Đề thi giữa kì 1 địa lí 12- Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Ý nghĩa tích cực của vị trí địa lí nước ta không phải là:

  • A.

    có vị trí địa lí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, châu Á

  • B.

    tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới

  • C.

    chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước

  • D.

    xảy ra các vấn đề tranh chấp biển Đông, ranh giới trên đất liền với Trung Quốc

Câu 2 :

Vùng đồi núi có nhiều phong cảnh đẹp, mát mẻ thích hợp phát triển ngành nào?

  • A.

    Thương mại.

  • B.

    Du lịch.

  • C.

    Trồng cây lương thực.

  • D.

    Trồng cây công nghiệp.

Câu 3 :

Độ cao núi của Trường Sơn Bắc so với Trường Sơn Nam:

  • A.

    Trường Sơn Bắc có địa hình núi cao hơn Trường Sơn Nam

  • B.

    Trường sơn Bắc chủ yếu là núi thấp, trung bình; Trường Sơn Nam gồm khối núi cao đồ sộ.

  • C.

    Trường Sơn Bắc địa hình núi dưới 2000m, Trường Sơn Nam có đỉnh núi cao nhất trên 3000m

  • D.

    Trường Sơn Nam có núi cao hơn Trường Sơn Bắc và cao nhất cả nước

Câu 4 :

Gió thổi vào nước ta mang lại thời tiết lạnh, khô vào đầu mùa đông và lạnh ẩm vào cuối mùa đông cho miền Bắc là

  • A.

    Gió Tín phong Bắc bán cầu.

  • B.

    Gió mùa Đông Nam.

  • C.

    Gió mùa Đông Bắc.

  • D.

    Gió Tây Nam từ vịnh Tây Bengan.

Câu 5 :

Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu biết kết hợp xây dựng các loại hình giao thông vận tải:

  • A.

    Đường ô tô và đường sắt.

  • B.

    Đường biển và đường sắt.

  • C.

    Đường hàng không và đường biển.

  • D.

    Đường ô tô và đường biển.

Câu 6 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6- 7, hãy cho biết vịnh biển Thái Lan nằm ở vùng nào?

  • A.

    Bắc Trung Bộ

  • B.

    Đông Nam Bộ

  • C.

    Đồng bằng sông Hồng

  • D.

    Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 7 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết Khu kinh tế biển Dung Quất thuộc tỉnh nào?

  • A.

    Ninh Thuận

  • B.

    Khánh Hòa

  • C.

    Đà Nẵng

  • D.

    Quảng Ngãi

Câu 8 :

Nước ta nằm ở vị trí:

  • A.

    rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương

  • B.

    trên bán đảo Ấn Độ.

  • C.

    phía đông Đông Nam Á

  • D.

    trung tâm châu Á - Thái Bình Dương.

     

Câu 9 :

Nước ta nằm ở vị trí:

  • A.

    rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương

     

  • B.

    rìa phía Tây của bán đảo Đông Dương.

     

  • C.

    trung tâm châu Á

     

  • D.

    phía đông Đông Nam Á

Câu 10 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết Đèo Ngang nằm giữa hai tỉnh nào:

  • A.

    Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.

  • B.

    Hà Tĩnh và Quảng Bình.

  • C.

    Quảng Trị và Quảng Bình.

  • D.

    Thanh Hóa và Nghệ An

Câu 11 :

Nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hai khối khí hoạt động theo mùa là:

  • A.

    Tín phong Bắc bán cầu và gió mùa mùa đông.

  • B.

    Gió mùa mùa đông và gió mùa đông nam.

  • C.

    Gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

  • D.

    Gió mùa Đông Bắc và gió Tây khô nóng.

Câu 12 :

Hiện tượng hoang mạc hóa xảy ra mạnh nhất ở khu vực ven biển nào?

  • A.

    miền Bắc

  • B.

    miền Trung

  • C.

    miền Nam

  • D.

    cả nước

Câu 13 :

Địa hình núi nước ta được chia thành bốn vùng là:

  • A.

    Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam.

  • B.

    Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Tây Bắc

  • C.

    Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.

  • D.

    Hoàng Liên Sơn, Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn.

Câu 14 :

Thời tiết lạnh ẩm xuất hiện vào nửa cuối mùa đông ở miền Bắc nước ta là do

  • A.

    gió mùa mùa đông bị suy yếu.

  • B.

    gió mùa mùa đông di chuyển trên quãng đường xa trước khi ảnh hưởng đến nước ta.

  • C.

    ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ.

  • D.

    khối khí lạnh di chuyển qua biển.

Câu 15 :

Nội thủy là:

  • A.

    vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.

  • B.

    vùng nước tiếp giáp với lãnh hải

  • C.

    vùng nước tiếp giáp với đặc quyền kinh tế

  • D.

    vùng nước tiếp giáp với thềm lục địa

Câu 16 :

Theo nguồn gốc  hình thành, địa hình khu vực đồng bằng nước ta gồm các loại:

  • A.

    Đồng bằng ven biển và đồng bằng châu thổ.

  • B.

    Tam giác châu và đồng bằng ven biển.

  • C.

    Đồng bằng châu thổ và bán bình nguyên.

  • D.

    Đồng bằng ven biển và tam giác châu.

Câu 17 :

Khí hậu nước ta mang đặc tính khí hậu hải dương, điều hòa hơn là nhờ:

  • A.

    Nằm gần Xích đạo, mưa nhiều.

  • B.

    Địa hình 85% là đồi núi thấp.

  • C.

    Chịu tác động thường xuyên của gió mùa.

  • D.

    Tiếp giáp với Biển Đông.

Câu 18 :

Nguyên nhân nào làm tăng cường độ ẩm ở nước ta là?

  • A.

    các khối khí di chuyển qua biển.

  • B.

    lượng mưa trung bình năm cao.

  • C.

    nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.

  • D.

    lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang.

Câu 19 :

Đặc điểm nào sau đây không đúng với gió mùa Đông Bắc ở nước ta

  • A.

    Thổi liên tục trong suốt mùa đông.

  • B.

    Chỉ hoạt động ở miền Bắc.

  • C.

    Hầu như kết thúc bởi bức chắn dãy Bạch Mã.

  • D.

    Tạo nên mùa đông có 2,3 tháng lạnh ở miền Bắc.

Câu 20 :

Nhờ có biển Đông nên khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu nào?

  • A.

    Lục địa

  • B.

    Hải dương

  • C.

    Địa Trung Hải

  • D.

    Nhiệt đới ẩm

Câu 21 :

Cam Ranh là Cảng biển mở lối ra biển thuận lợi cho vùng nào dưới đây?

  • A.

    Đông Bắc Cam-pu-chia.

  • B.

    Đông Bắc Lào.

  • C.

    Tây Nam Trung Quốc.

  • D.

    Đông Thái Lan.

Câu 22 :

Câu nào dưới đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta?

  • A.

    Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, miền núi có địa hình cao hiểm trở.

  • B.

    Đồng bằng thuận lợi cho cây lương thực, miền núi thích hợp cho cây công nghiệp.

  • C.

    Dưới tác động của ngoại lực vật chất ở miền núi bồi tụ nên các đồng bằng.

  • D.

    Sông ngòi phát nguyên từ miền núi cao nguyên chảy qua các đồng bằng.

Câu 23 :

Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp đã làm cho :

  • A.

    Địa hình nước ta ít hiểm trở.

  • B.

    Địa hình nước ta có sự phân bậc rõ ràng.

  • C.

    Tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn.

  • D.

    Thiên nhiên có sự phân hoá sâu sắc.

Câu 24 :

Các cao nguyên badan, bán bình nguyên, đồi trung du là cơ sở để phát triển

  • A.

    các cây công nghiệp hằng năm, cây ăn quả.

  • B.

    các cây công nghiệp, cây rau đậu.

  • C.

    các cây công nghiệp hằng năm, cây dược liệu.

  • D.

    các cây công nghiệp, cây ăn quả.

Câu 25 :

Trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là:

  • A.

    Hiện tượng động đất thường xuyên xảy ra ở những vùng đứt gãy sâu.

  • B.

    Tình trạng thiếu đất canh tác, thiếu nước xảy ra thường xuyên.

  • C.

    Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối và hẻm vực.

  • D.

    Địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn và lũ nguồn dễ xảy ra.

Câu 26 :

Mục tiêu chủ yếu của việc phát triển tổng hợp kinh tế biển ở nước ta là:

  • A.

    Khai thác hiệu quả nền kinh tế và bảo vệ môi trường

  • B.

    Khẳng định chủ quyền của nước ta trên vùng biển – đảo.

  • C.

    Khai thác tối đa tài nguyên thiên nhiên vùng biển.

  • D.

    Mang lại nguồn hàng xuất khẩu, thu nhiều ngoại tệ.

Câu 27 :

Địa điểm nào dưới đây có lượng mưa trung bình năm lớn nhât?

  • A.

    Hà Nội.

  • B.

    Huế.

  • C.

    Nha Trang.

  • D.

    Phan Thiết.

Câu 28 :

Ở miền khí hậu phía bắc, trong mùa đông độ lạnh giảm dần về phía tây vì :

  • A.

    Nhiệt độ tăng dần theo vĩ độ.

  • B.

    Nhiệt độ thay đổi theo độ cao của địa hình.

  • C.

    Đó là những vùng không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.

  • D.

    Dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.

Câu 29 :

Ở đồng bằng Sông Cửu Long về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm gần 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn, chủ yếu do:

  • A.

    Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.

  • B.

    Địa hình thấp, không có đê điều bao bọc.

  • C.

    Có nhiều vùng trũng rộng lớn.

  • D.

    Biển bao bọc 3 mặt đồng bằng.

Câu 30 :

Lượng ẩm cao do biển Đông mang lại đã ảnh hưởng như thế nào đối với cảnh quan thiên nhiên nước ta?

  • A.

    Thiên nhiên nước ta phong phú, đa dạng.

  • B.

    Làm cho cảnh quan thiên nhiên rừng chiếm ưu thế

  • C.

    Thảm thực vật xanh tươi quanh năm (trừ những nơi có khí hậu khô hạn).

  • D.

    Làm cho quá trình tái sinh, phục hồi rừng diễn ra nhanh chóng.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Ý nghĩa tích cực của vị trí địa lí nước ta không phải là:

  • A.

    có vị trí địa lí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, châu Á

  • B.

    tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới

  • C.

    chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước

  • D.

    xảy ra các vấn đề tranh chấp biển Đông, ranh giới trên đất liền với Trung Quốc

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Liên hệ kiến thức về ý nghĩa vị trí địa nước ta đối với kinh tế, xã hội và quốc phòng.

Sử dụng phương pháp loại trừ để tìm ra đáp án "không đúng"

Lời giải chi tiết :

Ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta:

- Nước ta có vị trí địa lí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị thế giới.

- Vị trí địa lí cũng tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

- Nước ta có những nét chung về lịch sử, văn hóa với các nước láng giềng => tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta cùng chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước trong khu vực.

=>Loại đáp án A, B, C

Bên cạnh các tác động tích cực, vị trí địa lí nước ta cũng gặp nhiều hạn chế như  thường xuyên xảy ra các vấn đề tranh chấp biển Đông, ranh giới trên đất liền với Trung Quốc.

Câu 2 :

Vùng đồi núi có nhiều phong cảnh đẹp, mát mẻ thích hợp phát triển ngành nào?

  • A.

    Thương mại.

  • B.

    Du lịch.

  • C.

    Trồng cây lương thực.

  • D.

    Trồng cây công nghiệp.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Miền núi có phong cảnh đẹp, mát mẻ => thu hút nhiều khách du lịch nghỉ dưỡng => phát triển du lịch.

Câu 3 :

Độ cao núi của Trường Sơn Bắc so với Trường Sơn Nam:

  • A.

    Trường Sơn Bắc có địa hình núi cao hơn Trường Sơn Nam

  • B.

    Trường sơn Bắc chủ yếu là núi thấp, trung bình; Trường Sơn Nam gồm khối núi cao đồ sộ.

  • C.

    Trường Sơn Bắc địa hình núi dưới 2000m, Trường Sơn Nam có đỉnh núi cao nhất trên 3000m

  • D.

    Trường Sơn Nam có núi cao hơn Trường Sơn Bắc và cao nhất cả nước

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trường Sơn Bắc chủ yếu là địa hình đồi núi thấp và trung bình, độ cao lớn nhất không quá 2000m, đồng bằng nhỏ hẹp ở ven biển. Trường Sơn Nam có đia hình núi cao, một số dãy núi cao trên 2000m nhưng không đến 3000m như núi Ngọc Linh (2598m – đỉnh núi cao nhất ở Trường Sơn Nam), Lang Biang (2187m),… và chủ yếu là các cao nguyên badan xếp tầng 500 – 800 – 1000m như cao nguyên Lâm Viên, Kon Tum, Mơ Nông, Pleiku,…

Câu 4 :

Gió thổi vào nước ta mang lại thời tiết lạnh, khô vào đầu mùa đông và lạnh ẩm vào cuối mùa đông cho miền Bắc là

  • A.

    Gió Tín phong Bắc bán cầu.

  • B.

    Gió mùa Đông Nam.

  • C.

    Gió mùa Đông Bắc.

  • D.

    Gió Tây Nam từ vịnh Tây Bengan.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc:  nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, nửa cuối mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn.

Câu 5 :

Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu biết kết hợp xây dựng các loại hình giao thông vận tải:

  • A.

    Đường ô tô và đường sắt.

  • B.

    Đường biển và đường sắt.

  • C.

    Đường hàng không và đường biển.

  • D.

    Đường ô tô và đường biển.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nước ta nằm trên ngã tư hàng hải, hàng không quốc tế quan trọng -> thuận lợi giao lưu với các nước, là cửa ngõ ra biển cửa Lào, Đông Bắc Thái Lan, Campuchia, Tây Nam Trung Quốc

=> vì vậy thế mạnh này sẽ được phát huy nếu kết hợp xây dựng giao thông đường biển và hàng không.

Câu 6 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6- 7, hãy cho biết vịnh biển Thái Lan nằm ở vùng nào?

  • A.

    Bắc Trung Bộ

  • B.

    Đông Nam Bộ

  • C.

    Đồng bằng sông Hồng

  • D.

    Đồng bằng sông Cửu Long

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Xem Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7

Lời giải chi tiết :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 – 7, xác định được vị trí của vịnh biển vịnh Thái Lan (dấu hiệu: có kí hiệu chữ lớn nhất) và thấy vịnh biển Thái Lan nằm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 7 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết Khu kinh tế biển Dung Quất thuộc tỉnh nào?

  • A.

    Ninh Thuận

  • B.

    Khánh Hòa

  • C.

    Đà Nẵng

  • D.

    Quảng Ngãi

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Xem Atlat Địa lí Việt Nam trang 28

Lời giải chi tiết :

B1. Xác định kí hiệu Khu kinh tế biển (xem bảng chú giải chung trang 3).

B2. Căn cứ vào Bản đồ tự nhiên (trang 28 Atlat ĐLVN) xác định vị trí Khu kinh tế biển Dung Quất.

B3. Căn cứ vào Bản đồ hành chính (trang 4 -5 Atlat ĐLVN) -> xác định được Khu kinh tế biển Dung Quất thuộc tỉnh Quảng Ngãi.

Câu 8 :

Nước ta nằm ở vị trí:

  • A.

    rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương

  • B.

    trên bán đảo Ấn Độ.

  • C.

    phía đông Đông Nam Á

  • D.

    trung tâm châu Á - Thái Bình Dương.

     

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức vị trí địa lí của nước ta.

Lời giải chi tiết :

Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

Câu 9 :

Nước ta nằm ở vị trí:

  • A.

    rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương

     

  • B.

    rìa phía Tây của bán đảo Đông Dương.

     

  • C.

    trung tâm châu Á

     

  • D.

    phía đông Đông Nam Á

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

Câu 10 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết Đèo Ngang nằm giữa hai tỉnh nào:

  • A.

    Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.

  • B.

    Hà Tĩnh và Quảng Bình.

  • C.

    Quảng Trị và Quảng Bình.

  • D.

    Thanh Hóa và Nghệ An

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Xem Atlat Địa lí Việt Nam trang 13

Lời giải chi tiết :

- B1. Xác định vị trí đèo Ngang trên bản đồ Atlat ĐLVN trang 13.

- B2. Xác định tên các tỉnh nơi phân bố đèo Ngang.

=> Chỉ ra được hai tỉnh là Hà Tĩnh và Quảng Bình

Câu 11 :

Nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hai khối khí hoạt động theo mùa là:

  • A.

    Tín phong Bắc bán cầu và gió mùa mùa đông.

  • B.

    Gió mùa mùa đông và gió mùa đông nam.

  • C.

    Gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

  • D.

    Gió mùa Đông Bắc và gió Tây khô nóng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hai khối khí hoạt động theo mùa là: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

Câu 12 :

Hiện tượng hoang mạc hóa xảy ra mạnh nhất ở khu vực ven biển nào?

  • A.

    miền Bắc

  • B.

    miền Trung

  • C.

    miền Nam

  • D.

    cả nước

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ở miền Trung nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang mạc hóa đất đai. Đặc biệt là ở khu vực hai tỉnh Ninh Thuận – Bình Thuận.

Câu 13 :

Địa hình núi nước ta được chia thành bốn vùng là:

  • A.

    Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam.

  • B.

    Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Tây Bắc

  • C.

    Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.

  • D.

    Hoàng Liên Sơn, Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khu vực đồi núi nước ta được chia làm 4 vùng:

- Tây Bắc

- Đông Bắc

- Trường Sơn Bắc

- Trường Sơn Nam

Câu 14 :

Thời tiết lạnh ẩm xuất hiện vào nửa cuối mùa đông ở miền Bắc nước ta là do

  • A.

    gió mùa mùa đông bị suy yếu.

  • B.

    gió mùa mùa đông di chuyển trên quãng đường xa trước khi ảnh hưởng đến nước ta.

  • C.

    ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ.

  • D.

    khối khí lạnh di chuyển qua biển.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Gợi ý: Biển có vai trò tăng ẩm cho khối không khí đi qua nó.

Lời giải chi tiết :

Vào cuối mùa đông, khối không khí lạnh di chuyển qua vùng biển phía đông Nhật Bản và Trung Quốc => được tăng cường ẩm

=> thời kì này gió mang tính chất lạnh, ẩm và có mưa phùn.

Câu 15 :

Nội thủy là:

  • A.

    vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.

  • B.

    vùng nước tiếp giáp với lãnh hải

  • C.

    vùng nước tiếp giáp với đặc quyền kinh tế

  • D.

    vùng nước tiếp giáp với thềm lục địa

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nội thủy được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền.

Lời giải chi tiết :

Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở. Vùng nội thủy cũng được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền.

Câu 16 :

Theo nguồn gốc  hình thành, địa hình khu vực đồng bằng nước ta gồm các loại:

  • A.

    Đồng bằng ven biển và đồng bằng châu thổ.

  • B.

    Tam giác châu và đồng bằng ven biển.

  • C.

    Đồng bằng châu thổ và bán bình nguyên.

  • D.

    Đồng bằng ven biển và tam giác châu.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Khu vực đồng bằng nước ta chia làm 2 loại: đồng bằng châu thổ do phù sa sông ngòi bồi đắp (ĐBSH và ĐBSCL)  và đồng bằng ven biển chủ yếu do phù sa biển bồi đắp (ĐB duyên hải miền Trung).

Câu 17 :

Khí hậu nước ta mang đặc tính khí hậu hải dương, điều hòa hơn là nhờ:

  • A.

    Nằm gần Xích đạo, mưa nhiều.

  • B.

    Địa hình 85% là đồi núi thấp.

  • C.

    Chịu tác động thường xuyên của gió mùa.

  • D.

    Tiếp giáp với Biển Đông.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Liên hệ kiến thức ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu.

Lời giải chi tiết :

Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa đã làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn. Nhờ có biển Đông mà khí hậu nước ta mang đặc tính khí hậu hải dương, điều hòa hơn.

Câu 18 :

Nguyên nhân nào làm tăng cường độ ẩm ở nước ta là?

  • A.

    các khối khí di chuyển qua biển.

  • B.

    lượng mưa trung bình năm cao.

  • C.

    nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.

  • D.

    lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Các khối khí di chuyển qua biển (trong đó có biển Đông) đã mang lại cho nước ta lượng mưa lớn, độ ẩm không khí cao, trên 80%.

Câu 19 :

Đặc điểm nào sau đây không đúng với gió mùa Đông Bắc ở nước ta

  • A.

    Thổi liên tục trong suốt mùa đông.

  • B.

    Chỉ hoạt động ở miền Bắc.

  • C.

    Hầu như kết thúc bởi bức chắn dãy Bạch Mã.

  • D.

    Tạo nên mùa đông có 2,3 tháng lạnh ở miền Bắc.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta theo từng đợt (phụ thuộc vào cường độ của khối không khí lạnh phương Bắc) và hoạt động xen kẽ với Tín phong Bắc bán cầu.

