Đề thi học kì 1 Vật lí 10 Kết nối tri thức - Đề số 8

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Đề thi học kì 1 - Đề số 8

Đề bài

PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM PHƯƠNG ÁN NHIỀU LỰA CHỌN.
Câu 1 :

Đối tượng nghiên cứu của Vật lí học là

  • A.

    các dạng vận động của vật chất và năng lượng.

  • B.

    các dạng vận động của sinh vật và năng lượng.

  • C.

    cơ học, nhiệt học, điện học, quang học.

  • D.

    vật lí nguyên tử và hạt nhân, vật lí lượng tử.

Câu 2 :

Cho các dữ kiện sau:

1. Kiểm tra giả thuyết

2. Hình thành giả thuyết

3. Rút ra kết luận

4. Đề xuất vấn đề

5. Quan sát hiện tượng, suy luận

Sắp xếp lại đúng các bước tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí.

  • A.

    1 – 2 – 3 – 4 – 5.

  • B.

    2 – 1 – 5 – 4 – 3.

  • C.

    5 – 2 – 1 – 4 – 3.

  • D.

    5 – 4 – 2 – 1 – 3.

Câu 3 :

Ý nghĩa của biển cảnh báo  (nền màu vàng) là:

  • A.

    Nơi có chất phóng xạ.     

  • B.

    Vật liệu dễ cháy.

  • C.

    Nơi nguy hiểm về điện.

  • D.

    Nơi thường xuyên có sét đánh.

Câu 4 :

Công thức xác định sai số tương đối (sai số tỉ đối) của đại lượng x cần đo là

  • A.

    \(\Delta x = \Delta {x_1} + \Delta {x_2} + ... + \Delta {x_n}.\)

  • B.

    \(\delta x = \frac{{\Delta x}}{{\overline x }}.100\% .\)

  • C.

    \(\delta x = \frac{{\overline x }}{{\Delta x}}.100\% .\)

  • D.

    \(\Delta x = \frac{{\Delta {x_1} + \Delta {x_2} + ... + \Delta {x_n}}}{n}.\)

Câu 5 :

Một cây thước có độ chia nhỏ nhất là 1,0 cm. Sai số dụng cụ của thước thường được lấy bằng

  • A.

    1,0 cm.

  • B.

    0,5 cm.

  • C.

    2,0 cm.

  • D.

    1,5 cm.

Câu 6 :

Trong thời gian chuyển động là t, một vật đi được quãng đường là s. Tốc độ trung bình v của vật được tính bằng công thức

  • A.

    v = s/t.

  • B.

    v = s.t.

  • C.

    v = s.t2.

  • D.

    v = s2.t.

Câu 7 :

Một vật đi từ điểm M đến N trên trục Ox thì độ dịch chuyển của vật được tính theo công thức

  • A.

    \(d = {x_N} - {x_M}\).     

  • B.

    \(d = {x_M} + {x_N}\).

  • C.

    \(d = {x_N} \times {x_M}\).

  • D.

    \(d = {x_M} - {x_N}\).

Câu 8 :

Độ dịch chuyển và quãng đường đi được bằng nhau khi vật chuyển động

  • A.

    cong và không đổi chiều.   

  • B.

    thẳng và đổi chiều.

  • C.

    thẳng và không đổi chiều.  

  • D.

    tròn và không đổi chiều.

Câu 9 :

Công thức tổng quát để xác định vận tốc tổng hợp là

  • A.

    \({v_{13}} = {v_{12}} + {v_{23}}\).

  • B.

    \(\overrightarrow {{v_{13}}}  = \overrightarrow {{v_{12}}}  + \overrightarrow {{v_{23}}} \).

  • C.

    \(\overrightarrow {{v_{13}}}  = \overrightarrow {{v_{12}}}  - \overrightarrow {{v_{23}}} \).

  • D.

    \({v_{13}} = {v_{12}} - {v_{23}}\).

Câu 10 :

Gia tốc là một đại lượng

  • A.

    vô hướng, đặc trưng cho sự nhanh hay chậm của chuyển động.

  • B.

    vô hướng, đặc trưng cho tính không đổi của vận tốc.

  • C.

    vectơ, đặc trưng cho sự nhanh hay chậm của chuyển động.

  • D.

    vectơ, đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của vận tốc.

Câu 11 :

Một ô tô đang chạy với vận tốc 54 km/h thì hãm phanh chuyển động thẳng chậm dần đều, khi hãm phanh được 25 m thì vận tốc của ô tô còn 36 km/h. Gia tốc của ô tô là

  • A.

    +2,5 m/s2.

  • B.

    +32,4 m/s2.

  • C.

    –2,5 m/s2.

  • D.

    –32,4 m/s2.

Câu 12 :

Công thức liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và độ dịch chuyển trong chuyển động thẳng biến đổi đều?

  • A.

    \(v + {v_0} = \sqrt {2ad} \).

