Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 1>
Tải vềPHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi:
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Đề thi
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi:
Câu 1. Quan sát hình ảnh và nối cột A với cột B cho phù hợp với tên truyện sao cho phù hợp:
Cột A – hình ảnh |
Cột B – tên truyện |
1. Hình 1 |
a. Thỏ và Rùa |
2. Hình 2 |
b. Đeo nhạc cho mèo |
3. Hình 3 |
c. Con cáo và chùm nho |
4. Hình 4 |
d. Ếch ngồi đáy giếng |
Câu 2. Các truyện có hình ảnh minh họa vừa đề cập ở Câu 1 thuộc thể loại nào?
A. Truyện ngụ ngôn
B. Truyện cổ tích
C. Truyền thuyết
D. Truyện khoa học viễn tưởng
Câu 3. Con vật nào trong các hình ảnh trên thường mang tuyến nhân vật ác?
A. Con cáo
B. Con mèo
C. Con ếch
D. Con thỏ
Câu 4. Ở hình 2 bầu trời qua miệng giếng trong quan sát và suy nghĩ của ếch “chỉ bé bằng…”.
Hãy lựa chọn từ ngữ thích hợp trong các từ sau để hoàn thiện đúng suy nghĩ của ếch.
A. Chiếc lá
B. Chiếc vung
C. Bàn tay
D. Miệng bát
Câu 5. Ở hình 3, thỏ vốn nhanh nhẹn, rùa vốn chậm chạp, nhưng khi thi chạy thì rùa lại là người giành chiến thắng. Nguyên nhân vì sao?
A. Vì thỏ chủ quan, lơ là, khinh địch
B. Vì rùa được nhiều người trợ giúp
C. Vì rùa kiên trì, chăm chỉ, nỗ lực
D. A và C đúng
Câu 6. Chi tiết hình ảnh minh họa trong Hình 4 thể hiện điều gì?
A. Khắc họa sự hung dữ của mèo
B. Chế giễu sự hèn nhát của lũ chuột
C. Sự thân thiện gần gũi của mèo và chuột
D. Sự thông minh của đàn chuột
Câu 7. Bài học nào sau đây đúng với câu chuyện được minh họa ở Hình 2?
A. Không nên chủ quan kiêu ngạo, coi thường những người xung quanh; cần phải khiêm tốn học hỏi, khám phá thế giới
B. Cuộc sống phải biết nhường nhịn nhau
C. Cần phải biết kiên trì không được chủ quan
D. Khuyên người ta nên từ bỏ những thứ không thuộc về mình cho dù cố gắng đến mấy để đạt được
Câu 8. Tìm một thành ngữ phù hợp với nội dung của một trong các truyện có hình ảnh minh họa trên đây, giải nghĩa thành ngữ đó.
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Chỉ ra và giải nghĩa thành ngữ trong các câu sau:
a. Rồi đến chiều, tự nhiên chị thấy máy mắt thì đâm lo thành ra ruột nóng như cào
b. Giấy tờ ai dám đưa cho ông cụ ruột để ngoài da ấy
c. Thật không muốn có chuyện lôi thôi trong nhà đành nhiều khi phải nhắm mắt làm ngơ
d. Tất cả những cái đó cám dỗ tôi hơn là quy tắc về phân từ; nhưng tôi cưỡng lại được, và ba chân bốn cẳng chạy đến trường.
Câu 2. Tục ngữ có câu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn, em hãy viết bài văn nghị luận thể hiện sự tán thành của mình về câu tục ngữ trên.
Đáp án
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1 (1.0 điểm)
Quan sát hình ảnh và nối cột A với cột B cho phù hợp với tên truyện sao cho phù hợp:
|
Phương pháp:
Quan sát hình ảnh và lựa chọn sao cho phù hợp
Lời giải chi tiết:
1 – c; 2 – d; 3 – a; 4 - b
Câu 2 (0.25 điểm)
Các truyện có hình ảnh minh họa vừa đề cập ở Câu 1 thuộc thể loại nào? A. Truyện ngụ ngôn B. Truyện cổ tích C. Truyền thuyết D. Truyện khoa học viễn tưởng |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung truyện đồng thời dựa vào đặc trưng thể loại
Lời giải chi tiết:
Các truyện có hình ảnh minh họa vừa đề cập ở Câu 1 thuộc thể loại truyện ngụ ngôn
=> Đáp án: A
Câu 3 (0.25 điểm)
Con vật nào trong các hình ảnh trên thường mang tuyến nhân vật ác? A. Con cáo B. Con mèo C. Con ếch D. Con thỏ |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung của các truyện
Lời giải chi tiết:
Con cáo thường mang tuyến nhân vật ác
=> Đáp án: A
Câu 4 (0.25 điểm)
Ở hình 2 bầu trời qua miệng giếng trong quan sát và suy nghĩ của ếch “chỉ bé bằng…”. Hãy lựa chọn từ ngữ thích hợp trong các từ sau để hoàn thiện đúng suy nghĩ của ếch. A. Chiếc lá B. Chiếc vung C. Bàn tay D. Miệng bát |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung truyện
Lời giải chi tiết:
Ở hình 2 bầu trời qua miệng giếng trong quan sát và suy nghĩ của ếch “chỉ bé bằng chiếc vung”.
=> Đáp án: B
Câu 5 (0.25 điểm)
Ở hình 3, thỏ vốn nhanh nhẹn, rùa vốn chậm chạp, nhưng khi thi chạy thì rùa lại là người giành chiến thắng. Nguyên nhân vì sao? A. Vì thỏ chủ quan, lơ là, khinh địch B. Vì rùa được nhiều người trợ giúp C. Vì rùa kiên trì, chăm chỉ, nỗ lực D. A và C đúng |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung truyện
Lời giải chi tiết:
Nguyên nhân thỏ chủ quan, lơ là, khinh địch và vì rùa kiên trì, chăm chỉ, nỗ lực
=> Đáp án: D
Câu 6 (0.25 điểm)
Chi tiết hình ảnh minh họa trong Hình 4 thể hiện điều gì? A. Khắc họa sự hung dữ của mèo B. Chế giễu sự hèn nhát của lũ chuột C. Sự thân thiện gần gũi của mèo và chuột D. Sự thông minh của đàn chuột |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung truyện
Lời giải chi tiết:
Chi tiết hình ảnh minh họa trong Hình 4 chế giễu sự hèn nhát của lũ chuột
=> Đáp án: B
Câu 7 (0.25 điểm)
Bài học nào sau đây đúng với câu chuyện được minh họa ở Hình 2? A. Không nên chủ quan kiêu ngạo, coi thường những người xung quanh; cần phải khiêm tốn học hỏi, khám phá thế giới B. Cuộc sống phải biết nhường nhịn nhau C. Cần phải biết kiên trì không được chủ quan D. Khuyên người ta nên từ bỏ những thứ không thuộc về mình cho dù cố gắng đến mấy để đạt được |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung truyện
Lời giải chi tiết:
Bài học: Không nên chủ quan kiêu ngạo, coi thường những người xung quanh; cần phải khiêm tốn học hỏi, khám phá thế giới
=> Đáp án: A
Câu 8 (0.5 điểm)
Tìm một thành ngữ phù hợp với nội dung của một trong các truyện có hình ảnh minh họa trên đây, giải nghĩa thành ngữ đó. |
Phương pháp:
Tìm thành ngữ phù hợp với nội dung của một trong những hình ảnh
Lời giải chi tiết:
Gợi ý:
- Thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” – phù hợp với truyện được minh họa ở Hình 2: ý nói tầm nhìn và nhận thức hạn hẹp, không biết đánh giá đúng vấn đề, không nhìn xa nghĩ rộng; câu thành ngữ còn hàm ý nói về sự chủ quan, coi thường thực tế.
- Thành ngữ “Đeo nhạc cho mèo” – phù hợp với truyện được minh họa ở Hình 4: phê phán những ý tưởng, suy nghĩ viển vông, hão huyền, không thực tế và không có tính khả thi
…
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Chỉ ra và giải nghĩa thành ngữ trong các câu sau: a. Rồi đến chiều, tự nhiên chị thấy máy mắt thì đâm lo thành ra ruột nóng như cào b. Giấy tờ ai dám đưa cho ông cụ ruột để ngoài da ấy c. Thật không muốn có chuyện lôi thôi trong nhà đành nhiều khi phải nhắm mắt làm ngơ d. Tất cả những cái đó cám dỗ tôi hơn là quy tắc về phân từ; nhưng tôi cưỡng lại được, và ba chân bốn cẳng chạy đến trường. |
Phương pháp:
Em dựa vào kiến thức về thành ngữ để tìm thành ngữ và giải nghĩa chúng.
Lời giải chi tiết:
a. ruột nóng như cào: rất sốt ruột, bồn chồn không yên lòng
b. ruột để ngoài da: chỉ những người bộp chộp, không giấu diếm ai điều gì
c. nhắm mắt làm ngơ: coi như không có chuyện gì xảy ra
d. Ba chân bốn cẳng: Cuống cuồng, vội vã, nhanh chóng
Câu 2 (5 điểm)
Tục ngữ có câu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn, em hãy viết bài văn nghị luận thể hiện sự tán thành của mình về câu tục ngữ trên. |
Phương pháp:
- Đảm bảo thể thức, dung lượng yêu cầu của một bài văn
- Xác định đúng nội dung chủ yếu cần nghị luận
- Triển khai hợp lý nội dung bài văn
Lời giải chi tiết:
Dàn ý tham khảo:
1. Mở bài: Nêu lí do muốn chia sẻ vấn đề đời sống cần bàn luận trong bài nghị luận (bày tỏ thái độ tán thành).
Cuộc đời là những chuyến đi, bởi sau mỗi chuyến đi đó con người sẽ trưởng thành hơn. Câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn thật đúng và sâu sắc.
2. Thân bài
a. Vấn đề gợi ra cách hiểu nào?
- “Đi” là hoạt động vật lí của bước chân => hoạt động giao lưu, học hỏi, tiếp xúc với bên ngoài.
- “một ngày đàng” đơn vị đo lường thời gian => thời gian để trải nghiệm, khám phá thế giới bên ngoài.
- “học” là hoạt động tích lũy tri thức, mở rộng vốn hiểu biết.
- “sàng khôn” là lượng kết quả thu được sau những trải nghiệm, tìm tòi.
=> Ý nghĩa: Mỗi hoạt động trải nghiệm, tìm tòi đều mang đến những tri thức, hiểu biết về cuộc sống, xã hội.
b. Vì sao bày tỏ thái độ tán thành?
Tri thức của loài người là đại dương mênh mông rộng lớn, muốn tiếp thu được khối lượng tri thức khổng lồ ấy không cách gì tốt hơn đó chính là học. Cũng bởi vậy mà ông cha ta có câu tục ngữ thật đúng đắn: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
c. Những lí lẽ và bằng chứng nào cần đưa ra để chứng tỏ sự tán thành là xác đáng?
- Khía cạnh thứ nhất thể hiện sự tán thành (lí lẽ, bằng chứng): Ý nghĩa thiết thực của việc: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
+ Đi nhiều, bạn sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho chính mình và thu nhận những kiến thức mới mẻ, tích lũy được vốn sống tích cực.
+ Dẫn chứng: Bác Hồ, các doanh nhân, …
- Khía cạnh thứ hai cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng): Hạn chế cho những người không muốn: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Cách sống an nhàn, yên bình, chọn lối sống “người trong bao” thu mình mà không dám ra ngoài xã hội để học hỏi, tiếp thu, thích ứng với những cái mới, thì một ngày nào đó sẽ mất đi vị trí cuẩ mình, mất đi năng lực tự khẳng định chính mình trong xã hội.
d. Bàn luận mở rộng
Cần phải phê phán thói quen học vẹt, học tủ, lười biếng, ngại vận động, ngại di chuyển, thụ động, hèn nhát, không có tinh thần phấn đấu học tập vươn lên.
e. Bài học nhận thức và hành động
Đối với một học sinh, chúng ta cần phải tích cực trải nghiệm nhiều hơn. Mỗi một hành trình đều sẽ giúp nâng cao kiến thức, tích lũy kỹ năng cần thiết để tiến tời thành công.
3. Kết bài: Rút ra ý nghĩa của ý kiến được tán thành
- Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 2
- Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 3
- Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 4
- Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 5
- Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 6
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay