SBT Văn 8 - giải SBT Ngữ văn 8 - Cánh diều Bài 1: Truyện ngắn - SBT Ngữ văn 8 Cánh diều

Giải Bài tập đọc hiểu: Người mẹ vườn cau trang 11 sách bài tập Ngữ văn 8 - Cánh diều


Nêu một số thông tin về nhà văn Nguyễn Ngọc Tư mà em tìm hiểu được. Theo em, những thông tin nào là cần thiết để hiểu văn bản Người mẹ vườn cau?

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 11, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Nêu một số thông tin về nhà văn Nguyễn Ngọc Tư mà em tìm hiểu được. Theo em, những thông tin nào là cần thiết để hiểu văn bản Người mẹ vườn cau?


Phương pháp giải:

Tìm hiểu thông tin về nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.


Lời giải chi tiết:

Nguyễn Ngọc Tư (sinh năm 1976 tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) là một nhà văn, thành viên Hội nhà văn Việt Nam. Năm 2018, cô được trao Giải thưởng Văn học Liberaturpreis 2018 do Litprom (Hiệp hội quảng bá văn học châu Á, châu Phi, Mỹ Latin ở Đức) bình chọn, dựa trên việc xem xét các bản dịch tiếng Đức tác phẩm nổi bật của các tác giả nữ đương đại tiêu biểu trong khu vực. Giải thưởng được trao hàng năm nhằm vinh danh các tác giả nữ đến từ châu Á, Phi, Mỹ Latin, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và vùng Caribe.


Câu 2

Câu 2 (trang 11, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Theo em, cốt truyện Người mẹ vườn cau thuộc dạng nào dưới đây?


Phương pháp giải:

Xem kĩ nội dung Kiến thức ngữ văn Bài 1

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Câu 3

Câu 3 (trang 11, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Ngôi kể ấy có tác dụng như thế nào?


Phương pháp giải:

 Đọc kĩ văn bản.


Lời giải chi tiết:

 Truyện được kể theo ngôi thứ nhất. Cách kể này giúp người kể  thể hiện được những cảm xúc, cách nhìn cùng tiếng nói nội tâm của nhân vật. Qua đó người đọc có thể cảm nhận rõ và hiểu hơn về cảm xúc của nhân vật.


Câu 4

Câu 4 (trang 11, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Cốt truyện của văn bản Người mẹ vườn cau có gì đáng chú ý?


Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Cốt truyện của văn bản này không giống các truyện ngắn thông thường. Truyện được kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật tôi. Mở đầu tác phẩm tác giả đã nhắc đến việc làm văn về mẹ, với đề bài mở nhưng nhân vật “tôi” vẫn không thể nghĩ ra không nên bắt đầu như nào. Sau đó nhân vật bắt đầu dòng hồi tưởng về người bà. Cuối cùng kết truyện bài văn của nhân vật tôi tuy 4 điểm nhưng không hề buồn vì tả về mẹ đâu chỉ bằng vài câu.


Câu 5

Câu 5 (trang 11, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Hình ảnh "người mẹ vườn cau" đã được tái hiện với những chi tiết tiêu biểu nào? Em ấn tượng với chi tiết nào nhất? Vì sao?


Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản.


Lời giải chi tiết:

- Hình ảnh “người mẹ vườn cau” đã được tái hiện với những chi tiết tiêu biểu:

+ Nhà của nội vườn cau nhỏ xíu, mái lá dột tong tong, nội gầy gò, đón các con và cháu bằng nụ cười phô cả lợi.

+ Ba con nhân vật tôi về nhà nội hôm giỗ chú Sơn, con trai của nội, là đồng chí của ba. Cơm giỗ nội làm rất đơn giản, có canh chua cá rô đồng, mắm kho, bông súng nhưng rất ngon và ấm áp tình cảm.

+ Có rất nhiều các chú, các bác cũng đến sau ba con "tôi", ai cũng gọi nội vườn cau là má, "tôi" hỏi ba sao nội đông con như vậy

+ Tôi được nội bế ngồi võng và dắt ra vườn chơi, còn bố và mọi người ngồi nhậu, ôn lại chuyện cũ

+ Đêm đó được nghe và biết chuyện của bà, tôi đã bảo bố rằng mình muốn ngủ với bà

+ Lần nào ba con "tôi" về thăm, bà cũng sắp cho quà trái mang về

- Chi tiết ấn tượng: lần nào hai ba con "tôi" về chơi, nội cũng sắp cho quà trái mang về → chi tiết thể hiện tình cảm của nội dành cho các con, các cháu, tuy không phải ruột thịt, nhưng nội vườn cau lại dành tình yêu thương vô bờ của một người mẹ, một người bà cho con cháu.


