

Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 9 KNTT - Đề số 2>
Tải vềNội dung nào sau đây phản ánh quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam trong những năm 1929 – 1930? A. Ba tổ chức cộng sản ra đời và hợp nhất thành một đảng thống nhất.
Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
Đề bài
PHẦN I: CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: (ID: 710862) Nội dung nào sau đây phản ánh quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam trong những năm 1929 – 1930?
A. Ba tổ chức cộng sản ra đời và hợp nhất thành một đảng thống nhất.
B. Việt Nam Quốc dân đảng phát động cuộc khởi nghĩa vũ trang.
C. Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương.
Câu 2: (ID: 710863) Nội dung nào sau đây phản ánh ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Kết thúc hơn hai mươi năm thống trị của chế độ thực dân kiểu mới ở Việt Nam.
B. Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo cách mạng.
C. Mở ra thời kì mới cho dân tộc Việt Nam: độc lập dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội.
D. Tạo bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ.
Câu 3: (ID: 701254) Sự kiện nào dưới đây gắn với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc khi ở Liên Xô?
A. Tham dự đại hội lần VII của Quốc tế cộng sản.
B. Tham dự đại hội lần VI của Quốc tế cộng sản.
C. Tham dự đại hội lần V của Quốc tế cộng sản.
D. Tham dự đại hội lần IV của Quốc tế cộng sản.
Câu 4: (ID: 701255) Nguyễn Ái Quốc gia nhập Xã hội Pháp vào thời gian nào?
A. Tháng 6 – 1919.
B. Đầu năm 1919.
C. Tháng 7 – 1920.
D. Tháng 12 – 1920.
Câu 5: (ID: 710545) Ngày 1/5/1930 diễn ra sự kiện gì?
A. Lần đầu tiên giai cấp công nhân Việt Nam tổ chức mít tinh quy mô lớn.
B. Lần đầu tiên giai cấp công nhân Việt Nam biểu tình kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động, thể hiện tình đoàn kết cách mạng với nhân dân lao động thế giới.
C. Công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động tổ chức một cuộc mít tinh khổng lồ (2,5 vạn người) ở Quảng trường Đấu Xảo (Hà Nội).
D. Lần đầu tiên cờ đỏ sao vàng, cờ đỏ búa liềm xuất hiện trong các cuộc đấu tranh của giai cấp công nông Việt Nam.
Câu 6: (ID: 710546) Hình thức đấu tranh nào mới xuất hiện ở Việt Nam trong thời kì 1932 - 1935?
A. Nổi dậy của nông dân.
B. Biểu tình có vũ trang tự vệ.
C. Vận động bầu cử và bút chiến trên lĩnh vực báo chí.
D. Khởi nghĩa vũ trang của công nhân.
Câu 7: (ID: 712630) Tháng 3 – 1947 , Tổng thống của Mĩ đã chính thức phát động cuộc Chiến tranh lạnh nhằm mục đích gì ?
A. Chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Giữ vững nền hòa bình, an ninh thế giới sau chiến tranh.
C. Xoa dịu tinh thần đấu tranh của công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa.
D. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ - Latinh.
Câu 8: (ID: 712632) Sự kiện nào sau đây thể hiện cho những xung đột quân sự của cuộc Chiến tranh lạnh?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Chiến tranh vùng vịnh Pécxích.
C. Cuộc chiến tranh cục bộ ở Đông Nam Á, Triều Tiên, Trung Đông,...
D. Chiến tranh giữa Mỹ và Liên Xô.
Câu 9: (ID: 712637) Mối quan hệ của Liên Xô, Mỹ và các nước tư bản Tây Âu như thế nào sau Chiến tranh thứ hai?
A. Từ quan hệ đối đầu sang đồng minh.
B. Từ mối quan hệ đồng minh sang đối đầu.
C. Cùng hợp tác phát triển các lĩnh vực khoa học – kỹ thuật.
D. Giúp đỡ nhau vượt qua những thiệt hại do chiến tranh để lại.
Câu 10: (ID: 712638) Tháng 3 – 1947, Tổng thống Mỹ đã thực hiện Chiến lược gì?
