Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn 11 - Chân trời sáng tạo

Đề thi giữa kì 2 Văn 11 Chân trời sáng tạo - Đề số 8


Đề thi giữa kì 2 Văn 11 bộ sách chân trời sáng tạo đề số 8 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

I. ĐỌC HIỂU:

Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi:

NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH (NGUYỄN THI)

(Trích)

(Lược phần đầu: Việt là một chiến sĩ Giải phóng quân, xuất thân từ một gia đình nông dân có mối thù sâu nặng với Mĩ – nguy: ông nội và bố Việt đều bị giặc giết hại; mẹ Việt vừa phải vất vả nuôi con vừa phải đương đầu với những đe doạ, hạch sách của bọn giặc, cuối cùng cũng chết vì bom đạn. Gia đình chỉ còn lại Việt, chị Chiến, thằng Út em, chủ Nam, và một người chị nuôi đi lấy chồng xa. Truyền thống cách mạng vẻ vang của gia đình và những đau thương mất mát nặng nề do tội ác của Mĩ – nguy gây ra đối với gia đình Việt đều được chủ Nam ghi chép vào một cuốn sổ của gia đình.

Việt và Chiến hàng hát tòng quân đi giết giặc. Việt nhỏ tuổi, đồng đội gọi thân mật là cậu Tư. Anh rất gắn bó với đơn vị, đặc biệt là với tiểu đội trưởng Tánh, như tình ruột thịt. Ở anh luôn luôn sôi nổi một tinh thần chiến đấu. Anh quyết lập được nhiều chiến công để cùng chị Chiến trả thù cho ba má. Trong trận chiến đấu ác liệt tại một khu rừng cao su, Việt đã hạ được một xe bọc thép của địch nhưng bị thương nặng và lạc đồng đội.

Việt ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Mỗi lần tỉnh lại, dòng hồi ức lại đua anh trở về với những kĩ niệm thân thiết đã qua: kỉ niệm về má, chị Chiến, chú Năm, về đồng đội và anh Tánh,...)

Việt tỉnh dậy lần thứ tư, trong đầu còn thoáng qua hình ảnh của người mẹ. Đêm nữa lại đến. Đêm sâu thăm thẳm, bắt đầu từ tiếng dế gáy u u cao vút mãi lên. Người Việt như đang tan ra nhè nhẹ. Ước gì bây giờ lại được gặp má. Phải, ví như lúc má đang bơi xuồng, má sẽ ghé lại, xoa đầu Việt, đánh thức Việt dậy, rồi lấy xoong cơm đi làm đồng để ở dưới xuống lên cho Việt ăn... Nhưng mấy giọt mưa lất phất trên cổ làm Việt choàng tỉnh hẳn. Một sự vắng lặng như từ trên trời lao xuống chạy từ cổ Việt, lan dài cho tới ngón chân. Việt có một mình ở đây thôi ư? Câu hỏi bật ra trong đầu Việt rồi dội lại trong từng chân lông kẻ tóc. Cái cảm giác một mình bật lên một cách rõ ràng nhất, mênh mông nhất, trong đêm thứ hai này, khi Việt cảm thấy không còn bò đi được nữa, khi những hình ảnh thân yêu thường kéo đến rất nhanh rồi cũng vụt tan biến đi rất nhanh chỉ vì một cành cây gãy, một giọt mưa rơi trên mặt, hoặc một tiếng động nhỏ của ban đêm. Việt muốn chạy thật nhanh, thoát khỏi sự vắng lặng này, về với ánh sáng ban ngày, gặp lại anh Tánh, níu chặt lấy các anh mà khóc như thằng Út em vẫn níu chân chị Chiến, nhưng chân tay không nhấc lên được. Bóng đêm vắng lặng và lạnh lẽo bao tròn lấy Việt, kéo theo đến cả con ma cụt đầu vẫn ngồi trên cây xoài mồ côi và thằng chỏng thụt lưỡi hay nhảy nhót trong những đêm mua ngoài vàm sông", cái mà Việt vẫn nghe các chị nói hồi ở nhà, Việt nằm thở dốc...

Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt thứ hai... Việt ngóc dậy. Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lăng của giặc. Đó là những tiếng nổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là những dây súng nổ vô hồi vô tận. Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng môi và tiếng trống đình đánh dậy trời dậy đất hỏi Đồng khởi. Đúng súng của ta rồi! Việt muốn reo lên. Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó. Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung phong thôi! Đó, lại tiếng hụp hùm... chắc là một xe bọc thép vừa bị ta bắn cháy. Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ. Những khuôn mặt anh em mình lại hiện ra... Cái cằm nhọn hoắt ra của anh Tánh, nụ cười và cái nheo mắt của anh Công mỗi lần anh động viên Việt tiến lên... Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh chờ Việt một chút. Tiếng máy bay vẫn gầm rú hỗn loạn trên cao, nhưng mặc xác chúng.

Kèn xung phong của chúng ta đã nổi lên. Lựu đạn ta đang nổ rộ...

Việt đã bò đi được một đoạn, cây súng đẩy đi trước, hai cùi tay lôi người theo. Việt cũng không biết rằng mình đang bò đi nữa, chính trận đánh đang gọi Việt đến. Phía đó là sự sống. Tiếng súng đã đem lại sự sống cho đêm vắng lặng. Ở đó có các anh đang chờ Việt, đạn ta đang đổ lên đầu giặc Mĩ những đám lửa dữ dội, và những mũi lê nhọn hoắt trong đêm đang bắt đầu xung phong..

(Truyện và kí, NXB Văn học Giải phóng, 1978)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Ngôi thứ hai và ngôi thứ ba

Câu 2. Người kể chuyện chủ yếu trần thuật theo điểm nhìn:

A. Điểm nhìn của tác giả

B. Điểm nhìn của chị Chiến

C. Điểm nhìn của má

D. Điểm nhìn của Việt

Câu 3. Trong những câu văn sau, câu văn nào cho thấy được cảm xúc xuất phát từ điểm nhìn của nhân vật Việt:

A. Người Việt như đang tan ra nhè nhẹ.

B. Ước gì bây giờ lại được gặp má.

C. Việt đã bò đi được một đoạn, cây súng đẩy đi trước, hai cùi tay lôi người theo

D. Bóng đêm vắng lặng và lạnh lẽo bao tròn lấy Việt...Việt nằm thở dốc

Câu 4. Hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong câu “Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng môi và tiếng trống đình đánh dậy trời dậy đất hỏi Đồng khởi.” là gì?

A. Gợi lên cảm giác phấn khích và khát khao chiến đấu tột cùng trong nhân vật Việt lúc này.

B. Gợi lên sự dũng cảm của nhân vật Việt khi tiếng súng trở thành những âm thanh quen thuộc và nhân vật sẵn sàng đối mặt với những khó khăn và thử thách.

C. Gợi lên những âm thanh quen thuộc gắn liền với nhân vật Việt khi một mình bị thương nặng giữa chiến trường, đồng thời gợi cảm giác sống trong tinh thần quật khởi của đồng bào miền Nam trong những ngày đánh Mỹ

D. Gợi lên những âm thanh quen thuộc gắn liền với nhân vật Việt khi đang bị thương ở chiến trường, đồng thời cho thấy sự dũng cảm của nhân vật.

Câu 5. Tại sao Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ đối với nhân vật Việt?

A. Vì đây là âm thanh tiếng súng mà đồng đội bắn. Nó gọi Việt phải bước tiếp để sống để trả thù quân địch. Tiếng súng xung trận đã tiếp thêm sức mạnh cho tiếng gọi Việt quay trở lại sự sống.

B. Vì đây là tiếng súng mà Việt đã quá quen thuộc và thôi thúc Việt khỏe mạnh, chiến đấu

C. Vì Việt nghe tiếng súng nhưng không hề sợ hãi cái chết mà chỉ có tinh thần chiến đấu.

D. Vì đây là tiêng súng đã hạ gục Việt và Việt khao khát vực dậy để đánh bại kẻ thù.

Câu 6. Từ láy “văng vẳng” được định nghĩa: Vọng lại từ xa nhưng nghe không thật rõ lắm. Cách giải thích nghĩa của từ đó là:

A. Phân tích nội dung nghĩa của từ

B. Sử dụng từ đồng nghĩa, gần nghĩa hoặc trái nghĩa

C. Nêu định nghĩa

D. Phân tích các thành tố cấu tạo

Câu 7. Suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật Việt được thể hiện trong đoạn “Việt đã bò đi được một đoạn, cây súng đẩy đi trước, hai cùi tay lôi người theo. Việt cũng không biết rằng mình đang bò đi nữa, chính trận đánh đang gọi Việt đến. Phía đó là sự sống.” là gì?

A. Mơ hồ, ảo ảnh không biết là mơ hay thật.

B. Hoang mang, lo sợ không biết được tương lai.

C. Quyết tâm vùng dậy để chiến đấu.

D. Liều mình, bất chấp sự sống và cái chết.

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 8. Hãy xác định những câu văn là lời của nhân vật Việt, tìm hiểu tâm trạng của việt bộc lộ trong những câu văn đó.