  • B.

    \({v^2} + v_0^2 = 2ad\).

  • C.

    \(v - {v_0} = \sqrt {2ad} \).

  • D.

    \({v^2} - v_0^2 = 2ad\).

Câu 13 :

Công thức xác định tọa độ của vật chuyển động thẳng biến đổi đều trên trục Ox là

  • A.

    \(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\).    

  • B.

    \(d = \frac{1}{2}a{t^2} + {v_0}t\).

  • C.

    \(d = {v_0}t\).

  • D.

    \(x = {x_0} + vt\).

Câu 14 :

Theo định luật 1 Newton, một vật đang chuyển động, nếu không có lực nào tác dụng lên vật thì vật sẽ

  • A.

    tiếp tục chuyển động thẳng đều.

  • B.

    chuyển động chậm dần rồi dừng lại.

  • C.

    tiếp tục chuyển động có gia tốc.

  • D.

    dừng dại ngay lập tức.

Câu 15 :

Theo định luật 2 Newton, gia tốc của vật

  • A.

    có độ lớn tỉ lệ nghịch với độ lớn của lực tác dụng lên vật.

  • B.

    ngược hướng với lực tác dụng lên vật.

  • C.

    cùng hướng với lực tác dụng lên vật.

  • D.

    có độ lớn tỉ lệ thuận với khối lượng của vật.

Câu 16 :

Chuyển động rơi tự do của một vật là chuyển động

  • A.

    nhanh dần đều.

  • B.

    chậm dần đều.

  • C.

    cong đều.

  • D.

    thẳng đều.

Câu 17 :

Điều nào sau đây không đúng khi nói về trọng lực tác dụng lên một vật?

  • A.

    Trọng lực là lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên vật.

  • B.

    Khi vật đứng yên, độ lớn của trọng lực là trọng lượng của vật.

  • C.

    Điểm đặt của trọng lực tại điểm bất kì ở trên vật.

  • D.

    Trọng lực luôn hướng vào tâm Trái Đất.

Câu 18 :

Vật nặng 200 g được treo bởi một sợi dây nhẹ. Lấy g = 9,8 m/s2. Khi vật nặng ở trạng thái đứng yên cân bằng thì độ lớn của lực căng dây tác dụng lên vật nặng là

  • A.

    1960 N.

  • B.

    20,41 N.

  • C.

    1,96 N.

  • D.

    49 N.

PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI.
Câu 1 :

Dùng thước đo như hình  để đo chiều dày của một cuốn sách được kết quả đo được bảng số liệu sau đây:

Lần đo

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 4

Chiều dài

2,3 cm

2,4 cm

2,5 cm

2,4 cm

a) Giá trị trung bình của phép đo này là 2,4 cm

Đúng
Sai

b) Sai số tuyệt đối trung bình của 4 lần đo được là 0,07 cm

Đúng
Sai

c) Sai số tuyệt đối Dd là 0,02 cm

Đúng
Sai

d) Kết quả đo là A = (2,4 ± 0,1) cm.

Đúng
Sai
Câu 2 :

Hình dưới mô tả đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một chiếc xe ô tô (xem như trên một đường thẳng).

a) Ô tô chuyển động cùng chiều dương.

Đúng
Sai

b) Vận tốc ô tô có công thức v = d.t .

Đúng
Sai

c) Chuyển động của ô tô là chuyển động thẳng nhanh dần đều.

Đúng
Sai

d) Vận tốc của ô tô là 45 km/h

Đúng
Sai
Câu 3 :

Một tàu hỏa có khối lượng 40 tấn đang chuyển động thẳng, sẽ dừng lại hẳn sau 30 s kể từ lúc bắt đầu hãm phanh. Trong thời gian đó tàu chạy được 180 m. Chọn chiều dương là chiều chuyển động.

a) Gia tốc của tàu được xác định theo công thức \(a = \frac{{v - {v_o}}}{t}\).

Đúng
Sai

b) Chuyển động của tàu hỏa là chuyển động thẳng nhanh dần đều.

Đúng
Sai

c) Gia tốc của tàu hỏa có giá trị –0,4 m/s2.

Đúng
Sai

d) Có thể áp dụng biểu thức F = m.a để tính hợp lực tác dụng lên tàu hoả.

Đúng
Sai
Câu 4 :

Một quả bóng đang nằm yên trên mặt đất thì bị một cầu thủ đá bằng một lực 13,5 N theo phương ngang và bóng lăn trên sân thu được gia tốc 6,5 m/s2. Bỏ qua mọi ma sát, lấy g = 10 m/s2.

a) Khối lượng của quả bóng là 2 kg.

Đúng
Sai

b) Phản lực của mặt đất có giá trị khác trọng lượng của quả bóng.

Đúng
Sai

c) Trọng lượng của quả bóng có đơn vị là N/kg.