A. Chiến lược kinh tế.
B. Chiến lược xã hội.
C. Chiến lược toàn cầu.
D. Chiến lược bành trướng.
Câu 11: (ID: 712642) Nguồn gốc của cuộc Chiến tranh lạnh là
A. Xuất phát từ tham vọng làm bá chủ thế giới của Mĩ.
B. Do sự chi phối của trật tự hai cực Ianta.
C. Xuất phát từ mục tiêu chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa của Mĩ.
D. Do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc Mĩ và Liên Xô.
Câu 12: (ID: 712643) Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu trực tiếp giữa
A. Các nước Tây Âu và Mĩ
B. Liên Xô và Mĩ.
C. Mĩ và Nhật Bản.
D. Các nước Tây Âu và các nước Đông Âu.
Câu 13: (ID: 712253) Lãnh tụ nào sau đây đã lãnh đạo nhân dân Cuba lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ?
A. Hô-xê-mác-ti.
B. A-gien-đê.
C. Chê Ghê-va-na.
D. Phi-đen Cát-xtơ-rô.
Câu 14: (ID: 712254) Chế độ độc tài quân sự của Cu – ba được thiết lập vào thời gian nào?
A. Tháng7 – 1952.
B. Tháng 3 – 1952.
C. Tháng 11 – 1956.
D. Tháng 1 – 1959.
Câu 15: (ID: 713140) Nội dung nào sau đây là mục tiêu trong chính sách đối ngoại do Mỹ đề ra sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945)?
A. Tăng cường viện trợ cho các nước Đông Âu.
B. Thành lập liên minh chống chủ nghĩa phát xít.
C. Ngăn chặn, đẩy lùi phong trào cách mạng thế giới.
D. Tích cực hợp tác với hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Câu 16: (ID: 707177) Bưu chính gồm các hoạt động
A. nhận, vận chuyển thư tín và xử lí số liệu bằng các thiết bị điện tử.
B. nhận, vận chuyển thư tín, bưu phẩm, hàng hóa, tài liệu.
C. gửi, truyền, nhận và xử lí số liệu, hình ảnh, âm thanh,... bằng các thiết bị điện tử.
D. nhận và xử lí số liệu, hình ảnh, âm thanh và vận chuyển thư tín, bưu phẩm.
Câu 17: (ID: 736003) Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu dẫn đến vùng Tây Bắc có mật độ dân số thấp nhất nước ta?
A. Tập trung nhiều đồng bào dân tộc.
B. Thiếu tài nguyên khoáng sản.
C. Thiếu nguồn năng lượng.
D. Địa hình hiểm trở, giao thông khó khăn.
Câu 18: (ID: 736163) Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm của nước ta do điều kiện chủ yếu nào sau đây?
A. Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
B. Diện tích rộng lớn, dân cư đông đúc.
C. Đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào.
D. Vị trí địa lí thuận lợi, nhiều đô thị lớn.
Câu 19: (ID: 736155) Vùng Đồng bằng sông Hồng có mùa đông lạnh tạo điều kiện cho việc
A. trồng cây có nguồn gốc cận nhiệt.
B. phát triển hoạt động du lịch biển.
C. xây dựng các nhà máy thuỷ điện.
D. đánh bắt, nuôi trồng thuỷ, hải sản.
Câu 20: (ID: 736012) Cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. cao su.
B. điều.
C. cà phê.
D. chè.
Câu 21: (ID: 707169) Loại hình giao thông nào đóng vai trò quan trọng nhất nước ta?
A. Đường sắt.
B. Đường biển.
C. Đường ô tô.
D. Đường hàng không.
Câu 22: (ID: 707171) Phát biểu nào sau đây không đúng với ý nghĩa của quốc lộ 1 ở nước ta?
A. Kết nối hầu hết các vùng kinh tế.
B. Tạo thuận lợi giao lưu Đông - Tây.
C. Tạo thuận lợi giao lưu Bắc - Nam.
D. Thúc đẩy nhiều đô thị lớn phát triển.
Câu 23: (ID: 707178) Điều kiện nào dưới đây không giúp nước ta thuận lợi trao đổi, mua bán hàng hoá với các nước trong khu vực và trên thế giới?
A. Nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế.
B. Vùng biển rộng lớn.
C. Nước ta là cầu nối giữa hai lục địa.
D. Nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động châu Á – Thái Bình Dương.
Câu 24: (ID: 736008) Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ gặp khó khăn chủ yếu nào sau đây?
A. Mật độ dân số thấp, phong tục cũ còn nhiều.
B. Nạn du canh, du cư còn xảy ra ở một số nơi.
C. Trình độ thâm canh còn thấp, đầu tư vật tư ít.
D. Công nghiệp chế biến nông sản còn hạn chế.
Câu 25: (ID: 736152) Hai trung tâm công nghiệp hàng đầu ở Đồng bằng Sông Hồng là
A. Hà Nội và Hải Dương.
B. Hà Nội và Hải Phòng.
C. Hà Nội và Nam Định.
D. Hà Nội và Vĩnh Yên.
Câu 26: (ID: 736161) Về điều kiện tự nhiên Đồng bằng sông Hồng gặp khó khăn nào dưới đây?
A. Nhiều bão, ngập lụt.
B. Địa hình bị chia cắt.
C. Mùa đông giá lạnh.
D. Gió Tây khô nóng.
Câu 27: (ID: 736151) Nhận định nào sau đây không đúng với Đồng bằng Sông Hồng?
A. Diện tích lãnh thổ lớn nhất.
B. Là một trung tâm kinh tế.
C. Mật độ dân số cao nhất.
D. Gồm 11 tỉnh, thành phố.
Câu 28: (ID: 736004) Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có nguồn thủy năng lớn do
A. có mạng lưới sông ngòi dày đặc.
B. đồi núi cao, mặt bằng rộng, mưa nhiều.
C. địa hình dốc và có nhiều sông lớn.
D. địa hình dốc, nhiều thác ghềnh, nhiều phù sa.
Câu 29: (ID: 736157) Ảnh hưởng tiêu cực của dân cư vùng Đồng bằng sông Hồng đến xã hội là
A. chất lượng cuộc sống chậm cải thiện.
B. khai thác tài nguyên không hiệu quả.
C. sự phát triển kinh tế bị kìm hãm.
D. vấn đề ô nhiễm môi trường gay gắt.
Câu 30: (ID: 736021) Nguyên nhân quan trọng nhất để vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trồng được cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt là gì?
A. Lao động có truyền thống, kinh nghiệm.
B. Khí hậu cận nhiệt đới và có mùa đông lạnh.
C. Nhiều bề mặt cao nguyên đá vôi bằng phẳng.
D. Đất feralit, đất xám phù sa cổ bạc màu.
PHẦN II: CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 31: (ID: 740141) Đọc đoạn tư liệu, chọn đúng hoặc sai
“Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đã thiết lập ảnh hưởng mạnh mẽ tại các nước Đông Âu thông qua việc hỗ trợ các đảng cộng sản giành chính quyền. Từ năm 1945-1949, các nước như Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary, Romania, và Bulgaria lần lượt trở thành các nhà nước xã hội chủ nghĩa theo mô hình Liên Xô. Mối quan hệ giữa Liên Xô và các nước Đông Âu được định hình bởi các hiệp ước hợp tác song phương và tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va (1955), trong đó Liên Xô đóng vai trò trung tâm trong việc bảo vệ hệ thống xã hội chủ nghĩa trước áp lực của phương Tây”.
(Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục, 2006, tr. 56-58)
a. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đã hỗ trợ các đảng cộng sản giành chính quyền tại các nước Đông Âu.
b. Hiệp ước Vác-sa-va (1955) là minh chứng cho sự lãnh đạo của Liên Xô trong việc bảo vệ hệ thống xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
c. Các nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu hình thành từ năm 1945 đến 1949 đều được tổ chức theo mô hình kinh tế và chính trị riêng của từng quốc gia.
d. Nếu không có áp lực của phương Tây, mối quan hệ giữa Liên Xô và các nước Đông Âu vẫn sẽ được duy trì thông qua các hiệp ước hợp tác song phương.
Câu 32: (ID: 740130) Cho bảng số liệu sau, chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý dưới đây
a. Tổng sản lượng thủy sản của vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2021 là 1 200,1 nghìn tấn.
b. Tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác trong tổng sản lượng thủy sản vùng Đồng bằng sông Hồng luôn cao hơn tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng.
c. Sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Hồng tăng liên tục nhờ phương tiện đánh bắt ngày càng hiện đại, nuôi trồng theo hình thức công nghiệp ngày càng phổ biến.
d. Để thể hiện cơ cấu sản lượng thủy sản vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2010 – 2021, biểu đồ tròn là thích hợp nhất.
Đáp án
Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
1.A |
2.B |
3.C |
4.B |
5.B |
6.C |
7.A |
8.C |
9.B |
10.C |
11.D |
12.B |
13.D |
14.B |
15.C |
16.B |
17.D |
18.C |
19.D |
20.D |
21.C |
22.C |
23.B |
24.D |
25.B |
26.A |
27.A |
28.C |
29.A |
30.B |
Câu 1 (TH):
Phương pháp:
Suy luận, loại trừ phương án.
Cách giải:
A chọn, ba tổ chức cộng sản ra đời và hợp nhất thành một đảng thống nhất. Từ ngày 3 đến 7-2-1930, tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc), dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam là Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, thành một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.
B loại vì Việt Nam Quốc dân đảng phát động cuộc khởi nghĩa vũ trang không phản ánh quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
C loại vì Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên vào năm 1925, không phải trong khoảng thời gian 1929 – 1930.
D loại vì Đảng Cộng sản Việt Nam không đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương trong quá trình thành lập từ 1929 – 1930.
Chọn A.
Câu 2 (TH):
Phương pháp:
Suy luận.
Cách giải:
Việc thành lập Đảng đã chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo cách mạng. Sự kiện này được coi là bước ngoặt quan trọng của lịch sử cách mạng Việt Nam, quyết định sự phát triển của dân tộc.
Chọn B.
Câu 3 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 9, nội dung Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1918 đến năm 1930.
Cách giải:
Tháng 6 – 1924, Nguyễn Ái Quốc tham dự đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản.
Chọn C.
Câu 4 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 9, nội dung Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1918 đến năm 1930.
Cách giải:
Nguyễn Ái Quốc gia nhập Xã hội Pháp vào đầu năm 1919.
Chọn B.
Câu 5 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 9, nội dung Phong trào cách mạng 1930 – 1931.
Cách giải:
Ngày 1/5/1930, lần đầu tiên giai cấp công nhân Việt Nam biểu tình kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động, thể hiện tình đoàn kết cách mạng với nhân dân lao động thế giới.
Chọn B.
Câu 6 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 9, nội dung Phong trào cách mạng trong những năm 1936 – 1939.
Cách giải:
Hình thức đấu tranh mới xuất hiện ở Việt Nam trong thời kì 1932 – 1935 là vận động bầu cử và bút chiến trên lĩnh vực báo chí.
Chọn C.
Câu 7 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 9, nội dung Nguyên nhân xuất hiện Chiến tranh Lạnh.
Cách giải:
Tháng 3 – 1947 , Tổng thống của Mĩ đã chính thức phát động cuộc Chiến tranh lạnh nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
Chọn A.
Câu 8 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 9, nội dung Nguyên nhân xuất hiện Chiến tranh Lạnh.
Cách giải:
Sự kiện thể hiện cho những xung đột quân sự của cuộc Chiến tranh lạnh đó là cuộc chiến tranh cục bộ ở Đông Nam Á, Triều Tiên, Trung Đông,...
Chọn C.
Câu 9 (TH):
Phương pháp:
Suy luận.
Cách giải:
Mối quan hệ của Liên Xô, Mỹ và các nước tư bản Tây Âu sau Chiến tranh thứ hai là từ mối quan hệ đồng minh sang đối đầu.
Chọn B.
Câu 10 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 9, nội dung Nguyên nhân xuất hiện Chiến tranh Lạnh.
Cách giải:
Tháng 3 – 1947, Tổng thống Mỹ đã thực hiện Chiến lược toàn cầu.
Chọn C.
Câu 11 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 9, nội dung Nguyên nhân xuất hiện Chiến tranh Lạnh.
Cách giải:
Nguồn gốc của cuộc Chiến tranh lạnh là do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc Mĩ và Liên Xô.
Chọn D.
Câu 12 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 9, nội dung Biểu hiện của Chiến tranh Lạnh.
Cách giải:
Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu trực tiếp giữa Liên Xô và Mĩ.
Chọn B.
Câu 13 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 9, nội dung Khu vực Mỹ Latinh từ năm 1945 đến năm 1991.
Cách giải:
Phi-đen Cát-xtơ-rô đã lãnh đạo nhân dân Cuba lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ.
Chọn D.
Câu 14 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 9, nội dung Khu vực Mỹ Latinh từ năm 1945 đến năm 1991.
Cách giải:
Chế độ độc tài quân sự của Cu – ba được thiết lập vào tháng 3 – 1952.
Chọn B.
Câu 15 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 9, nội dung Nước Mỹ từ năm 1945 đến năm 1991.
Cách giải:
Mục tiêu trong chính sách đối ngoại do Mỹ đề ra sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đó là ngăn chặn, đẩy lùi phong trào cách mạng thế giới.
Chọn C.
Câu 16 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 9, Địa lí các ngành kinh tế.
Cách giải:
Bưu chính gồm các hoạt động nhận, vận chuyển thư tín, bưu phẩm, hàng hóa, tài liệu.
Chọn B.
Câu 17 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 9, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Cách giải:
- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vùng Tây Bắc có mật độ dân số thấp nhất nước ta là do kinh tế kém phát triển, địa hình hiểm trở, giao thông khó khăn. Trong đó, địa hình hiểm trở, giao thông khó khăn là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc sinh hoạt, phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn.
- A sai vì tập trung nhiều đồng bào dân tộc không ảnh hưởng đến mật độ dân số.
- B, C sai vì đây là các nguyên nhân làm vùng có mật độ dân số thấp, tuy nhiên đây không phải là các nguyên nhân chính.
Chọn D.
Câu 18 (VD):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 9, Đồng bằng sông Hồng.
Cách giải:
Đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào là điều kiện chủ yếu giúp Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm của nước ta do ngành sản xuất lương thực, thực phẩm phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên, đặc biệt là đất đai, khí hậu, nguồn nước.
Chọn C.
Câu 19 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 9, Đồng bằng sông Hồng.
Cách giải:
Đồng bằng sông Hồng trong năm có một mùa đông lạnh tạo điều kiện để xen canh, tăng vụ và có thế mạnh trồng cây có nguồn gốc cận nhiệt bên cạnh các cây có nguồn gốc nhiệt đới.
Chọn D.
Câu 20 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 9, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Cách giải:
Cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là cây chè. Khu vực này, đặc biệt là các tỉnh như Hà Giang, Lai Châu, và Lào Cai, có điều kiện khí hậu và đất đai phù hợp cho việc trồng chè. Chè không chỉ là cây trồng chủ lực của vùng mà còn đóng góp quan trọng vào nền kinh tế địa phương qua việc sản xuất và chế biến chè xuất khẩu.
Chọn D.
Câu 21 (NB):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 9, Địa lí các ngành kinh tế.
Cách giải:
Đường ô tô (đường bộ) là loại hình giao thông vận tải quan trọng nhất cả nước.
Chọn C.
Câu 22 (TH):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 9, Địa lí các ngành kinh tế.
Cách giải:
Tạo thuận lợi giao lưu Đông – Tây là phát biểu không đúng với ý nghĩa của quốc lộ 1 ở nước ta vì đây là tuyến đường chạy theo hướng bắc – nam => tạo thuận lợi giao lưu Bắc – Nam.
Chọn C.
Câu 23 (TH):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 9, Địa lí các ngành kinh tế.
Cách giải:
Vùng biển rộng lớn không phải là điều kiện giúp nước ta thuận lợi trao đổi, mua bán hàng hoá với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Điều kiện giúp nước ta thuận lợi trao đổi, mua bán hàng hoá với các nước trong khu vực và trên thế giới phải liên quan đến vị trí địa lí.
Chọn B.
Câu 24 (TH):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 9, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Cách giải:
Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ gặp khó khăn chủ yếu là công nghiệp chế biến nông sản còn hạn chế.
Chọn D.
Câu 25 (TH):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 9, Đồng bằng sông Hồng.
Cách giải:
Hà Nội và Hải Phòng là hai trung tâm công nghiệp hàng đầu ở Đồng bằng Sông Hồng.
- Hà Nội: Thủ đô của Việt Nam, không chỉ là trung tâm chính trị và văn hóa mà còn là trung tâm công nghiệp quan trọng. Hà Nội có nền công nghiệp phát triển đa dạng, bao gồm các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, điện tử, dệt may và thực phẩm.
- Hải Phòng: Là thành phố cảng lớn nhất miền Bắc và một trong những trung tâm công nghiệp trọng điểm của Việt Nam. Hải Phòng nổi bật với các ngành công nghiệp nặng như đóng tàu, chế biến dầu khí, sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp chế biến thực phẩm. Cảng Hải Phòng đóng vai trò quan trọng trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa.
Chọn B.
Câu 26 (TH):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 9, Đồng bằng sông Hồng.
Cách giải:
Về điều kiện tự nhiên Đồng bằng sông Hồng gặp khó khăn chủ yếu về mưa bão và ngập lụt.
- Vùng Đồng bằng sông Hồng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi bão từ biển Đông. Bão mang theo lượng mưa lớn và có thể gây ra những trận lũ lụt nghiêm trọng.
- Do đặc thù địa hình thấp và bằng phẳng, cộng với sự gia tăng lượng mưa trong mùa bão, ngập lụt là vấn đề phổ biến và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng và đời sống của người dân.
Chọn A.
Câu 27 (TH):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 9, Đồng bằng sông Hồng.
Cách giải:
Đồng bằng sông Hồng là vùng có mật độ dân số, gồm 11 tỉnh, thành phố. Đồng thời, đây cũng là một trong hai trung tâm kinh tế, văn hóa, thể thao,… lớn nhất của nước ta hiện nay.
=> Diện tích lãnh thổ lớn nhất là nhận định không đúng với Đồng bằng sông Hồng (vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có diện tích lãnh thổ lớn nhất nước ta).
Chọn A.
Câu 28 (VD):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 9, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Cách giải:
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có nguồn thủy năng lớn do vùng có nhiều sông lớn, các con sông này chảy trên miền địa hình dốc – đây là điều kiện rất thuật lợi để xây dựng các nhà máy thủy điện.
- A sai vì thiếu điều kiện sông nhiều nước, chảy trên miền địa hình dốc.
- B sai vì không nhắc đến đặc điểm sông ngòi, chỉ nói về đặc điểm mưa nhiều là chưa đủ.
- D sai vì nhiều phù sa không ảnh hưởng đến nguồn thủy năng.
Chọn C.
Câu 29 (VD):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 9, Đồng bằng sông Hồng.
Cách giải:
- Gạch chân từ khóa: xã hội.
=> Ảnh hưởng tiêu cực của dân cư vùng Đồng bằng sông Hồng đến xã hội là chất lượng cuộc sống chậm cải thiện.
- B, D sai vì đó là những ảnh hưởng tiêu cực của dân cư Đồng bằng sông Hồng đến tài nguyên, môi trường.
- C sai vì đó là ảnh hưởng tiêu cực của dân cư Đồng bằng sông Hồng đến kinh tế.
Chọn A.
Câu 30 (VD):
Phương pháp:
SGK Lịch sử và Địa lí 9, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Cách giải:
Nguyên nhân quan trọng nhất để vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trồng được cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt là khí hậu cận nhiệt đới và có mùa đông lạnh (việc trồng các loại cây nhiệt đới/cận nhiệt/ôn đới phụ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm khí hậu của khu vực đó).
Chọn B.
Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai
Câu 31 (VD):
Phương pháp:
Suy luận dựa trên đoạn tư liệu.
Cách giải:
a) Đúng, Liên Xô thiết lập ảnh hưởng tại Đông Âu thông qua việc hỗ trợ các đảng cộng sản giành chính quyền từ năm 1945-1949.
b) Đúng, Hiệp ước Vác-sa-va là một tổ chức quân sự do Liên Xô đứng đầu, nhằm bảo vệ các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước áp lực của phương Tây.
c) Sai, các nước như Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary, Romania, và Bulgaria đều tổ chức nhà nước theo mô hình xã hội chủ nghĩa của Liên Xô, không phải mô hình riêng.
d) Sai, mối quan hệ giữa Liên Xô và Đông Âu không chỉ dựa trên hợp tác mà còn phụ thuộc vào vai trò của Liên Xô trong việc “bảo vệ” hệ thống xã hội chủ nghĩa trước áp lực phương Tây. Nếu không có áp lực này, vai trò trung tâm của Liên Xô có thể không được củng cố mạnh mẽ như vậy.
Câu 32 (VD):
Phương pháp:
Dựa vào bảng số liệu và liên hệ kiến thức phần Thủy sản vùng Đồng bằng sông Hồng.
Cách giải:
a) Đúng vì tổng sản lượng thủy sản của vùng là: 844,8 + 355,3 = 1 200,1 nghìn tấn.
b) Sai vì sản lượng thủy sản khai thác luôn thấp hơn sản lượng thủy sản nuôi trồng => Tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác trong tổng sản lượng thủy sản vùng Đồng bằng sông Hồng luôn thấp hơn tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng.
c) Đúng vì hiện đại hóa các phương tiện đánh bắt sẽ làm tăng sản lượng khai thác, nuôi trồng theo quy mô lớn, hình thức công nghiệp sẽ làm tăng sản lượng nuôi trồng.
d) Đúng vì để thể hiện cơ cấu của các đối tượng từ 3 năm trở xuống, biểu đồ tròn là thích hợp nhất.