Câu 9. Qua văn bản, em hiểu gì về nhân vật Việt?

Câu 10. Bằng việc tìm hiểu về cảm xúc của nhân vật Việt trước khó khăn, kết hợp với hiểu biết xã hội của em, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Bản lĩnh một người được thể hiện rõ nhất ở thái độ của họ khi đối mặt với khó khăn.

II. VIẾT

Viết bài văn khoảng 2/3 trang giấy phân tích nhân vật Việt qua lời kể chuyện, điểm nhìn được thể hiện trong đoạn trích trên.

 

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Đáp án

Đáp án

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1

(0.25đ)

Câu 2 (0.25đ)

Câu 3

(0.25đ)

Câu 4

(0.25đ)

Câu 5 (0.25đ)

Câu 6 (0.25đ)

Câu 7 (0.25đ)

C

D

B

C

A

A

C

 

Câu 1. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Ngôi thứ hai và ngôi thứ ba

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích

Nhớ lại kiến thức về ngôi kể

Lời giải chi tiết:

Đoạn trích được kể theo ngôi thứ 3

→ Đáp án C

Câu 2. Người kể chuyện chủ yếu trần thuật theo điểm nhìn:

A. Điểm nhìn của tác giả

B. Điểm nhìn của chị Chiến

C. Điểm nhìn của má

D. Điểm nhìn của Việt

Phương pháp:

 Đọc kĩ văn bản

Chú ý điểm nhìn trần thuật

Lời giải chi tiết:

Người kể chuyện chủ yếu trần thuật theo điểm nhìn: của Việt

→ Đáp án D

Câu 3. Trong những câu văn sau, câu văn nào cho thấy được cảm xúc xuất phát từ điểm nhìn của nhân vật Việt:

A. Người Việt như đang tan ra nhè nhẹ.

B. Ước gì bây giờ lại được gặp má.

C. Việt đã bò đi được một đoạn, cây súng đẩy đi trước, hai cùi tay lôi người theo

D. Bóng đêm vắng lặng và lạnh lẽo bao tròn lấy Việt...Việt nằm thở dốc

Phương pháp:

Đọc kĩ các đáp án

Phương pháp loại trừ

Lời giải chi tiết:

Câu văn cho thấy được cảm xúc xuất phát từ điểm nhìn của nhân vật Việt: Ước gì bây giờ lại được gặp má

→ Đáp án B

Câu 4. Hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong câu “Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng môi và tiếng trống đình đánh dậy trời dậy đất hỏi Đồng khởi.” là gì?

A. Gợi lên cảm giác phấn khích và khát khao chiến đấu tột cùng trong nhân vật Việt lúc này.

B. Gợi lên sự dũng cảm của nhân vật Việt khi tiếng súng trở thành những âm thanh quen thuộc và nhân vật sẵn sàng đối mặt với những khó khăn và thử thách.

C. Gợi lên những âm thanh quen thuộc gắn liền với nhân vật Việt khi một mình bị thương nặng giữa chiến trường, đồng thời gợi cảm giác sống trong tinh thần quật khởi của đồng bào miền Nam trong những ngày đánh Mỹ

D. Gợi lên những âm thanh quen thuộc gắn liền với nhân vật Việt khi đang bị thương ở chiến trường, đồng thời cho thấy sự dũng cảm của nhân vật.

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức về tác dụng của biện pháp so sánh

Lời giải chi tiết:

Hiệu quả: Gợi lên những âm thanh quen thuộc gắn liền với nhân vật Việt khi một mình bị thương nặng giữa chiến trường, đồng thời gợi cảm giác sống trong tinh thần quật khởi của đồng bào miền Nam trong những ngày đánh Mỹ

→ Đáp án C

Câu 5. Tại sao Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ đối với nhân vật Việt?

A. Vì đây là âm thanh tiếng súng mà đồng đội bắn. Nó gọi Việt phải bước tiếp để sống để trả thù quân địch. Tiếng súng xung trận đã tiếp thêm sức mạnh cho tiếng gọi Việt quay trở lại sự sống.

B. Vì đây là tiếng súng mà Việt đã quá quen thuộc và thôi thúc Việt khỏe mạnh, chiến đấu

C. Vì Việt nghe tiếng súng nhưng không hề sợ hãi cái chết mà chỉ có tinh thần chiến đấu.

D. Vì đây là tiêng súng đã hạ gục Việt và Việt khao khát vực dậy để đánh bại kẻ thù.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ đối với nhân vật Việt vì: Vì đây là âm thanh tiếng súng mà đồng đội bắn. Nó gọi Việt phải bước tiếp để sống để trả thù quân địch. Tiếng súng xung trận đã tiếp thêm sức mạnh cho tiếng gọi Việt quay trở lại sự sống.

→ Đáp án A

Câu 6. Từ láy “văng vẳng” được định nghĩa: Vọng lại từ xa nhưng nghe không thật rõ lắm. Cách giải thích nghĩa của từ đó là:

A. Phân tích nội dung nghĩa của từ

B. Sử dụng từ đồng nghĩa, gần nghĩa hoặc trái nghĩa

C. Nêu định nghĩa

D. Phân tích các thành tố cấu tạo

 Phương pháp

Nhớ lại kiến thức về cách giải nghĩa của từ

Lời giải chi tiết

Cách giải nghĩa của từ đó là: Phân tích nội dung nghĩa của từ

→ Đáp án A

Câu 7. Suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật Việt được thể hiện trong đoạn “Việt đã bò đi được một đoạn, cây súng đẩy đi trước, hai cùi tay lôi người theo. Việt cũng không biết rằng mình đang bò đi nữa, chính trận đánh đang gọi Việt đến. Phía đó là sự sống.” là gì?

A. Mơ hồ, ảo ảnh không biết là mơ hay thật.

B. Hoang mang, lo sợ không biết được tương lai.

C. Quyết tâm vùng dậy để chiến đấu.

D. Liều mình, bất chấp sự sống và cái chết.

 Phương pháp

Đọc kĩ đoạn văn

Phân tích suy nghĩ dựa vào những chi tiết nổi bật

Lời giải chi tiết

Suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật Việt được thể hiện trong đoạn trên là: Hoang mang, lo sợ không biết được tương lai

→ Đáp án C

Câu 8. Hãy xác định những câu văn là lời của nhân vật Việt, tìm hiểu tâm trạng của việt bộc lộ trong những câu văn đó.

 Phương pháp

Đọc đoạn trích, phân tích, tổng hợp.

Lời giải chi tiết

- Lời nói của nhân vật:

+ “Rõ ràng đây không phải là tiếng pháo lễnh lãng của giặc.”

+ “Đúng súng của quân ta rồi!”

+ “Anh Tánh chắc chắn ở đó, đơn vị của mình cũng ở đó.”

+ “Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung phong thôi!”

+ “Đó, lại tiếng hụp hùm...chắc là một xe bọc thép vừa bị ta bắn cháy.”

+ “Tiếng súng nghe thấy mà thân thiết và vui lạ.”

+ “Những khuôn mặt anh em đồng đội mình lại hiện ra...”

+ “Cái cằm nhọn hoắt nhìn ra của anh Tánh, nụ cười và cùng với cái nheo mắt của anh Công mỗi lần mà anh động viên Việt tiến lên... Các anh chờ Việt một chút.”

- Tâm trạng nhân vật Việt phấp phỏng, hồi hộp cùng với mong chờ, niềm vui sướng và hân hoan khi Việt phát hiện ra âm thanh tiếng súng quen thuộc của những người anh em và đồng đội mình.

Câu 9. Qua văn bản, em hiểu gì về nhân vật Việt?

 Phương pháp

Đọc văn bản, suy luận.

Lời giải chi tiết

Học sinh có thể nêu cảm nhận về nhân vật Việt, có thể tham khảo những gợi ý sau:

- Việt là một người lính, một người anh hùng thời ông cha ta kháng chiến chống Mỹ kết hợp tất cả những phẩm chất của một người lính cùng với tính cách gan dạ, dũng cảm, ngoan cường, dũng cảm và không sợ hãi, khuất phục trước nghịch cảnh: khi mất đơn vị, bị thương rất nặng nhưng nhân vật người chiến sĩ anh hùng Việt vẫn bình tĩnh, lạc quan và luôn trong tư thế chiến đấu với kẻ địch để bảo vệ Tổ quốc mình.

- Hình ảnh người thương binh vẫn luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng đã thể hiện khí chất anh hùng của nhân vật mà tác giả muốn khắc họa. Nhân vật người chiến sĩ bị thương Việt là một gương mặt tiêu biểu của lớp thanh niên thời chống Mỹ, tham gia kháng chiến bằng tất cả nhiệt huyết, nhiệt huyết của tuổi trẻ không ngại gian khổ, ngoan cường và không sợ chết hết lòng vì nhân dân, Tổ quốc và luôn quan tâm đến những người anh em đồng đội luôn sát cánh bên mình.