Đúng
Sai

d) Phản lực của mặt đất tác dụng lên quả bóng là 20,8 N

Đúng
Sai
PHẦN III. CÂU TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN.
Câu 1 :

Một vật chuyển động dọc theo đường thẳng. Độ dịch chuyển của nó tại các thời điểm khác nhau được cho bởi bảng số liệu sau:

d (m)

0

10

20

30

40

50

t (s)

0

1

2

3

4

5

Vận tốc trung bình của vật có giá trị là bao nhiêu m/s?

Đáp án: 

Câu 2 :

Một người lái tàu vận chuyển hàng hóa xuôi dòng từ sông Đồng Nai đến khu vực cảng Sài Gòn với tốc độ là 40 km/h so với bờ. Sau khi hoàn thành công việc, lái tàu quay lại sông Đồng Nai theo lộ trình cũ với tốc độ là 30 km/h so với bờ. Biết rằng chiều và tốc độ của dòng nước đối với bờ không thay đổi trong suốt quá trình tàu di chuyển, ngoài ra tốc độ của tàu so với nước cũng được xem là không đổi. Hãy xác định tốc độ của dòng nước so với bờ theo đơn vị km/h ?

Đáp án: 

Câu 3 :

Đồ thị ở Hình 8.2 mô tả sự thay đổi vận tốc theo thời gian trong chuyển động thẳng của một ô tô thể thao đang chạy thử về phía Bắc. Gia tốc của ô tô từ giây thứ 12 đến giây thứ 20 bằng bao nhiêu m/s2 ?

Đáp án: 

Câu 4 :

Một người đi xe đạp lên dốc dài. Tốc độ ở dưới chân dốc là 5 m/s. Coi chuyển động trên là chuyển động thẳng chậm dần đều với gia tốc có độ lớn 0,16 m/s2. Chọn chiều dương theo chiều chuyển động của xe. Sau khi người đi xe đạp lên được 12,5 s thì tốc độ của xe là bao nhiêu m/s ?

Đáp án: 

Câu 5 :

Một quả bóng có khối lượng 0,2 kg bay với tốc độ 25 m/s đến đập vuông góc với một bức tường rồi bị bật trở lại theo phương cũ với tốc độ 15 m/s. Khoảng thời gian va chạm bằng 0,05 s. Độ lớn lực của tường tác dụng lên quá bóng bằng bao nhiêu N ? Coi lực này là không đổi trong suốt thời gian tác dụng.

Đáp án: 

Câu 6 :

Một thùng hàng trọng lượng 500 N đang trượt xuống dốc. Mặt dốc tạo với phương ngang một góc 30o. Chon hệ tọa độ vuông góc xOy sao cho trục Ox theo hướng chuyển động của thùng. Đo được gia tốc chuyển động của thùng là 2 m/s2. Bỏ qua ma sát của không khí lên thùng. Hệ số ma sát trượt giữa mặt dốc và thùng hàng bằng bao nhiêu ?

Đáp án: 

Lời giải và đáp án

PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM PHƯƠNG ÁN NHIỀU LỰA CHỌN.
Câu 1 :

Đối tượng nghiên cứu của Vật lí học là

  • A.

    các dạng vận động của vật chất và năng lượng.

  • B.

    các dạng vận động của sinh vật và năng lượng.

  • C.

    cơ học, nhiệt học, điện học, quang học.

  • D.

    vật lí nguyên tử và hạt nhân, vật lí lượng tử.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem xét khái niệm cơ bản của Vật lí học - nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên liên quan đến các dạng vận động của vật chất và năng lượng.

Lời giải chi tiết :

Đối tượng nghiên cứu của Vật lí học là các dạng vận động của vật chất và năng lượng, vì đây là lĩnh vực trọng tâm trong mọi nghiên cứu vật lí. Các đáp án còn lại hoặc chỉ đề cập một phần hoặc không đúng hoàn toàn.

Đáp án: A

Câu 2 :

Cho các dữ kiện sau:

1. Kiểm tra giả thuyết

2. Hình thành giả thuyết

3. Rút ra kết luận

4. Đề xuất vấn đề

5. Quan sát hiện tượng, suy luận

Sắp xếp lại đúng các bước tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí.

  • A.

    1 – 2 – 3 – 4 – 5.

  • B.

    2 – 1 – 5 – 4 – 3.

  • C.

    5 – 2 – 1 – 4 – 3.

  • D.

    5 – 4 – 2 – 1 – 3.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào quy trình nghiên cứu khoa học, bắt đầu từ quan sát và đề xuất vấn đề đến kiểm chứng và rút ra kết luận.

Lời giải chi tiết :

Quan sát hiện tượng, suy luận (5) → Đề xuất vấn đề (4) → Hình thành giả thuyết (2) → Kiểm tra giả thuyết (1) → Rút ra kết luận (3).

Đáp án: D

Câu 3 :

Ý nghĩa của biển cảnh báo  (nền màu vàng) là:

  • A.

    Nơi có chất phóng xạ.     

  • B.

    Vật liệu dễ cháy.

  • C.

    Nơi nguy hiểm về điện.

  • D.

    Nơi thường xuyên có sét đánh.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Biển cảnh báo nền vàng thường dùng để chỉ ra các nguy hiểm tiềm tàng, như điện hoặc cháy nổ.

Lời giải chi tiết :

Biển cảnh báo nền vàng được sử dụng để cảnh báo nơi có nguy hiểm, cụ thể ở đây là nơi nguy hiểm về điện.

Đáp án: C

Câu 4 :

Công thức xác định sai số tương đối (sai số tỉ đối) của đại lượng x cần đo là

  • A.

    \(\Delta x = \Delta {x_1} + \Delta {x_2} + ... + \Delta {x_n}.\)

  • B.

    \(\delta x = \frac{{\Delta x}}{{\overline x }}.100\% .\)

  • C.

    \(\delta x = \frac{{\overline x }}{{\Delta x}}.100\% .\)

  • D.

    \(\Delta x = \frac{{\Delta {x_1} + \Delta {x_2} + ... + \Delta {x_n}}}{n}.\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Công thức sai số tương đối: 

Lời giải chi tiết :

\(\delta x = \frac{{\Delta x}}{{\overline x }}.100\% .\)

Đáp án: B

Câu 5 :

Một cây thước có độ chia nhỏ nhất là 1,0 cm. Sai số dụng cụ của thước thường được lấy bằng

  • A.

    1,0 cm.

  • B.

    0,5 cm.

  • C.

    2,0 cm.

  • D.

    1,5 cm.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sai số dụng cụ thường được lấy bằng 1/2 độ chia nhỏ nhất của dụng cụ.

Lời giải chi tiết :

Sai số \( = \frac{{1,0}}{2} = 0,5\,{\rm{cm}}\)

Đáp án: B

Câu 6 :

Trong thời gian chuyển động là t, một vật đi được quãng đường là s. Tốc độ trung bình v của vật được tính bằng công thức

  • A.

    v = s/t.

  • B.

    v = s.t.

  • C.

    v = s.t2.

  • D.

    v = s2.t.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tốc độ trung bình là quãng đường chia cho thời gian: v = s/t

Lời giải chi tiết :

Công thức đúng là v = s/t

Đáp án: A

Câu 7 :

Một vật đi từ điểm M đến N trên trục Ox thì độ dịch chuyển của vật được tính theo công thức

  • A.

    \(d = {x_N} - {x_M}\).     

  • B.

    \(d = {x_M} + {x_N}\).

  • C.

    \(d = {x_N} \times {x_M}\).

  • D.

    \(d = {x_M} - {x_N}\).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Độ dịch chuyển được tính theo tọa độ của điểm đầu và điểm cuối: \(d = {x_N} - {x_M}\)

Lời giải chi tiết :

Công thức đúng là \(d = {x_N} - {x_M}\)

Đáp án: A

Câu 8 :

Độ dịch chuyển và quãng đường đi được bằng nhau khi vật chuyển động

  • A.

    cong và không đổi chiều.   

  • B.

    thẳng và đổi chiều.

  • C.

    thẳng và không đổi chiều.  

  • D.

    tròn và không đổi chiều.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Khi vật chuyển động thẳng không đổi chiều thì quãng đường đi được bằng độ dịch chuyển.

Lời giải chi tiết :

Chuyển động thẳng không đổi chiều đảm bảo quãng đường và độ dịch chuyển là một.

Đáp án: C

Câu 9 :

Công thức tổng quát để xác định vận tốc tổng hợp là

  • A.

    \({v_{13}} = {v_{12}} + {v_{23}}\).

  • B.

    \(\overrightarrow {{v_{13}}}  = \overrightarrow {{v_{12}}}  + \overrightarrow {{v_{23}}} \).

  • C.

    \(\overrightarrow {{v_{13}}}  = \overrightarrow {{v_{12}}}  - \overrightarrow {{v_{23}}} \).

  • D.

    \({v_{13}} = {v_{12}} - {v_{23}}\).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào cộng vectơ vận tốc.

Lời giải chi tiết :

Công thức tổng quát là \(\overrightarrow {{v_{13}}}  = \overrightarrow {{v_{12}}}  + \overrightarrow {{v_{23}}} \)

Đáp án: B

Câu 10 :

Gia tốc là một đại lượng

  • A.

    vô hướng, đặc trưng cho sự nhanh hay chậm của chuyển động.

  • B.

    vô hướng, đặc trưng cho tính không đổi của vận tốc.

  • C.

    vectơ, đặc trưng cho sự nhanh hay chậm của chuyển động.

  • D.

    vectơ, đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của vận tốc.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Gia tốc là đại lượng vectơ, đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của vận tốc.

Lời giải chi tiết :

Gia tốc là một đại lượng vectơ, đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của vận tốc

Đáp án: D

Câu 11 :

Một ô tô đang chạy với vận tốc 54 km/h thì hãm phanh chuyển động thẳng chậm dần đều, khi hãm phanh được 25 m thì vận tốc của ô tô còn 36 km/h. Gia tốc của ô tô là

  • A.

    +2,5 m/s2.

  • B.

    +32,4 m/s2.

  • C.

    –2,5 m/s2.

  • D.

    –32,4 m/s2.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức liên hệ: \({v^2} - v_0^2 = 2aS\)

Lời giải chi tiết :

Gia tốc của ô tô là \({v^2} - v_0^2 = 2aS \Rightarrow a = \frac{{{v^2} - v_0^2}}{{2.S}} = \frac{{{{10}^2} - {{15}^2}}}{{2.25}} =  - 2,5m/{s^2}\)

Đáp án: C

Câu 12 :

Công thức liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và độ dịch chuyển trong chuyển động thẳng biến đổi đều?

  • A.

    \(v + {v_0} = \sqrt {2ad} \).

  • B.

    \({v^2} + v_0^2 = 2ad\).

  • C.

    \(v - {v_0} = \sqrt {2ad} \).

  • D.

    \({v^2} - v_0^2 = 2ad\).

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức: \({v^2} - v_0^2 = 2aS\)

Lời giải chi tiết :

Công thức đúng là \({v^2} - v_0^2 = 2ad\)

Đáp án: D

Câu 13 :

Công thức xác định tọa độ của vật chuyển động thẳng biến đổi đều trên trục Ox là

  • A.

    \(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\).    

  • B.

    \(d = \frac{1}{2}a{t^2} + {v_0}t\).

  • C.

    \(d = {v_0}t\).

  • D.

    \(x = {x_0} + vt\).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Công thức: \(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\)

Lời giải chi tiết :

Công thức đúng là \(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\)

Đáp án: A

Câu 14 :

Theo định luật 1 Newton, một vật đang chuyển động, nếu không có lực nào tác dụng lên vật thì vật sẽ

  • A.

    tiếp tục chuyển động thẳng đều.

  • B.

    chuyển động chậm dần rồi dừng lại.

  • C.

    tiếp tục chuyển động có gia tốc.

  • D.

    dừng dại ngay lập tức.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết định luật I Newton

Lời giải chi tiết :

Theo định luật 1, nếu không có lực tác dụng, vật sẽ tiếp tục trạng thái chuyển động thẳng đều.

Đáp án: A

Câu 15 :

Theo định luật 2 Newton, gia tốc của vật

  • A.

    có độ lớn tỉ lệ nghịch với độ lớn của lực tác dụng lên vật.

  • B.

    ngược hướng với lực tác dụng lên vật.

  • C.

    cùng hướng với lực tác dụng lên vật.

  • D.

    có độ lớn tỉ lệ thuận với khối lượng của vật.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết định luật II Newton

Lời giải chi tiết :

Gia tốc cùng hướng với lực tác dụng và có độ lớn tỉ lệ thuận với lực.

Đáp án: C

Câu 16 :

Chuyển động rơi tự do của một vật là chuyển động

  • A.

    nhanh dần đều.

  • B.

    chậm dần đều.

  • C.

    cong đều.

  • D.

    thẳng đều.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết rơi tự do

Lời giải chi tiết :

Rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều.

Đáp án: A

Câu 17 :

Điều nào sau đây không đúng khi nói về trọng lực tác dụng lên một vật?

  • A.

    Trọng lực là lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên vật.

  • B.

    Khi vật đứng yên, độ lớn của trọng lực là trọng lượng của vật.

  • C.

    Điểm đặt của trọng lực tại điểm bất kì ở trên vật.

  • D.

    Trọng lực luôn hướng vào tâm Trái Đất.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết trọng lực tác dụng lên vật

Lời giải chi tiết :

Điểm đặt trọng lực không phải ở điểm bất kỳ trên vật mà là ở trọng tâm.

Đáp án: C

Câu 18 :

Vật nặng 200 g được treo bởi một sợi dây nhẹ. Lấy g = 9,8 m/s2. Khi vật nặng ở trạng thái đứng yên cân bằng thì độ lớn của lực căng dây tác dụng lên vật nặng là

  • A.

    1960 N.

  • B.

    20,41 N.

  • C.

    1,96 N.

  • D.

    49 N.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng định luật III Newton: T = P

Lời giải chi tiết :

Khi vật nặng ở trạng thái đứng yên cân bằng thì độ lớn của lực căng dây tác dụng lên vật nặng là T = P = mg = 0,2.9,8 = 1,96 N

Đáp án: C

PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI.
Câu 1 :

Dùng thước đo như hình  để đo chiều dày của một cuốn sách được kết quả đo được bảng số liệu sau đây:

Lần đo

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 4

Chiều dài

2,3 cm

2,4 cm

2,5 cm

2,4 cm

a) Giá trị trung bình của phép đo này là 2,4 cm

Đúng
Sai

b) Sai số tuyệt đối trung bình của 4 lần đo được là 0,07 cm

Đúng
Sai

c) Sai số tuyệt đối Dd là 0,02 cm

Đúng
Sai

d) Kết quả đo là A = (2,4 ± 0,1) cm.

Đúng
Sai
Đáp án

a) Giá trị trung bình của phép đo này là 2,4 cm

Đúng
Sai

b) Sai số tuyệt đối trung bình của 4 lần đo được là 0,07 cm

Đúng
Sai

c) Sai số tuyệt đối Dd là 0,02 cm

Đúng
Sai

d) Kết quả đo là A = (2,4 ± 0,1) cm.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

a) Giá trị trung bình của phép đo này là \(\overline d  = \frac{{{d_1} + {d_2} + {d_3} + {d_4}}}{n}\)

b) Sai số tuyệt đối trung bình của 4 lần đo được là \(\overline {\Delta d}  = \frac{{\left| {{d_1} - \overline d } \right| + \left| {{d_2} - \overline d } \right| + \left| {{d_3} - \overline d } \right| + \left| {{d_4} - \overline d } \right|}}{n}\)

c) Sai số tuyệt đối Dd bằng độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo

d) Kết quả đo là \(A = (\overline d  \pm {\rm{\Delta }}d)\)

Lời giải chi tiết :

a) Đúng. Giá trị trung bình của phép đo này là \(\overline d  = \frac{{{d_1} + {d_2} + {d_3} + {d_4}}}{n} = \frac{{2,3 + 2,4 + 2,5 + 2,4}}{4} = 2,4{\rm{cm}}\)

b) Đúng. Sai số tuyệt đối trung bình của 4 lần đo được là

\(\begin{array}{l}\overline {\Delta d}  = \frac{{\left| {{d_1} - \overline d } \right| + \left| {{d_2} - \overline d } \right| + \left| {{d_3} - \overline d } \right| + \left| {{d_4} - \overline d } \right|}}{n}\\ \Rightarrow \overline {\Delta d}  = \frac{{\mid 2,3 - 2,4\mid  + \mid 2,4 - 2,4\mid  + \mid 2,5 - 2,4\mid  + \mid 2,4 - 2,4\mid }}{4} = 0,07{\rm{cm}}\end{array}\)

c) Sai. Sai số tuyệt đối Dd bằng độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo =  0,1 cm

d) Đúng. Kết quả đo là A = (2,4 ± 0,1) cm.

Câu 2 :

Hình dưới mô tả đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một chiếc xe ô tô (xem như trên một đường thẳng).

a) Ô tô chuyển động cùng chiều dương.

Đúng
Sai

b) Vận tốc ô tô có công thức v = d.t .

Đúng
Sai

c) Chuyển động của ô tô là chuyển động thẳng nhanh dần đều.

Đúng
Sai

d) Vận tốc của ô tô là 45 km/h

Đúng
Sai
Đáp án

a) Ô tô chuyển động cùng chiều dương.

Đúng
Sai

b) Vận tốc ô tô có công thức v = d.t .

Đúng
Sai

c) Chuyển động của ô tô là chuyển động thẳng nhanh dần đều.

Đúng
Sai

d) Vận tốc của ô tô là 45 km/h

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Vận dụng các công thức tính vận tốc, gia tốc của chuyển động thẳng

Lời giải chi tiết :

a) Đúng. Ô tô chuyển động cùng chiều dương vì độ dịch chuyển tăng dần → chuyển động cùng chiều dương

b) Sai. Vận tốc ô tô có công thức \(v = \frac{{{\rm{\Delta d}}}}{{{\rm{\Delta }}t}}\) vì đây là chuyển động biến đổi đều

c) Sai. Đồ thị là đường thẳng, không cong, chứng tỏ vận tốc không đổi. Chuyển động này là chuyển động thẳng đều, không phải nhanh dần đều.

d) Đúng. Từ đồ thị: \(v = \frac{{{\rm{\Delta }}d}}{{{\rm{\Delta }}t}} = \frac{{90}}{2} = 45{\rm{km/h}}\)

Câu 3 :

Một tàu hỏa có khối lượng 40 tấn đang chuyển động thẳng, sẽ dừng lại hẳn sau 30 s kể từ lúc bắt đầu hãm phanh. Trong thời gian đó tàu chạy được 180 m. Chọn chiều dương là chiều chuyển động.

a) Gia tốc của tàu được xác định theo công thức \(a = \frac{{v - {v_o}}}{t}\).

Đúng
Sai

b) Chuyển động của tàu hỏa là chuyển động thẳng nhanh dần đều.

Đúng
Sai

c) Gia tốc của tàu hỏa có giá trị –0,4 m/s2.

Đúng
Sai

d) Có thể áp dụng biểu thức F = m.a để tính hợp lực tác dụng lên tàu hoả.

Đúng
Sai
Đáp án

a) Gia tốc của tàu được xác định theo công thức \(a = \frac{{v - {v_o}}}{t}\).

Đúng
Sai

b) Chuyển động của tàu hỏa là chuyển động thẳng nhanh dần đều.

Đúng
Sai

c) Gia tốc của tàu hỏa có giá trị –0,4 m/s2.

Đúng
Sai

d) Có thể áp dụng biểu thức F = m.a để tính hợp lực tác dụng lên tàu hoả.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Vận dụng các công thức tính vận tốc, gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều

Lời giải chi tiết :

a) Đúng. Gia tốc của tàu được xác định theo công thức \(a = \frac{{v - {v_o}}}{t}\).

b) Sai. Kể từ lúc bắt đầu hãm phanh, tàu chuyển động chậm dần đều

c) Đúng. Gia tốc của tàu hỏa có giá trị âm

d) Đúng. Có thể áp dụng biểu thức F = m.a để tính hợp lực tác dụng lên tàu hoả

Câu 4 :

Một quả bóng đang nằm yên trên mặt đất thì bị một cầu thủ đá bằng một lực 13,5 N theo phương ngang và bóng lăn trên sân thu được gia tốc 6,5 m/s2. Bỏ qua mọi ma sát, lấy g = 10 m/s2.

a) Khối lượng của quả bóng là 2 kg.

Đúng
Sai

b) Phản lực của mặt đất có giá trị khác trọng lượng của quả bóng.

Đúng
Sai

c) Trọng lượng của quả bóng có đơn vị là N/kg.

Đúng
Sai

d) Phản lực của mặt đất tác dụng lên quả bóng là 20,8 N

Đúng
Sai
Đáp án

a) Khối lượng của quả bóng là 2 kg.

Đúng
Sai

b) Phản lực của mặt đất có giá trị khác trọng lượng của quả bóng.

Đúng
Sai

c) Trọng lượng của quả bóng có đơn vị là N/kg.

Đúng
Sai

d) Phản lực của mặt đất tác dụng lên quả bóng là 20,8 N

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Vận dụng định luật II Newton: F = m.a

Lời giải chi tiết :

a) Khối lượng của quả bóng là \(F = m.a \Rightarrow m = \frac{F}{a} = \frac{{13,5}}{{6,5}} \approx 2\,{\rm{kg}}\). Đúng

b) Phản lực = trọng lượng P = mg = 2.10 = 20 N. Sai

c) Trọng lượng của quả bóng có đơn vị là N. Sai

d) Phản lực của mặt đất tác dụng lên quả bóng là 20 N. Sai

PHẦN III. CÂU TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN.
Câu 1 :

Một vật chuyển động dọc theo đường thẳng. Độ dịch chuyển của nó tại các thời điểm khác nhau được cho bởi bảng số liệu sau:

d (m)

0

10

20

30

40

50

t (s)

0

1

2

3

4

5

Vận tốc trung bình của vật có giá trị là bao nhiêu m/s?

Đáp án: 

Đáp án

Đáp án: 

Phương pháp giải :

Công thức vận tốc trung bình \({v_{{\rm{tb}}}} = \frac{{{\rm{\Delta }}d}}{{{\rm{\Delta }}t}}\)

Lời giải chi tiết :

Vận tốc trung bình của vật có giá trị là \({v_{{\rm{tb}}}} = \frac{{{\rm{\Delta }}d}}{{{\rm{\Delta }}t}} = \frac{{50}}{5} = 10m/s\)

Đáp án: 10

Câu 2 :

Một người lái tàu vận chuyển hàng hóa xuôi dòng từ sông Đồng Nai đến khu vực cảng Sài Gòn với tốc độ là 40 km/h so với bờ. Sau khi hoàn thành công việc, lái tàu quay lại sông Đồng Nai theo lộ trình cũ với tốc độ là 30 km/h so với bờ. Biết rằng chiều và tốc độ của dòng nước đối với bờ không thay đổi trong suốt quá trình tàu di chuyển, ngoài ra tốc độ của tàu so với nước cũng được xem là không đổi. Hãy xác định tốc độ của dòng nước so với bờ theo đơn vị km/h ?

Đáp án: 

Đáp án

Đáp án: 

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức trung bình vận tốc trên hành trình khứ hồi \({v_{{\rm{tb}}}} = \frac{{2{v_1}{v_2}}}{{{v_1} + {v_2}}}\)

Lời giải chi tiết :

Gọi số 1, 2, 3 lần lượt là tàu, dòng nước và bờ.

Công thức cộng vận tốc: \(\overrightarrow {{v_{13}}}  = \overrightarrow {{v_{12}}}  + \overrightarrow {{v_{23}}} \)

- Khi tàu đi xuôi dòng: v13 = v12 + v23

- Khi tàu đi ngược dòng: v'13 = v12 − v23

- Suy ra tốc độ của dòng nước so với bờ là: \({v_{23}} = \frac{1}{2}\left( {{v_{13}} - v{'_{13}}} \right) = \frac{1}{2}\left( {40 - 30} \right) = 5km/h\)

Đáp án: 5

Câu 3 :

Đồ thị ở Hình 8.2 mô tả sự thay đổi vận tốc theo thời gian trong chuyển động thẳng của một ô tô thể thao đang chạy thử về phía Bắc. Gia tốc của ô tô từ giây thứ 12 đến giây thứ 20 bằng bao nhiêu m/s2 ?

Đáp án: 

Đáp án

Đáp án: 

Phương pháp giải :

Gia tốc \(a = \frac{{{\rm{\Delta }}v}}{{{\rm{\Delta }}t}}\)

Lời giải chi tiết :

Gia tốc của ô tô từ giây thứ 12 đến giây thứ 20 là: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{0 - 20}}{{20 - 12}} =  - 2,5m/{s^2}\)

Đáp án: -2,5

Câu 4 :

Một người đi xe đạp lên dốc dài. Tốc độ ở dưới chân dốc là 5 m/s. Coi chuyển động trên là chuyển động thẳng chậm dần đều với gia tốc có độ lớn 0,16 m/s2. Chọn chiều dương theo chiều chuyển động của xe. Sau khi người đi xe đạp lên được 12,5 s thì tốc độ của xe là bao nhiêu m/s ?

Đáp án: 

Đáp án

Đáp án: 

Phương pháp giải :

Công thức vận tốc trong chuyển động chậm dần đều: \(v = {v_0} + at\)

Lời giải chi tiết :

Sau khi người đi xe đạp lên được 12,5 s thì tốc độ của xe là

\(v = {v_0} + at \Rightarrow v = 5 + ( - 0,16).12,5 = 5 - 2 = 3{\rm{m/s}}\)

Đáp án: 3

Câu 5 :

Một quả bóng có khối lượng 0,2 kg bay với tốc độ 25 m/s đến đập vuông góc với một bức tường rồi bị bật trở lại theo phương cũ với tốc độ 15 m/s. Khoảng thời gian va chạm bằng 0,05 s. Độ lớn lực của tường tác dụng lên quá bóng bằng bao nhiêu N ? Coi lực này là không đổi trong suốt thời gian tác dụng.

Đáp án: 

Đáp án

Đáp án: 

Phương pháp giải :

Lực tác dụng: \(F = \frac{{{\rm{\Delta }}p}}{{{\rm{\Delta }}t}}\)

Lời giải chi tiết :

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của quả bóng sau khi va chạm.

Vận tốc thay đổi \({\rm{\Delta }}v = 25 + 15 = 40{\rm{m/s}}\)

Độ biến thiên động lượng \({\rm{\Delta }}p = 0,2.40 = 8\,{\rm{kg}}.{\rm{m/s}}\)

Lực tác dụng \(F = \frac{8}{{0,05}} = 160\,{\rm{N}}\)

Đáp án: 160

Câu 6 :

Một thùng hàng trọng lượng 500 N đang trượt xuống dốc. Mặt dốc tạo với phương ngang một góc 30o. Chon hệ tọa độ vuông góc xOy sao cho trục Ox theo hướng chuyển động của thùng. Đo được gia tốc chuyển động của thùng là 2 m/s2. Bỏ qua ma sát của không khí lên thùng. Hệ số ma sát trượt giữa mặt dốc và thùng hàng bằng bao nhiêu ?

Đáp án: 

Đáp án

Đáp án: 

Phương pháp giải :

- Phân tích các lực tác dụng lên vật

- Chiếu các lực lên các trục tọa tọa độ

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\vec N + \overrightarrow {{F_{ms}}}  + \overrightarrow {{P_x}}  + \overrightarrow {{P_y}}  = m\vec a\)

Chiếu biểu thức trên lên 2 trục tọa độ đã chọn có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{Ox:{P_x} - {F_{ms}} = ma}\\{Oy:N - {P_y} = 0}\end{array}} \right. \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{P.\sin \alpha  - \mu .N = ma}\\{N = P.\cos \alpha }\end{array}} \right.\)

Do vật chuyển động trên trục Ox, trên trục Oy không có chuyển động nên gia tốc trên trục Oy bằng 0

Khi đó: \(P\sin \alpha  - \mu .P.\cos \alpha  = ma \Rightarrow \mu  = \frac{{g\sin \alpha  - a}}{{g\cos \alpha }} = \tan \alpha  - \frac{a}{{g\cos \alpha }} = \tan 30^\circ  - \frac{2}{{10.\cos 30^\circ }} = 0,35\)

Đáp án: 0,35

>> Học trực tuyến Lớp 10 cùng thầy cô giáo giỏi tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.