Câu 6

Câu 6 (trang 11, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Bà nội dẫn tôi ra vườn, cái nắng sau mưa nồng ngả vàng pha sắc đỏ, những giọt nước còn đọng lại trên tán lá non. Ở đây cái gì cũng chín, từ trái mít, trái đu đủ, trái chanh, đến cả buồng cau. Trái chín đỏ lừ bên hông cau trắng muốt, tóc Nội cũng trắng phau phau, bà nắm tay tôi, bàn tay bà nhăn nheo, gân guốc. Đêm hôm ấy bà mắc mùng cho tôi ngủ, giường lạ ngủ không được. Ba kể hồi trước, ba cùng hai chú ở trên bàn thờ là đồng chí của nhau, các chú ấy hiên ngang và anh dũng lắm, ba bảo Nội là một bà mẹ anh hùng. Tôi hơi bất ngờ, lẽ ra anh hùng phải là cao to, đẹp khỏe chứ!

- Vậy Nội có súng không ba?

- Nội bán ve chai.

- Bán ve chai cũng là anh hùng hở ba?

- Ừ Nội gánh giỏ đi đầu làng cuối xóm. Nội đưa thư cho ba, Nội mang thức ăn, tin tức.

Ba vuốt đầu tôi, cái tay nặng chịch.

- Giá mà các chú ấy còn sống, bây giờ Nội đã có cháu, đâu phải sống một mình.

Tôi nghe gai gai người, nhớ cái dáng còm cõi, nụ cười phúc hậu, đôi mắt già nua nheo nheo. Trông ra ngoài, thấy bóng còng còn in trên vách, tôi nhổm dậy, "con ra ngủ với bà nghe ba".

(Trích Người mẹ vườn cau - Nguyễn Ngọc Tư)

a. Dựa vào đoạn trích trên, hãy cho biết: "Người mẹ vườn cau" là ai? 

b. "Ở đây cái gì cũng chín...". Vì sao trong các thứ "chín" ấy, có cả "tóc nội cũng trắng phau phau". Em hiểu nghĩa của từ "chín" ở câu này là gì? 

c. Người kể đã hiểu nhầm từ "anh hùng" như thế nào? Em hiểu vì sao bà mẹ vườn cau lại là một anh hùng? 


Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn bản và trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

a. "Người mẹ vườn cau" là một người phụ nữ bán ve chai nhưng là bà mẹ anh hùng. Bà mẹ ấy đã từng gánh giỏ đi đầu làng cuối xóm, đưa thư, mang thức ăn, tin tức,... cho các chiến sĩ bộ đội Giải phóng. 

b. "Ở đây cái gì cũng chín...". Trong các thứ "chín" ấy, có cả "tóc nội cũng trắng phau phau". Nghĩa của từ "chín" ở đây cần được hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa bóng không chỉ là trái chín mà còn chỉ giai đoạn cuối, thời điểm sự vật đã phát triển đầy đủ và sung mãn nhất,... Vì thế, bên cạnh "trái chín đỏ lừ bên hông cau trắng muốt" là "tóc nội cũng trắng phau phau".

c. 

- Anh hùng là những con người sống và thực hiện những hành động dựa trên lý tưởng của bản thân và kì vọng của mọi người. Là những người không ngại khó khăn, thử thách, nghịch cảnh mà luôn luôn làm những điều tốt đẹp hướng tới xã hội và cộng đồng.

- Anh hùng về danh từ có thể hiểu là người lập nên công trạng to lớn với nhân dân đất nước hoặc có những hành động hoặc bản lĩnh phi thường; về động từ chỉ các hành động anh hùng. Từ anh hùng được sử dụng với nghĩa tốt để tuyên dương các cá nhân, tập thể hoặc hành động nào đó.

- Bà mẹ vườn cau là anh hùng vì người phụ nữ trong chiến tranh rất hiên ngang, bất khuất và chịu nhiều hi sinh. Họ tiễn chồng, con lên đường ra trận và là hậu phương vững chắc cho những người lính trên chiến trường.



Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3 bước: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.