Câu 10. Bằng việc tìm hiểu về cảm xúc của nhân vật Việt trước khó khăn, kết hợp với hiểu biết xã hội của em, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Bản lĩnh một người được thể hiện rõ nhất ở thái độ của họ khi đối mặt với khó khăn.

 Phương pháp

Đọc, tìm ý, tổng hợp.

Lời giải chi tiết

Học sinh trình bày các lí lẽ và bằng chứng để phân tích luận đề: Bản lĩnh một người được thể hiện rõ nhất ở thái độ của họ khi đối mặt với khó khăn.

a. Giải thích bản lĩnh: Là khả năng đương đầu với khó khăn, giải quyết mọi vấn đề của cuộc sống một cách bình tĩnh, thông minh và tỉnh táo. Bên cạnh đó, bản lĩnh còn là lòng dũng cảm, kiên trì, dám nghĩ dám làm dám chịu trách nhiệm

b. Biểu hiện của người có bản lĩnh:

- Là người quyết đoán, không vì người khác nói ra nói vào mà lung lay ý chí quyết tâm của mình.

- Người có bản lĩnh khi gặp khó khăn thường không than khóc oán trách số phận hay đổ lỗi cho người này, người kia mà là người tự dám nhận lỗi về mình tự mình khắc phục khó khăn để bước tiếp.

- Khi đối diện với hoàn cảnh khó khăn, người có bản lĩnh luôn hướng về suy nghĩ lạc quan, tích cực, cố gắng để hoàn thành mục tiêu của mình.

c. Học sinh lấy dẫn chứng và liên hệ bản thân.

PHẦN II – LÀM VĂN (4 điểm)

Viết bài văn khoảng 2/3 trang giấy phân tích nhân vật Việt qua lời kể chuyện, điểm nhìn được thể hiện trong đoạn trích trên.

Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập văn bản.

Lời giải chi tiết:

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận về một văn bản văn học.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phân tích và đánh giá: Nhân vật Việt thông qua lời kể, điểm nhìn

Gợi ý:

- Giới thiệu chung về nhân vật

- Việt là người dũng cảm, gan dạ, luôn sẵn sàng trong tư thế chiến đấu Học sinh có thể lấy dẫn chứng từ lời kể và cảm nghĩ của nhân vật và phân tích

+ Rõ ràng đây không phải là tiếng pháo lễnh lãng của giặc.”

+ “Đúng súng của quân ta rồi!”

+ “Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung phong thôi!”

+ “Đó, lại tiếng hụp hùm...chắc là một xe bọc thép vừa bị ta bắn cháy.”

+ “Tiếng súng nghe thấy mà thân thiết và vui lạ.”

- Việt là người có tinh thần đồng đội và luôn nghĩ về đồng đội của mình

Học sinh có thể lấy dẫn chứng từ lời kể và cảm nghĩ của nhân vật và phân tích

+ “Anh Tánh chắc chắn ở đó, đơn vị của mình cũng ở đó.”

+ “Những khuôn mặt anh em đồng đội mình lại hiện ra...”

+ “Cái cằm nhọn hoắt nhìn ra của anh Tánh, nụ cười và cùng với cái nheo mắt của anh Công mỗi lần mà anh động viên Việt tiến lên... Các anh chờ Việt một chút.”

- Việt là người giàu tình cảm, yêu thương gia đình

Trong hoàn cảnh ngặt nghèo, Việt vẫn luôn nhớ về má, về gia đình, về chị Chiến về cha,... Việt tỉnh dậy lần thứ tư, trong đầu còn thoáng qua hình ảnh của người mẹ. Đêm nữa lại đến. Đêm sâu thăm thẳm, bắt đầu từ tiếng dế gáy u u cao vút mãi lên. Người Việt như đang tan ra nhè nhẹ. Ước gì bây giờ lại được gặp má. Phải, ví như lúc má đang bơi xuồng, má sẽ ghé lại, xoa đầu Việt, đánh thức Việt dậy, rồi lấy xoong cơm đi làm đồng để ở dưới xuống lên cho Việt ăn...

Bóng đêm vắng lặng và lạnh lẽo bao tròn lấy Việt, kéo theo đến cả con ma cụt đầu vẫn ngồi trên cây xoài mồ côi và thằng chỏng thụt lưỡi hay nhảy nhót trong những đêm mua ngoài vàm sông",

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!