Giải bài tập 5 trang 6 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức


Người kể chuyện xưng “tôi” đã bày tỏ sự đồng cảm như thế nào với “nỗi buồn chiến tranh" của nhân vật Kiên?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đọc lại văn bản Nỗi buồn chiến tranh trong SGK Ngữ văn 12, tập một (tr. 23 - 24), đoạn từ "Nhưng chúng tôi còn có chung" đến "trong trắng và chân thành.” và trả lời các câu hỏi:

Câu 1

Người kể chuyện xưng “tôi” đã bày tỏ sự đồng cảm như thế nào với “nỗi buồn chiến tranh" của nhân vật Kiên?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Chú ý các chi tiết thể hiện sự đồng cảm

Lời giải chi tiết:

Do đều trải qua những nỗi buồn, đau đớn trong chiến tranh. Có chung một nỗi buồn nhưng có lẽ nỗi buồn của Kiên lại nặng nề hơn nhiều so với “tôi”. Người kể chuyện mừng cho anh thậm chí là ghen tỵ với anh vì anh được vĩnh viễn sống trong những tháng ngày của tuổi trẻ, trở lại với tình yêu, tình bạn trong trắng và chân thành kể cả còn khó khăn, gian khổ.

Câu 2

Nêu cách hiểu của bạn về ý nghĩ sau đây của nhân vật “tôi”: “Chính nhờ nỗi buồn mà chúng tôi đã thoát khỏi chiến tranh, thoát khỏi bị chôn vùi trong cảnh chém giết triền miên, trong cảnh khốn khổ của những tay súng, những đầu lê, trong ám ảnh bạo lực và bạo hành, để bước trở lại con đường riêng của mỗi cuộc đời”. Theo bạn, ở đoạn giới thiệu về tác phẩm trong SGK (tr. 24), có câu nào liên quan đến ý nghĩ này?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ ý nghĩ 

Nêu quan điểm của bản thân

Lời giải chi tiết:

Theo em, nhân vật “tôi” và kiên đều có chung một nỗi buồn, một nỗi buồn cao cả thậm chí còn giúp họ thoát khỏi những hiểm cảnh của chiến tranh tàn ác. Đó chính là nỗi buồn về những mất mát, hi sinh, buồn vì những kỉ niệm thời son trẻ, tươi sáng chỉ còn trong tiềm thức, buồn vì cuộc sống thời bình chẳng sung sướng và cũng đầy tội lỗi. 

  Ở đây, câu nói trong đoạn giới thiệu về tác phẩm có liên quan đến ý nghĩa này: Đời sống nội tâm của một nhân vật luôn tự cật vấn đến đau đớn về tâm thế tồn tại trong cuộc đời, về thân phận của tình yêu, về chiến tranh như một môi trường thử thách khốc liệt đối với nhân tính. 

Câu 3

 Người kể chuyện xưng “tôi” biết rõ nỗi buồn chiến tranh nặng nề của Kiên mà vẫn nói rằng Kiên có niềm lạc quan đáng phải ghen tị. Cần giải đáp như thế nào về nghịch lí này?

Phương pháp giải:

Đọ kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

   Nhân vật “tôi”, từ sự thấu hiểu, tri âm và đồng điệu với những trang bản thảo của Kiên, và thực sự đã hiểu con người anh. Bởi không phải những người lính nào khi bước vào thời bình, nhớ về quá khứ mà chỉ cảm thấy tội lỗi, đau thương. Họ ghen tỵ với Kiên bởi sự lạc quan khi quay ngược về thời chiến, sống mãi cùng những tháng ngày đau thương nhưng huy hoàng, ngày mà tất cả đều nhiệt huyết cháy bỏng, chịu đựng tất cả và hi sinh.

Câu 4

Qua đoạn văn bản này, bạn hiểu như thế nào về ý nghĩa của một câu xuất hiện ở phần một của văn bản: "Kiên tin rằng anh đã phục sinh, nhưng là một sự phục sinh lùi về sâu xa."?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, chú ý tâm trạng của nhân vật Kiên

Nêu quan điểm của bản thân

Lời giải chi tiết:

Bởi cuộc sống thời bình của Kiên hoàn toàn vô nghĩa, và dường như nó không còn dành cho anh. Chúng ta tưởng Kiên đã được sống lại trong một cuộc đời mới, nhưng đó là bánh quay thời gian đang dần quay ngược, làm sống lại trong tâm trí những kí ức đã qua, làm nó trỗi dậy và tồn tại mãi mãi. 

Câu 5

Nỗi buồn đậm đặc trong tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh phải chăng phản ánh cái nhìn một chiều của tác giả về hiện thực cuộc sống? Đoạn văn bản này có thể giúp bạn giải đáp vấn đề vừa nêu như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, liên hệ với thực tế cuộc sống

Lời giải chi tiết:

Nỗi buồn đậm đặc trong tác phẩm phán ánh cái nhìn chủ quan nhưng đa chiều của tác giả về hiện thực cuộc sống. 

    Người kể chuyện trong đoạn văn bản xưng “tôi”, tạo nên cách dịch chuyển trong vai trò, thể hiện lối đi riêng đầy sáng tạo của nhà văn và tạo nên cái nhìn đa chiều về nhân vật Kiên. Và “tôi” cũng là người duy nhất hiểu và đến với những trang bản thảo của anh. 


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 12 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí