Đề kiểm tra cuối học kì 2 Tiếng Việt 5 - Chân trời sáng..

Đề thi học kì 2 Tiếng Việt 5 CTST - Đề số 1


Đàn chim gáy Bây giờ đang là mùa gặt tháng Mười, hàng đàn chim gáy cắn đuôi nhau, lượn vòng rồi sà xuống ruộng gặt.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định.

II. Đọc thầm văn bản sau:

Đàn chim gáy

            Bây giờ đang là mùa gặt tháng Mười, hàng đàn chim gáy cắn đuôi nhau, lượn vòng rồi sà xuống ruộng gặt.

            Đó là những con chim gáy hiền lành, béo nục. Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa. Cái bụng mịn mượt, cổ quàng chiếc “tạp dề” công nhân đầy hạt cườm lấp lánh biêng biếc. Chàng chim gáy nào giọng gáy càng trong càng dài, mỗi mùa càng được vinh dự đeo thêm vòng cườm đẹp quanh cổ.

            Khi ngoài đồng đã đông người gặt thì chim gáy về, bay vần quanh trên các ngọn tre, rồi từng đàn sà xuống những thửa ruộng vừa gặt quang. Con mái xuống trước, cái đuôi lái lượn xòe như múa. Con đực còn nán lại trong bờ tre, cất tiếng gáy thêm một thôi dài. Xong rồi anh chàng mới thủng thỉnh bước ra, ưỡn cái ngực đầy cườm biếc lượn nhẹ theo. Chim gáy nhặt thóc rụng. Chim gáy tha thẩn, cặm cụi sau người đi mót lúa.

            Tôi rất thích chim gáy. Con chim gáy phúc hậu và chăm chỉ, con chim gáy mơ màng, con chim gáy no ấm của mùa gặt hái tháng Mười.

(Theo Tô Hoài)

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Đàn chim gáy bay về ruộng vào thời điểm nào?

A. Mùa gặt tháng Mười

B. Mùa gặt tháng Sáu

C. Mùa cấy lúa tháng Giêng

D. Mùa cấy lúa tháng Tám

Câu 2. Tìm tính từ miêu tả ngoại hình của con chim cu gáy.

A. hiền lành

B. béo nục

C. ngơ ngác

D. trầm ngâm

Câu 3. Khi nào những chú chim cu gáy mới sà xuống thửa ruộng?

A. Khi người nông dân phơi thóc.

B. Khi lúa trên cánh đồng chín vàng.

C. Khi lúa đã được gặt xong.

D. Khi người nông dân rời đi.

Câu 4. Nối đúng:

A

 

B

Chim gáy đực

 

Bay xuống trước

 

Nán lại trong bờ tre, cất tiếng gáy thêm một thôi dài

 

 

Cái đuôi lái lượn xòe như múa

Chim gáy cái

 

Thủng thỉnh bước ra

 

Ưỡn cái ngực đầy cườm biếc lượn nhẹ theo

Câu 5. Gạch chân dưới từ ngữ được lặp lại để nối hai câu văn sau:

            Tôi rất thích chim gáy. Con chim gáy phúc hậu và chăm chỉ, con chim gáy mơ màng, con chim gáy no ấm của mùa gặt hái tháng Mười.

Câu 6. Tìm các từ ngữ, hình ảnh miêu tả đặc điểm hình dáng của chim gáy.

Câu 7. Tên riêng nước ngoài nào sau đây viết đúng quy tắc?

A. In-đô-nê-xi-a

B. xô-un

C. Ấn độ

D. Bát-Đa

Câu 8. Các câu trong đoạn văn sau liên kết với nhau bằng cách nào?

            (1) Khi ngoài đồng đã đông người gặt thì chim gáy về, bay vần quanh trên các ngọn tre, rồi từng đàn sà xuống những thửa ruộng vừa gặt quang. (2) Con mái xuống trước, cái đuôi lái lượn xòe như múa. (3) Con đực còn nán lại trong bờ tre, cất tiếng gáy thêm một thôi dài. (4) Xong rồi anh chàng mới thủng thỉnh bước ra, ưỡn cái ngực đầy cườm biếc lượn nhẹ theo.

Câu 9. Chọn từ ngữ phù hợp điền vào chỗ trống để liên kết các câu trong đoạn văn sau:

            Mát sống với ông nội ở "Trang trại rừng" - một trang trại rộng lớn, nổi tiếng trong vùng. ………………là cơ nghiệp của tổ tiên để lại. ……………………trồng nhiều loại cây, trong đó có những giống cây quý hiếm.

            Hằng ngày, Mát cùng ông chăm sóc rừng cây. Dưới sự chỉ dạy của ông, ……………… nhớ được tên và đặc tính của nhiều loại cây.

Câu 10. Viết 1 – 2 câu nêu tình cảm, cảm xúc của em dành cho những chú chim gáy trong bài đọc.

B. Kiểm tra viết

Đề bài: Viết đoạn văn giới thiệu về nhân vật mà em yêu thích trong một cuốn sách đã đọc.

-------- Hết --------

Lời giải

  HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAHAY.COM

1. A

2. B

3. D

7. A

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

II. Đọc thầm văn bản sau:

Câu 1. Đàn chim gáy bay về ruộng vào thời điểm nào?

A. Mùa gặt tháng Mười

B. Mùa gặt tháng Sáu

C. Mùa cấy lúa tháng Giêng

D. Mùa cấy lúa tháng Tám

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn thứ nhất để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Đàn chim gáy bay về ruộng vào mùa gặt tháng Mười.

Đáp án A.

Câu 2. Tìm tính từ miêu tả ngoại hình của con chim cu gáy.

A. hiền lành

B. béo nục

C. ngơ ngác

D. trầm ngâm

Phương pháp giải:

Em chú ý tìm tính từ miêu tả ngoại hình.

Lời giải chi tiết:

Tính từ miêu tả ngoại hình của con chim cu gáy là “béo nục”.

Đáp án B.

Câu 3. Khi nào những chú chim cu gáy mới sà xuống thửa ruộng?

A. Khi người nông dân phơi thóc.

B. Khi lúa trên cánh đồng chín vàng.

C. Khi lúa đã được gặt xong.

D. Khi người nông dân rời đi.

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn thứ ba để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Khi người nông dân rời đi những chú chim cu gáy mới sà xuống thửa ruộng.

Đáp án D.

Câu 4. Nối đúng:

A

 

B

Chim gáy đực

 

Bay xuống trước

 

Nán lại trong bờ tre, cất tiếng gáy thêm một thôi dài

 

 

Cái đuôi lái lượn xòe như múa

Chim gáy cái

 

Thủng thỉnh bước ra

 

Ưỡn cái ngực đầy cườm biếc lượn nhẹ theo

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn thứ ba để nối đúng.

Lời giải chi tiết:

 

Câu 5. Gạch chân dưới từ ngữ được lặp lại để nối hai câu văn sau:

            Tôi rất thích chim gáy. Con chim gáy phúc hậu và chăm chỉ, con chim gáy mơ màng, con chim gáy no ấm của mùa gặt hái tháng Mười.

Phương pháp giải:

Em tìm từ ngữ được lặp lại ở cả hai câu.

Lời giải chi tiết:

Tôi rất thích chim gáy. Con chim gáy phúc hậu và chăm chỉ, con chim gáy mơ màng, con chim gáy no ấm của mùa gặt hái tháng Mười.

Câu 6. Tìm các từ ngữ, hình ảnh miêu tả đặc điểm hình dáng của chim gáy.

Phương pháp giải:

Em tìm các từ chỉ đặc điểm, câu nêu đặc điểm về hình dáng chim cu gáy.

Lời giải chi tiết:

- Từ ngữ: béo nục

- Hình ảnh: đôi mắt nâu, cái bụng mịn mượt, cái cổ quàng chiếc “tạp dề” công nhân đầy hạt cườm, cái đuôi lái lượn xoè như múa, cái ngực đầy cườm biếc.

Câu 7. Tên riêng nước ngoài nào sau đây viết đúng quy tắc?

A. In-đô-nê-xi-a

B. xô-un

C. Ấn độ

D. Bát-Đa

Phương pháp giải:

Em nhớ lại quy tắc viết tên riêng nước ngoài.

Lời giải chi tiết:

Tên riêng nước ngoài viết đúng quy tắc là In-đô-nê-xi-a.

Đáp án A.

Câu 8. Các câu trong đoạn văn sau liên kết với nhau bằng cách nào?

            (1) Khi ngoài đồng đã đông người gặt thì chim gáy về, bay vần quanh trên các ngọn tre, rồi từng đàn sà xuống những thửa ruộng vừa gặt quang. (2) Con mái xuống trước, cái đuôi lái lượn xòe như múa. (3) Con đực còn nán lại trong bờ tre, cất tiếng gáy thêm một thôi dài. (4) Xong rồi anh chàng mới thủng thỉnh bước ra, ưỡn cái ngực đầy cườm biếc lượn nhẹ theo.

Phương pháp giải:

Em nhớ lại các cách liên kết câu.

Lời giải chi tiết:

- Liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ: từ "chim gáy" (câu 1) được thay thế bằng "Con mái" (câu 2), "Con đực" (câu 3), và "anh chàng" (câu 4).

- Liên kết câu bằng cách dùng từ ngữ nối: câu 3 và câu 4 nối với nhau bằng từ “xong rồi”.

Câu 9. Chọn từ ngữ phù hợp điền vào chỗ trống để liên kết các câu trong đoạn văn sau:

            Mát sống với ông nội ở "Trang trại rừng" - một trang trại rộng lớn, nổi tiếng trong vùng. ………………là cơ nghiệp của tổ tiên để lại. ……………………trồng nhiều loại cây, trong đó có những giống cây quý hiếm.

            Hằng ngày, Mát cùng ông chăm sóc rừng cây. Dưới sự chỉ dạy của ông, ……………… nhớ được tên và đặc tính của nhiều loại cây.

Phương pháp giải:

Em dựa vào các cách liên kết câu để tìm từ điền vào chỗ trống.

Lời giải chi tiết:

            Mát sống với ông nội ở “Trang trại rừng" – một trang trại rộng lớn, nổi tiếng trong vùng. Đây là cơ nghiệp của tổ tiên để lại. Trang trại trồng nhiều loại cây, trong đó có những giống cây quý hiếm.

            Hằng ngày, Mát cùng ông chăm sóc rừng cây. Dưới sự chỉ dạy của ông, cậu/Mát nhớ được tên và đặc tính của nhiều loại cây.

Câu 10. Viết 1 – 2 câu nêu tình cảm, cảm xúc của em dành cho những chú chim gáy trong bài đọc.

Phương pháp giải:

Em trình bày sự yêu thích đối với chim cu gáy và lí do.

Lời giải chi tiết:

Em rất thích những chú chim gáy trong bài đọc vì chúng rất hiền lành và chăm chỉ. Chúng luôn bay lượn vui vẻ trên cánh đồng, nhặt thóc rơi và mang lại không khí ấm áp của mùa gặt.

B. Kiểm tra viết

Phương pháp giải:

- Em xác định nhân vật định giới thiệu và lập dàn ý.

- Dựa trên dàn ý đã lập để viết đoạn văn.

Lời giải chi tiết:

Dàn ý :

- Mở đầu: Giới thiệu tên sách, tên tác giả, tên nhân vật và nêu ấn tượng chung về nhân vật.

- Triển khai: Cung cấp những thông tin về đặc điểm nổi bật của nhân vật (về ngoại hình, hành động, lời nói, suy nghĩ,...) và đưa ra dẫn chứng minh hoạ.

- Kết thúc: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ về nhân vật,...

Bài tham khảo 1:

Em rất ấn tượng với nhân vật nàng Lọ Lem trong câu chuyện “Cô bé Lọ Lem”. Nàng Lọ Lem trong truyện thật xinh đẹp, dịu hiền và rất nết na. Lọ Lem thật xinh đẹp! Dáng người nàng nhỏ nhắn, dong dỏng cao. Khuôn mặt trái xoan, thanh tú nổi bật, nước da trắng hồng, mịn màng. Đôi mắt đen láy, sáng long lanh ẩn dưới hàng lông mi uốn cong tự nhiên càng làm tăng vẻ quyến rũ của đôi mắt. Lọ Lem rất chăm chỉ làm việc. Chính vì vậy, khuôn mặt xinh đẹp của cô luôn lem luốc bởi cô phải quét dọn nơi xó nhà hay gác xép bẩn thiu. Cuộc đời của Lọ Lem có quãng đường dài thật gian khổ mới tìm được hạnh phúc. Cô được hoàng tử cưới làm vợ. Cuộc sống của họ rất hạnh phúc. Lọ Lem là cô gái nết na, hiền dịu và rất xinh đẹp. Với tâm hồn trong sáng và phẩm chất tốt đẹp, cô đã tìm được hạnh phúc đích thực của cuộc đời mình.

Bài tham khảo 2 :

Trong câu chuyện “Ông Yết Kiêu”, nhân vật Yết Kiêu để lại trong lòng em ấn tượng sâu sắc nhất. Yết Kiêu nổi tiếng với biệt tài bơi lội, không ai sánh bằng. Ông lặn xuống biển, người ta cứ tưởng như đi trên đất liền. Nhiều khi ông sống ở dưới nước sáu, bảy ngày mới lên. Chỉ với một cái dùi sắt và một chiếc búa, Yết Kiêu đã hạ gục được hết chiến thuyền của địch, khiến chúng phải khiếp sợ. Ông còn là biểu tượng của lòng dũng cảm, gan dạ và thông minh. Một lần nọ, khi bị giặc bắt, chúng đe dọa nhưng ông không hề hoảng sợ. Ông giả vờ quy thuận, nhân lúc chúng không để ý, nhảy xuống nước và bơi đi mất. Em rất ngưỡng mộ tài năng và trí thông minh của ông.

Bài tham khảo 3:

Đọc Cuốn sách “Những tấm lòng cao cả” của Ét-môn-đô A-mi-xi, em rất yêu mến thầy hiệu trưởng Péc-bô-ni. Thầy là một người hiền lành, ôn hòa, tốt bụng và luôn tận tình với tất cả học sinh trong trường. Với những học sinh mắc lỗi thầy chỉ nắm lấy tay học trò, dịu dàng khuyến khích, giảng giải. Cách giáo dục của thầy giản dị và kì diệu đến nỗi ra khỏi phòng của thầy, học sinh đều rơm rớm nước mắt, cảm thấy hổ thẹn hơn là bị phạt. Ngoài ra, thầy đặc biệt quan tâm đến những học sinh có hoàn cảnh khó khăn hoặc có năng khiếu đặc biệt. Thầy Péc-bô-ni còn là một người có tấm lòng cao cả. Sau khi đứa con trai mất, thầy rất muốn nghỉ hưu nhưng lại cảm thấy đau khổ khi phải chia tay học sinh của mình nên thầy chần chừ mãi và rồi đã phải xé lá đơn xin từ chức đi và tiếp tục ở lại trường. Em thật sự rất kính trọng và cảm phục tấm lòng cao đẹp của thầy.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Đề thi học kì 2 Tiếng Việt 5 CTST - Đề số 2

    Cây trám đen Ở đầu bản tôi có mấy cây trám đen. Thân cây cao vút, thẳng như một cột nước từ trên trời rơi xuống. Cành cây mập mạp, nằm ngang, vươn toả như những gọng ô. Trên cái gọng ô ấy xoè tròn một chiếc ô xanh ngút ngát. Lá trám đen chỉ to bằng bàn tay đứa trẻ lên ba, nhưng dài chừng một gang.

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí