Bài 2: Kĩ thuật trên không và rơi xuống cát (đệm)


Em hãy cho biết một số quy định về sân bãi, dụng cụ trong nhảy cao. Nêu một số trường hợp phạm quy trong nhảy cao Em hãy nêu những điểm cần chú ý hoạt động của chân khi thực hiện kĩ thuật trên không và rơi xuống cát (đệm)

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (Trang 27, SGK giáo dục thể chất 8):

Em hãy cho biết một số quy định về sân bãi, dụng cụ trong nhảy cao. Nêu một số trường hợp phạm quy trong nhảy cao

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 2. Một số quy định về sân bãi và phạm vi trong nhảy cao (SGK trang 25)

- Đưa ra một số quy định về sân bãi, dụng cụ trong nhảy cao và trường hợp phạm quy trong nhảy cao


Lời giải chi tiết:

- Quy định về sân bãi:

+ Đường chạy đà của VĐV dài tối thiểu 15 m.

+ Hai cột chống xà được thiết kế chi tiết để đặt xà ngang lên trên. Chiều cao của hai cột chống xà phải bằng nhau theo từng nấc. Khoảng cách giữa hai cột giữ xà từ 4,00 – 4,04 m.

+ Giá đỡ xà: Là phần tiếp xúc với hai đầu của thanh xà có chiều rộng 4 cm và chiều dài khoảng 6 cm gắn chặt với cột chống xà trong thời gian nhảy và hướng vào nhau. Giá đỡ phải để trơn không được đặt bất kì dụng cụ, vật liệu nào làm tăng ma sát với thanh xà ngang.

+ Xà: Chiều dài của xà ngang khoảng 3,98 – 4,02 m, có tiết diện hình tròn trên toàn mặt xà (bán kính khoảng 15 mm). Trọng lượng của xà không lớn hơn 2 kg. Thanh xà ngang phải thẳng và khi đặt trên cột chống xà, vị trí võng nhất không được lớn hơn 2 cm.

- Trường hợp phạm quy trong nhảy cao:

+ Thời gian chuẩn bị trong mỗi lần nhảy vượt qua 1 phút (với từ 4 VĐV trở lên); vượt qua 1 phút 30 giây (với từ 1 đến 3 VĐV); vượt qua 3 phút (nếu chỉ còn 1 VĐV).

+ Khi giậm nhảy có bất cứ bộ phận nào của cơ thể vượt qua mặt phẳng từ xà vuông góc với mặt đất.

+ Giậm nhảy bằng hai chân.


Câu 2

Câu 2 (Trang 27, SGK giáo dục thể chất 8):

Em hãy nêu những điểm cần chú ý hoạt động của chân khi thực hiện kĩ thuật trên không và rơi xuống cát (đệm)

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 1. Kĩ thuật trên không và rơi xuống cát( đệm)(SGK trang 24)

- Đưa ra những điểm cần lưu ý của chân khi thực hiện kĩ thuật trên không và rơi xuống cát (đệm)


Lời giải chi tiết:

- Kĩ thuật trên không: Kết thúc giai đoạn giậm nhảy đá lăng (H.1a), khi chân lăng đá lên cao hơn xà (H.1b) nhanh chóng đưa chân qua xãf và hạ xuống, thân người đổ về trước tạo đà nâng chân giậm nhảy lên. Chân giậm nhảy hơi co gối, chuyển qua xà, bàn chân gập tự nhiên, gối và bàn chân hơi xoay ra ngoài; hai tay phối hợp đánh tự nhiên từ trên cao chếch xuống dưới, sát thân người, hướng thân người về trước (H.lc)

- Kĩ thuật rơi xuống cát (đệm): Sau khi qua xà, chân lăng chủ động tiếp cát (đệm) bằng nửa trước bàn chân, chùng gối để giảm chấn động. Sau đó chân giậm nhảy tiếp cát (đệm), hai tay hạ xuống dưới sát thân người (H.1d).



Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3 bước: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.