Bài 1.4, 1.5, 1.6 phần bài tập bổ sung trang 6 SBT toán 6 tập 2


Giải bài 1.4, 1.5, 1.6 phần bài tập bổ sung trang 6, 7 sách bài tập toán 6 tập 2. Cho tập hợp M = {2; 3; 4}. Viết tập hợp P các số có tử và mẫu thuộc M, trong đó tử khác mẫu ...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài 1.4

Cho tập hợp \(\displaystyle M = \left\{ {2;3;4} \right\}\). Viết tập hợp \(P\) các số có tử và mẫu thuộc \(M\), trong đó tử khác mẫu.

Phương pháp giải:

Dựa vào định nghĩa : 

Người ta gọi \(\dfrac{a}{b}\) với \(a, b ∈ Z, b ≠ 0\) là một phân số, \(a\) là tử số (tử), \(b\) là mẫu số (mẫu) của phân số.

Lời giải chi tiết:

Lấy số 2 làm tử số thì ta được các phân số: \(\displaystyle {2 \over 3};{2 \over 4}\)

Lấy số 3 làm tử số thì ta được các phân số: \(\displaystyle {3 \over 2};{3 \over 4}\)

Lấy số 4 làm tử số thì ta được các phân số: \(\displaystyle {4 \over 3};{4 \over 2}\)

Vậy tập hợp \(\displaystyle P = \left\{ {{2 \over 3};{2 \over 4};{3 \over 2};{3 \over 4};{4 \over 2};{4 \over 3}} \right\}.\)

Bài 1.5

Tìm các cặp số tự nhiên \(n\) sao cho các phân số sau có giá trị là số nguyên :

\(\displaystyle{\rm{a}})\;{{n + 4} \over n}\)                                   \(\displaystyle b)\;{{n - 2} \over 4}\)

\(\displaystyle c)\;{6 \over {n - 1}}\)                                  \(\displaystyle{\rm{d}})\;{n \over {n - 2}}\)

Phương pháp giải:

Phân số \(\dfrac{a}{b}\) có giá trị là số nguyên khi tử số là bội của mẫu số, hay \(a = bk\) (với \(a, b, k \in Z; b\ne 0\)).

Lời giải chi tiết:

a) Để phân số \(\displaystyle \;{{n + 4} \over n} \) có giá trị là số nguyên thì \((n + 4)\, ⋮\, n .\)

Mà \(n\, ⋮\, n\) \(⇒ 4 \,⋮ \,n ⇒ n ∈ Ư(4) = \{±1; ±2; ±4\}\)

Theo đề bài \(n\) là số tự nhiên nên \(\displaystyle n \in \left\{ {1;2;4} \right\}.\)

b) Phân số \(\displaystyle {{n - 2} \over 4}\) có giá trị là số nguyên khi  \((n – 2) \;⋮\; 4\)

    \(\Rightarrow  n-2 = 4k  \;(k ∈ N).\)

    \(\Rightarrow  n = 4k + 2 \;(k ∈ N).\)

c) Phân số \(\displaystyle {{6} \over n-1}\) có giá trị là số nguyên khi \(6 \,⋮ \,(n - 1)\) hay \(n – 1\) là ước của \(6.\)

 \(\Rightarrow \displaystyle (n -1) \in \left\{ {-1;1 ; -2 ; 2;-3;3; -6;6} \right\}.\)

    Ta có bảng sau :

Vì \(n ∈ N\) nên \(\displaystyle n \in \left\{ {0;2;3;4;7} \right\}.\) 

d) Để phân số \(\displaystyle{n \over {n - 2}}\) có giá trị là số nguyên thì \(n \,⋮\, (n - 2)\)

\(⇒ (n - 2 + 2)\, ⋮\, (n - 2)\)

Mà \((n - 2 )\,⋮\, (n - 2) ⇒ 2 \,⋮\, (n - 2)\)

\( \Rightarrow n - 2\) là ước của \(2\) hay \(n \in \left\{ {-1; 1; -2; 2} \right\}.\)

Ta có bảng sau:

Kết hợp với điều kiện \(n\) là số tự nhiên thì \(n \in \left\{ {0; 1; 3; 4} \right\}.\)

Bài 1.6

Cho \(\displaystyle{\rm{A}} = \left\{ { - 3;0;7} \right\}\). Hãy viết tất cả các phân số \(\displaystyle{a \over b}\) với \(a, b ∈ A.\)

Phương pháp giải:

Dựa vào định nghĩa : 

Người ta gọi \(\dfrac{a}{b}\) với \(a, b ∈ Z, b ≠ 0\) là một phân số, \(a\) là tử số (tử), \(b\) là mẫu số (mẫu) của phân số.

Lời giải chi tiết:

Số \(0\) không thể lấy làm mẫu của phân số.

Lấy \(-3\) làm mẫu, ta viết được \(3\) phân số là \(\displaystyle{{ - 3} \over { - 3}};{0 \over { - 3}};{7 \over { - 3}}.\)

Lấy \(7\) làm mẫu, ta viết được \(3\) phân số là \(\displaystyle{{ - 3} \over 7};{0 \over 7};{7 \over 7}.\)

Vậy ta viết tất cả được \(6\) phân số.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.7 trên 12 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.