

Giải bài tập 1.10 trang 20 SGK Toán 9 tập 1 - Kết nối tri thức>
Cho hai phương trình: (begin{array}{l} - 2x + 5y = 7;,,,,,,,,,,,,,,,left( 1 right)4x - 3y = 7.,,,,,,,,,,,,,,,,,,left( 2 right)end{array}) Trong các cặp số (left( {2;0} right),left( {1; - 1} right),left( { - 1;1} right),left( { - 1;6} right),left( {4;3} right)) và (left( { - 2; - 5} right),) cặp số nào là: a) Nghiệm của phương trình (1) b) Nghiệm của phương trình (2) c) Nghiệm của phương trình (1) và phương trình (2)?
Tổng hợp Đề thi vào 10 có đáp án và lời giải
Toán - Văn - Anh
Đề bài
Cho hai phương trình:
\(\begin{array}{l} - 2x + 5y = 7;\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\\4x - 3y = 7.\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 2 \right)\end{array}\)
Trong các cặp số \(\left( {2;0} \right),\left( {1; - 1} \right),\left( { - 1;1} \right),\left( { - 1;6} \right),\left( {4;3} \right)\) và \(\left( { - 2; - 5} \right),\) cặp số nào là:
a) Nghiệm của phương trình (1)
b) Nghiệm của phương trình (2)
c) Nghiệm của phương trình (1) và phương trình (2)?
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Nếu thay \(x = {x_0};y = {y_0}\) vào phương trình \(ax + by = c\) thì ta có \(a{x_0} + b{y_0} = c\) là một khẳng định đúng thì \(\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) là nghiệm của phương trình \(ax + by = c.\)
Lời giải chi tiết
a) Thay \(x = 2;y = 0\) vào phương trình (1) ta có \( - 2.2 + 5.0 = -4 \ne 7\) nên \(\left( {2;0} \right)\) không là nghiệm của phương trình (1).
Thay \(x = 1;y = - 1\) vào phương trình (1) ta có \( - 2.1 + 5.\left( { - 1} \right) = -7 \ne 7\) nên \(\left( {1; - 1} \right)\) không là nghiệm của phương trình (1).
Thay \(x = - 1;y = 1\) vào phương trình (1) ta có \( - 2.\left( { - 1} \right) + 5.1 = 7\) nên \(\left( { - 1;1} \right)\) là nghiệm của phương trình (1).
Thay \(x = - 1;y = 6\) vào phương trình (1) ta có \( - 2.\left( { - 1} \right) + 5.6 = 32 \ne 7\) nên \(\left( { - 1;6} \right)\) không là nghiệm của phương trình (1).
Thay \(x = 4;y = 3\) vào phương trình (1) ta có \( - 2.4 + 5.3 = 7\) nên \(\left( {4;3} \right)\) là nghiệm của phương trình (1).
Thay \(x = - 2;y = - 5\) vào phương trình (1) ta có \( - 2.\left( { - 2} \right) + 5.\left( { - 5} \right) = - 21 \ne 7\) nên \(\left( { - 2; - 5} \right)\) không là nghiệm của phương trình (1).
Vậy \(\left( { - 1;1} \right),\left( {4;3} \right)\) là nghiệm của phương trình (1).
b) Thay \(x = 2;y = 0\) vào phương trình (2) ta có \(4.2 - 3.0 = 8 \ne 7\) nên \(\left( {2;0} \right)\) không là nghiệm của phương trình (2).
Thay \(x = 1;y = - 1\) vào phương trình (2) ta có \(4.1 - 3.\left( { - 1} \right) = 7\) nên \(\left( {1; - 1} \right)\) là nghiệm của phương trình (2).
Thay \(x = - 1;y = 1\) vào phương trình (2) ta có \(4.\left( { - 1} \right) - 3.1 = -7 \ne 7\) nên \(\left( { - 1;1} \right)\) không là nghiệm của phương trình (2).
Thay \(x = - 1;y = 6\) vào phương trình (2) ta có \(4.\left( { - 1} \right) - 3.6 = -22 \ne 7\) nên \(\left( { - 1;6} \right)\) không là nghiệm của phương trình (2).
Thay \(x = 4;y = 3\) vào phương trình (2) ta có \(4.4 - 3.3 = 7\) nên \(\left( {4;3} \right)\) là nghiệm của phương trình (2).
Thay \(x = - 2;y = - 5\) vào phương trình (2) ta có \(4.\left( { - 2} \right) - 3.\left( { - 5} \right) = 7\) nên \(\left( { - 2; - 5} \right)\) là nghiệm của phương trình (2).
Vậy \(\left( {1; - 1} \right),\left( {4;3} \right);\left( { - 2; - 5} \right)\) là nghiệm của phương trình (2).
c) Ta có \(\left( {4;3} \right)\) là nghiệm của phương trình (1) và phương trình (2).


Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 9 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục