta có:

+ Điện năng quạt điện tiêu thụ mỗi ngày là: \({A_1} = UIt = 220.5.\dfrac{1}{2} = 550Wh\)

+ Điện năng mà quạt điện tiêu thụ trong 30 ngày là: \(A = 30{A_1} = 16500Wh = 16,5kWh\)

\( \Rightarrow \) Tiền điện phải trả cho việc sử dụng quạt trong 30 ngày là: \(16,5.600 = 9900\) đồng

Chọn D

Câu 10 (TH):

Phương pháp:

Vận dụng sự tương tác giữa các điện tích:

+ Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau

+ Hai điện tích khác dấu thì hút nhau

Cách giải:

Ta có, 2 điện tích cùng dấu \(\left( {{q_1}{q_2} > 0} \right)\) thì đẩy nhau.

Chọn C

Câu 11 (TH):

Phương pháp:

Vận dụng lý thuyết về nguồn điện

Cách giải:

Các lực lạ bên trong nguồn điện không có tác dụng tạo ra các điện tích mới cho nguồn điện.

Chọn D

Câu 12 (VD):

Phương pháp:

Sử dụng biểu thức: \(I = \dfrac{q}{t}\)

Cách giải:

Cường độ dòng điện qua đèn: \(I = \dfrac{q}{t} = \dfrac{{1,5}}{4} = 0,375A\)

Chọn D

Câu 13 (NB):

Phương pháp:

Vận dụng lí thuyết về chiều véc tơ cường độ điện trường do điện tích điểm Q gây ra

Cách giải:

Ta có điện tích \(Q < 0\)

\( \Rightarrow \) Điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều hướng về phía nó.

Chọn B

Câu 14 (VD):

Phương pháp:

Sử dụng biểu thức tính công: \(A = qEd = qU\)

Cách giải:

Công của điện trường làm dịch chuyển điện tích q là: \(A = qU = \left( { - 1} \right).1 =  - 1J\)

Chọn A

Câu 15 (VD):

Phương pháp:

Vận dụng các biểu thức của bộ nguồn mắc nối tiếp: \(\left\{ \begin{array}{l}{E_b} = {E_1} + {E_2} + ...\\{r_b} = {r_1} + {r_2} + ...\end{array} \right.\)

Cách giải:

Ta có:

+ Suất điện động của bộ nguồn: \({E_b} = {E_1} + {E_2} + {E_3} = 3E = 3.1,5 = 4,5V\)

+ Điện trở trong của bộ nguồn: \({r_b} = {r_1} + {r_2} + {r_3} = 3r = 3.0,2 = 0,6\Omega \)

Chọn A

Câu 16 (TH):

Phương pháp:

Sử dụng lí thuyết về công của lực điện

Cách giải:

Công của lực điện không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối.

Chọn C

Câu 17 (TH):

Phương pháp:

Sử dụng ứng dụng của điện phân

Cách giải:

Hiện tượng điện phân không được ứng dụng trong việc hàn kim loại.

Chọn A

Câu 18 (NB):

Phương pháp:

Vận dụng định nghĩa về dòng điện

Cách giải:

Điều kiện để có dòng điện là có hiệu điện thế và điện tích tự do.

Chọn C

Câu 19 (TH):

Phương pháp:

Sử dụng tính chất của đường sức từ: Đi ra từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm hoặc vô cực.

Cách giải:

Từ hình, ta thấy các đường sức tư có hướng đi ra khỏi 2 điện tích

\( \Rightarrow \) Cả hai điện tích là điện tích dương.

Chọn D

Câu 20 (NB):

Phương pháp:

Sử dụng định nghĩa về dòng điện

Cách giải:

Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích.

Chọn B

Câu 21 (VD):

Phương pháp:

+ Sử dụng biểu thức tính cường độ dòng điện: \(I = \dfrac{P}{U}\)

+ Áp dụng biểu thức tính điện trở của mạch mắc nối tiếp: \(R = {R_1} + {R_2}\)

Cách giải:

+ Ta có, cường độ dòng điện định mức của đèn \({I_{dm}} = \dfrac{{{P_{dm}}}}{{{U_{dm}}}} = \dfrac{{60}}{{120}} = 0,5A\)

+ Để đèn sáng bình thường cần mắc nối tiếp với 1 điện trở sao cho hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở: \(U' = U - {U_{dm}} = 220 - 120 = 100V\)

Giả trị của điện trở khi đó: \(R = \dfrac{{U'}}{I} = \dfrac{{100}}{{0,5}} = 200\Omega \)

Chọn A

II. TỰ LUẬN

Câu 22 (NB)

Phương pháp:

Xem lí thuyết về điện trở của kim loại SGK VL11 trang 76

Cách giải:

Nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại hay gây nên sự cản trở chuyển động của các electron tự do trong kim loại là do sự mất trật tự của mạng tinh thể (sự chuyển động nhiệt của ion, sự méo mạng và nguyên tử tạp chất lần vào)

Câu 23 (VD)

Phương pháp:

a. 

+ Sử dụng biểu thức của bộ nguồn mắc nối tiếp: \(\left\{ \begin{array}{l}{E_b} = {E_1} + {E_2}\\{r_b} = {r_1} + {r_2}\end{array} \right.\)

+ Sử dụng biểu thức tính điện trở tương đương của mạch có các điện trở mắc song song: \(\dfrac{1}{R} = \dfrac{1}{{{R_1}}} + \dfrac{1}{{{R_2}}}\) 

+ Sử dụng biểu thức tính điện trở tương đương của mạch có các điện trở mắc nối tiếp: \(R = {R_1} + {R_2}\)

+ Áp dụng biểu thức định luật ôm cho toàn mạch: \(I = \dfrac{E}{{R + r}}\)

b. Sử dụng biểu thức định luật II Fa-ra-day: \(m = \dfrac{1}{F}\dfrac{A}{n}It\)

Cách giải:

a.

+ Suất điện động của bộ nguồn: \({E_b} = {E_1} + {E_2} = 3 + 3 = 6V\)

+ Điện trở trong của bộ nguồn: \({r_b} = 0,5 + 0,5 = 1\Omega \)

 Mạch gồm: \({R_1}nt\left( {{R_2}//{R_3}} \right)\)

\({R_{23}} = \dfrac{{{R_2}{R_3}}}{{{R_2} + {R_3}}} = \dfrac{{6.3}}{{6 + 3}} = 2\Omega \)

Điện trở tương đương mạch ngoài: \(R = {R_{23}} + {R_1} = 2 + 2 = 4\Omega \)

+ Cường độ dòng điện trong mạch: \(I = \dfrac{{{E_b}}}{{R + {r_b}}} = \dfrac{6}{{4 + 1}} = 1,2A\)

Số chỉ của ampe kế chính là giá trị của cường độ dòng điện trong mạch \(I = 1,2A\)

b.

\({U_{12}} = I{R_{12}} = 1,2.2 = 2,4V\)

Cường độ dòng điện qua bình điện phân: \({I_p} = \dfrac{{{U_p}}}{{{R_3}}} = \dfrac{{{U_{12}}}}{{{R_3}}} = \dfrac{{2,4}}{3} = 0,8A\)

Lượng Cu bám vào Catot của bình điện phân sau \(t = 32'10s = 1930s\) là:

\(\begin{array}{l}m = \dfrac{1}{F}\dfrac{A}{n}{I_p}t\\ = \dfrac{1}{{96500}}\dfrac{{64}}{2}.0,8.1930\\ = 0,512g\end{array}\)

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lí lớp 11 - Xem ngay

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.