=> Đặc điểm “thổi liên tục trong suốt mùa đông“ là Sai

Câu 20 :

Nhờ có biển Đông nên khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu nào?

  • A.

    Lục địa

  • B.

    Hải dương

  • C.

    Địa Trung Hải

  • D.

    Nhiệt đới ẩm

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa đã làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn, góp phần:

- Giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông.

- Làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hè.

- Khí hậu nước ta mang đặc tính khí hậu hải dương, điều hòa hơn.

Câu 21 :

Cam Ranh là Cảng biển mở lối ra biển thuận lợi cho vùng nào dưới đây?

  • A.

    Đông Bắc Cam-pu-chia.

  • B.

    Đông Bắc Lào.

  • C.

    Tây Nam Trung Quốc.

  • D.

    Đông Thái Lan.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vùng Đông Bắc Cam-pu-chia có thể mở lối ra biển thuận lợi nhờ có cảng biển ở khu vực gần đó nhất.

Lời giải chi tiết :

Vùng Đông Bắc Cam-pu-chia có vị trí gần nhất với cảng Cam Ranh (thuộc duyên hải Nam Trung Bộ). Cam Ranh là Cảng biển mở lối ra biển thuận lợi cho vùng Đông Bắc Cam-pu-chia.

Câu 22 :

Câu nào dưới đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta?

  • A.

    Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, miền núi có địa hình cao hiểm trở.

  • B.

    Đồng bằng thuận lợi cho cây lương thực, miền núi thích hợp cho cây công nghiệp.

  • C.

    Dưới tác động của ngoại lực vật chất ở miền núi bồi tụ nên các đồng bằng.

  • D.

    Sông ngòi phát nguyên từ miền núi cao nguyên chảy qua các đồng bằng.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Liên hệ kiến thức nguyên nhân hình thành địa hình đồi núi, đồng bằng.

Lời giải chi tiết :

Mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta được thể hiện rõ nét nhất là dưới sự tác động của các quá trịnh ngoại lực (mài mòn, xâm thực, rửa trôi, vận chuyển, bồi tụ,…) thì các vật chất, bùn,… được vận chuyển về bồi tụ ở hạ lưu các con sông, tạo nên những đồng bằng rộng lớn như Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long,…

Câu 23 :

Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp đã làm cho :

  • A.

    Địa hình nước ta ít hiểm trở.

  • B.

    Địa hình nước ta có sự phân bậc rõ ràng.

  • C.

    Tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn.

  • D.

    Thiên nhiên có sự phân hoá sâu sắc.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xác định từ khóa “đồi núi thấp”.

Lời giải chi tiết :

Thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa

- Đai nhiệt đới gió mùa có giới hạn đến 600 -700m ở miền Bắc và 900 – 1000m ở miền Nam.

=> Vì vậy đia hình 85% là đồi núi thấp (dưới 1000m)  giúp bảo toàn tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.

Câu 24 :

Các cao nguyên badan, bán bình nguyên, đồi trung du là cơ sở để phát triển

  • A.

    các cây công nghiệp hằng năm, cây ăn quả.

  • B.

    các cây công nghiệp, cây rau đậu.

  • C.

    các cây công nghiệp hằng năm, cây dược liệu.

  • D.

    các cây công nghiệp, cây ăn quả.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cây công nghiệp, cây ăn quả là các cây có biên độ sinh thái hẹp, thích ứng với đất feralit, khí hậu ôn hòa thuận lợi => thích hợp nhất ở các cao nguyên, đồi trung du, bán bình nguyên.

Câu 25 :

Trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là:

  • A.

    Hiện tượng động đất thường xuyên xảy ra ở những vùng đứt gãy sâu.

  • B.

    Tình trạng thiếu đất canh tác, thiếu nước xảy ra thường xuyên.

  • C.

    Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối và hẻm vực.

  • D.

    Địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn và lũ nguồn dễ xảy ra.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Địa hình đồi núi nước ta chiếm ¾ diện tích lãnh thổ địa nhưng địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông và đó cũng là trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay.

Câu 26 :

Mục tiêu chủ yếu của việc phát triển tổng hợp kinh tế biển ở nước ta là:

  • A.

    Khai thác hiệu quả nền kinh tế và bảo vệ môi trường

  • B.

    Khẳng định chủ quyền của nước ta trên vùng biển – đảo.

  • C.

    Khai thác tối đa tài nguyên thiên nhiên vùng biển.

  • D.

    Mang lại nguồn hàng xuất khẩu, thu nhiều ngoại tệ.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ đến thế mạnh phát triển các ngành kinh tế biển của nước ta (bao gồm 4 ngành chính)

=> từ đó xác đinh được mục tiêu chủ yếu của việc khai thác các ngành kinh tế biển.

Lời giải chi tiết :

 Hoạt động kinh tế biến nước ta rất đa dạng: bao gồm 4 ngành chính: đánh bắt nuôi trồng hải sản, khai thác khoáng sản biển, du lịch biển, giao thông biển)

=> mục địch khai thác tổng hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.

Câu 27 :

Địa điểm nào dưới đây có lượng mưa trung bình năm lớn nhât?

  • A.

    Hà Nội.

  • B.

    Huế.

  • C.

    Nha Trang.

  • D.

    Phan Thiết.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ kiến thức các nhân tố gây mưa và các trung tâm mưa ở nước ta.

Lời giải chi tiết :

Do tác động của dải hội tụ nhiệt đới cùng với sự dịch chuyển của bão chậm dần từ Bắc vào Nam nên mưa rất lớn ở Huế vào mùa đông. Chính vì vậy, Huế là một trong những trung tâm mưa lớn, nhiều nhất trong cả nước.

Câu 28 :

Ở miền khí hậu phía bắc, trong mùa đông độ lạnh giảm dần về phía tây vì :

  • A.

    Nhiệt độ tăng dần theo vĩ độ.

  • B.

    Nhiệt độ thay đổi theo độ cao của địa hình.

  • C.

    Đó là những vùng không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.

  • D.

    Dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Ở miền khí hậu phía bắc, trong mùa đông độ lạnh giảm dần về phía tây do tác động của bức chắn địa hình.

Lời giải chi tiết :

Dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ, chạy hướng Tây Bắc - Đông Nam đã tạo nên bức chắn địa hình lớn, ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa đông bắc tới vùng Tây Bắc nước ta, làm cho Tây Bắc có mùa đông ngắn và đỡ lạnh hơn Đông Bắc.

Câu 29 :

Ở đồng bằng Sông Cửu Long về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm gần 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn, chủ yếu do:

  • A.

    Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.

  • B.

    Địa hình thấp, không có đê điều bao bọc.

  • C.

    Có nhiều vùng trũng rộng lớn.

  • D.

    Biển bao bọc 3 mặt đồng bằng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ đặc điểm hình thái của đồng bằng sông Cửu Long: độ cao, bề mặt địa hình.

Lời giải chi tiết :

Vào mùa cạn, mực nước sông hạ thấp + địa hình thấp,  không có đê bao bọc

=> Nước biển dễ dàng xâm nhập sâu vào đất liền.

Câu 30 :

Lượng ẩm cao do biển Đông mang lại đã ảnh hưởng như thế nào đối với cảnh quan thiên nhiên nước ta?

  • A.

    Thiên nhiên nước ta phong phú, đa dạng.

  • B.

    Làm cho cảnh quan thiên nhiên rừng chiếm ưu thế

  • C.

    Thảm thực vật xanh tươi quanh năm (trừ những nơi có khí hậu khô hạn).

  • D.

    Làm cho quá trình tái sinh, phục hồi rừng diễn ra nhanh chóng.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Độ ẩm cao sẽ giúp cây cối sinh trưởng, phát triển tốt.

Lời giải chi tiết :

- Biển Đông với nguồn ẩm dồi dào đã mang lại lượng mưa lớn cho lãnh thổ nước ta => làm cho thảm thực vật phát triển xanh tốt quanh năm.

=> đúng

- Các đáp án còn lại:

+ A: thiên nhiên phong phú đa dạng là do vị trí địa lí quy định, không phải do độ ẩm.=> loại

+ B. cảnh quan rừng chiếm ưu thế là do địa hình chủ yếu đồi núi => loại

+ D: quá trình tái sinh phục hồi rừng nhanh chóng -> do nhiều nhân tố: độ ẩm, nhiệt độ, nguồn nước, con người…

=> loại

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.