Bài 37.5, 37.6, 37.7 trang 111 SBT Vật Lí 12


Giải bài 37.5, 37.6, 37.7 trang 111 sách bài tập vật lí 12. Hạt nhân con sinh ra là

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

37.5

Hạt nhân \({}_6^{14}C\) phóng xạ \({\beta ^ - }.\) Hạt nhân con sinh ra là

A. \(5p\) và \(6n.\)                          B. \(6p\) và \(7n.\)

C. \(7p\) và \(7n.\)                          D. \(7p\) và \(6n.\)

Phương pháp giải:

Sử dụng bảo toàn điện tích và bảo toàn số nuclon.

Lời giải chi tiết:

Phương trình phóng xạ \({\beta ^ - }\): \(_6^{14}C \to _Z^AX + {\beta ^ - }\)

+ Bảo toàn điện tích: \(6 = Z - 1 \Rightarrow Z = 7\)

+ Bảo toàn số hạt nuclon \(14 = A + 0 \Rightarrow A = 14\)

Vậy số proton là \(Z = 7p\) ; số notron \(N = A - Z = 14 - 7 = 7n\)

Chọn C

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2025

37.6

Hạt nhân \({}_{88}^{226}Ra\) biến đổi thành hạt nhân \({}_{86}^{222}Ra\) do phóng xạ

A. \({\beta ^ + }.\)                                   B. \(\alpha \) và \({\beta ^ - }.\)

C. \(\alpha .\)                                      D. \({\beta ^ - }.\)

Phương pháp giải:

Sử dụng bảo toàn điện: tích và bảo toàn số nuclon

Lời giải chi tiết:

Phương trình phóng xạ \({\beta ^ - }\): \(_{88}^{226}Ra \to _{88}^{222}Ra + _Z^AX\)

+ Bảo toàn điện tích: \(88 = 86 + Z \Rightarrow Z = 2\)

+ Bảo toàn số hạt nuclon \(226 = 222 + A \Rightarrow A = 4\)

Vậy \(X\) là \(_2^4He(\alpha )\)

Chọn C

37.7

Hạt nhân \({}_{{Z_1}}^{{A_1}}X\) phóng xạ và biến thành hạt nhân \({}_{{Z_2}}^{{A_2}}Y\) bền. Coi khối lượng của hạt nhân \(X,Y\) bằng số khối của chúng, tính theo đơn vị \(u.\) Biết chất phóng xạ \({}_{{Z_1}}^{{A_1}}X\)có chu kì bán rã \(T.\) Ban đầu có một khối lượng chất \({}_{{Z_1}}^{{A_1}}X\), sau \(2\) chu kì bán rã thì tỉ số khối lượng của chất \(Y\) và khối lượng của chất \(X\) là:

A. \(4\dfrac{{{A_1}}}{{{A_2}}}.\)                                    B. \(3\dfrac{{{A_2}}}{{{A_1}}}.\)

C. \(4\dfrac{{{A_2}}}{{{A_1}}}.\)                                    D. \(3\dfrac{{{A_1}}}{{{A_2}}}.\)

Phương pháp giải:

Sử dụng định luật phóng xạ: Số hạt nhân phóng xạ còn lại sau thời gian \(t\) là \(N = \dfrac{{{N_0}}}{{{2^{\dfrac{t}{T}}}}}\)

Lời giải chi tiết:

Phương trình phóng xạ \(_{{Z_1}}^{{A_1}}X \to _{{Z_2}}^{{A_2}}Y + Z\)

+ Số hạt nhân \(X\) còn lại sau \(2T\) là \({N_X} = \dfrac{{{N_0}}}{{{2^{\dfrac{t}{T}}}}} = \dfrac{{{N_0}}}{{{2^{\dfrac{{2T}}{T}}}}} = \dfrac{{{N_0}}}{4}\)

+ Số hạt nhân \(Y\) sinh ra chính bằng số hạt nhân \(X\) đã phóng xạ, vậy số hạt nhân \(Y\) là \({N_Y} = \dfrac{{3{N_0}}}{4}\)

+ Khối lượng hạt nhân \(X\) là \({m_X} = \dfrac{{{N_X}}}{{{N_A}}}.{A_X}\)

+ Khối lượng hạt nhân \(X\) là \({m_Y} = \dfrac{{{N_Y}}}{{{N_A}}}.{A_Y}\)

\(\dfrac{{{m_Y}}}{{{m_X}}} = \dfrac{{{N_Y}{A_Y}}}{{{N_X}{A_X}}} = \dfrac{{\dfrac{{3{N_0}}}{4}.{A_2}}}{{\dfrac{{{N_0}}}{4}.{A_1}}} = 3\dfrac{{{A_2}}}{{{A_1}}}\)

Chọn B

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.6 trên 5 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lí lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.