Giải Bài 6.55 trang 22 sách bài tập Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống


Cả ba vòi cùng chảy vào một cái bể cạn. Nếu hai vòi I và II cùng chảy thì bể đầy sau 60 phút. Nếu hai vòi II và III cùng chảy thì bể đầy sau 75 phút. Nếu hai vòi III và I cùng chảy thì bể đầy sau 50 phút. a) Nếu cả ba vòi cùng chảy thì bể đầy sau bao lâu? b) Nếu riêng mỗi vòi chảy một mình thì bể đầy sau bao lâu?

Đề bài

Cả ba vòi cùng chảy vào một cái bể cạn. Nếu hai vòi I và II cùng chảy thì bể đầy sau 60 phút. Nếu hai vòi II và III cùng chảy thì bể đầy sau 75 phút. Nếu hai vòi III và I cùng chảy thì bể đầy sau 50 phút.

a)     Nếu cả ba vòi cùng chảy thì bể đầy sau bao lâu?

b)    Nếu riêng mỗi vòi chảy một mình thì bể đầy sau bao lâu?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xác định trong 1 phút thì các vòi chảy được bao nhiêu phần của bể

Lời giải chi tiết

Trong 1 phút:

a)     Vòi I và vòi II chảy được: \(\frac{1}{{60}}\) bể

Vòi II và III chảy được: \(\frac{1}{{75}}\) bể

Vòi III và I chảy được: \(\frac{1}{{50}}\) bể

Do đó, trong 1 phút, 2 lần vòi I+ 2 lần vòi II + 2 lần vòi III chảy được: \(\frac{1}{{60}} + \frac{1}{{75}} + \frac{1}{{50}} = \frac{1}{{20}}\)bể

Trong 1 phút, cả 3 vòi cùng chảy thì được: \(\frac{1}{{20}}:2 = \frac{1}{{40}}\) bể

Vậy nếu cả 3 vòi cùng chảy thì 40 phút đầy bể

b)    Trong 1 phút, vòi I+ II chảy được \(\frac{1}{{60}}\)bể, cả 3 vòi chảy được \(\frac{1}{{40}}\)bể nên trong 1 phút, vòi III chảy được: \(\frac{1}{{40}} - \frac{1}{{60}} = \frac{1}{{120}}\) bể. Do đó, vòi III chảy một mình thì 120 phút đầy bể

Tương tự, trong 1 phút, vòi I chảy được: \(\frac{1}{{40}} - \frac{1}{{75}} = \frac{7}{{600}}\) bể. Do đó, vòi I chảy một mình thì \(1:\frac{7}{{600}} = \frac{{600}}{7}\) phút thì đầy bể

Trong 1 phút, vòi II chảy được: \(\frac{1}{{40}} - \frac{1}{{50}} = \frac{1}{{200}}\) bể. Do đó, vòi II chảy một mình thì 200 phút thì đầy bể.


Bình chọn:
4.7 trên 61 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 6 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí