Bài 1.18 trang 25 SBT hình học 11


Giải bài 1.18 trang 25 sách bài tập hình học 11. Cho tam giác ABC. Dựng về phía ngoài của tam giác các hình vuông BCIJ, ACMN, ABEF và gọi O, P, Q lần lượt là tâm đối xứng của chúng...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Cho tam giác \(ABC\). Dựng về phía ngoài của tam giác các hình vuông \(BCIJ\), \(ACMN\), \(ABEF\)và gọi \(O\), \(P\), \(Q\) lần lượt là tâm đối xứng của chúng

LG a

Gọi \(D\) là trung điểm của \(AB\). Chứng minh rằng \(DOP\) là tam giác vuông cân đỉnh \(D\)

Phương pháp giải:

Sử dụng định nghĩa:

Cho \(O\) và góc lượng giác \(\alpha\). Phép biến hình biến \(O\) thành chính nó, biến mỗi điểm \(M\) khác \(O\) thành điểm \(M’\) sao cho \(OM’=OM\) và góc lượng giác \((OM;OM’)\) bằng \(\alpha\) được gọi là phép quay tâm \(O\) góc \(\alpha\).

Sử dụng tính chất phép quay biến một đoạn thẳng thành đoạn thẳng bằng đoạn thẳng đã cho.

Lời giải chi tiết:

\(\begin{array}{l}
{Q_{\left( {C;{{90}^0}} \right)}}\left( M \right) = A\\
{Q_{\left( {C;{{90}^0}} \right)}}\left( B \right) = I
\end{array}\)

Do đó phép quay tâm \(C\) góc \({90}^o\) biến \(MB\) thành \(AI\).

Nên \(MB\) bằng và vuông góc với \(AI\).

Tam giác ABM có DP là đường trung bình nên \(DP\)//\(BM\) và \(DP = \frac{1}{2}BM\).

Tam giác ABI có DO là đường trung bình nên \(DO\)//\(AI\) và \(DO = \frac{1}{2}AI\)

Từ đó suy ra \(DP \bot DO\) và DP=DO.

Vậy tam giác \(DPO\) vuông tại \(D\).

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2025

LG b

Chứng minh \(AO\) vuông góc với \(PQ\) và \(AO=PQ\) 

Phương pháp giải:

Sử dụng định nghĩa:

Cho \(O\) và góc lượng giác \(\alpha\). Phép biến hình biến \(O\) thành chính nó, biến mỗi điểm \(M\) khác \(O\) thành điểm \(M’\) sao cho \(OM’=OM\) và góc lượng giác \((OM;OM’)\) bằng \(\alpha\) được gọi là phép quay tâm \(O\) góc \(\alpha\).

Sử dụng tính chất phép quay biến một đoạn thẳng thành đoạn thẳng bằng độ dài đoạn thẳng đã cho.

Lời giải chi tiết:

Ta có:

\\(\begin{array}{l}
{Q_{\left( {D;{{90}^0}} \right)}}\left( A \right) = Q\\
{Q_{\left( {D;{{90}^0}} \right)}}\left( O \right) = P
\end{array}\)

Do đó phép quay tâm D góc quay \(90^0\) biến AO thành QP.

Do đó \(OA\) bằng và vuông góc với \(PQ\).

 Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Bài 1.17 trang 25 SBT hình học 11

    Giải bài 1.17 trang 25 sách bài tập hình học 11. Cho nửa đường tròn tâm O đường kính BC. Điểm A chạy trên nửa đường tròn đó. Dựng về phía ngoài của tam giác ABC hình vuông ABEF. Chứng minh rằng E chạy trên một nửa đường tròn cố định.

  • Bài 1.16 trang 24 SBT hình học 11

    Giải bài 1.16 trang 24 sách bài tập hình học 11. Trong mặt phẳng Oxy cho các điểm A(3;3), B(0;5), C(1;1) và đường thẳng d có phương trình 5x-3y+15=0. Hãy xác định tọa độ các đỉnh của tam giác A’B’C’ và phương trình của đường thẳng d' theo thứ tự là ảnh của tam giác ABC và đường thẳng d qua phép quay tâm O, góc quay 90°.

  • Bài 1.15 trang 24 SBT hình học 11

    Giải bài 1.15 trang 24 sách bài tập hình học 11. Cho lục giác đều ABCDEF, O là tâm đối xứng của nó, I là trung điểm của AB...

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 11 - Xem ngay

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.