Đề thi giữa học kì 2 Địa lí 11 - Đề 1

Đề bài

Câu 1 :

Nhật Bản đứng sau những quốc gia nào về thương mại?

  • A.

    Trung Quốc, Anh, Hoa Kì.

  • B.

    Hoa Kì, CHLB Đức, Trung Quốc.

  • C.

    Hoa Kì, Việt Nam, Trung Quốc.

  • D.

    Liên Bang Nga, CHLB Đức, Pháp.

Câu 2 :

Mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết là đặc điểm khí hậu của

  • A.

    Phía bắc Nhật Bản.

  • B.

    Phía nam Nhật Bản.

  • C.

    Khu vực trung tâm Nhật Bản.

  • D.

    Ven biển Nhật Bản.

Câu 3 :

Đặc điểm nào sau đây là không đúng với phần phía Đông của Liên Bang Nga?

  • A.

    Phần lớn là núi và cao nguyên.

  • B.

    Có nguồn khoáng sản và lâm sản lớn.

  • C.

    Có trữ năng thủy điện lớn.

  • D.

    Có đồng bằng Đông Âu tương đối cao.

Câu 4 :

Ý nào sau đây không đúng về dân cư Nhật Bản?

  • A.

    Là nước đông dân.

  • B.

    Phần lớn dân cư tập trung ở các thành phố ven biển.

  • C.

    Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao.

  • D.

    Dân số già.

Câu 5 :

Mỗi năm Nhật Bản có hàng nghìn trận động đất lớn, nhỏ, là do:

  • A.

    Nhật Bản nằm trên vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải- Thái Bình Dương.

  • B.

    Nhật Bản nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương.

  • C.

    Nhật Bản nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa.

  • D.

    Nhật Bản nằm trên vành đai sinh vật Địa Trung Hải- Thái Bình Dương.

Câu 6 :

Quỹ đất nông nghiệp lớn thuận lợi phát triển ngành nào?

  • A.

    Trồng trọt cây công nghiệp.

  • B.

    Trồng trọt và chăn nuôi.

  • C.

    Chăn nuôi gia súc lớn.

  • D.

    Phát triển cây lương thực, thực phẩm.

Câu 7 :

Ý nào sau đây đúng với họat động ngoại thương của Liên Bang Nga?

  • A.

    Giá trị xuất khẩu luôn cân bằng với giá trị nhập khẩu.

  • B.

    Hàng xuất khẩu chính là thủy sản, hàng công nghiệp nhẹ.

  • C.

    Hàng nhập khẩu chính là dầu mỏ, khí đốt.

  • D.

    Tổng kim ngạch ngoại thương liên tục tăng.

Câu 8 :

Sông Ê-nit-xây là ranh giới tự nhiên để phân chia

  • A.

    lục địa Á-Âu trên lãnh thổ Liên Bang Nga.

  • B.

    Liên Bang Nga với Trung Quốc.

  • C.

    phần phía đông và phần phía tây của Liên Bang Nga.

  • D.

    Liên Bang Nga với châu Á.

Câu 9 :

Tại sao phần phía nam đảo Hôn-su, ven Thái Bình Dương của Nhật Bản lại có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất?

  • A.

    Rừng bao phủ phần lớn diện tích, diện tích lớn nhất, dân cư tập trung đông.

  • B.

    Do địa hình thuận lợi, có nguồn lao động trình độ cao, tập trung đông dân.

  • C.

    Do tập trung nhiều khoáng sản có giá trị cho sản xuất.

  • D.

    Do có khí hậu lạnh, dễ dàng bảo quản sản phẩm sau chế biến.

Câu 10 :

Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Hôn-su?

  • A.

    Diện tích rộng nhất, số dân đông nhất.

  • B.

    Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế.

  • C.

    Kinh tế phát triển nhất trong các vùng.

  • D.

    Các trung tâm công nghiệp rất lớn tập trung ở phần phía nam.

Câu 11 :

Giao thông vận tải biển của Nhật Bản đứng thứ 3 thế giới và không có cảng biển lớn nào dưới đây?

  • A.

    Cô-bê.

  • B.

    Ki-ô-tô.

  • C.

    Tô-ki-ô.

  • D.

    Ô-xa-ca.

Câu 12 :

Đại bộ phận lãnh thổ Liên Bang Nga thuộc khí hậu nào

  • A.

    Nhiệt đới.

  • B.

    Cận nhiệt đới.

  • C.

    Cận cực.

  • D.

    Ôn đới.

Câu 13 :

Đâu là đặc điểm của kinh tế Nga?

  • A.

    Kinh tế đối ngoại là ngành không quan trọng.

  • B.

    Các ngành dịch vụ rất khó phát triển mạnh.

  • C.

    Sản lượng nông nghiệp đứng hàng đầu thế giới.

  • D.

    Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn.

Câu 14 :

Đâu là ranh giới tự nhiên để phân chia lãnh thổ châu Âu và châu Á trên đất nước Nga?

  • A.

    Sông Ê-nit-xây.

  • B.

    Sông A-mua.

  • C.

    Dãy U-ran.

  • D.

    Sông Ô-bi.

Câu 15 :

Trên lãnh thổ Nhật Bản hiện có bao nhiêu núi lửa đang hoạt động?

  • A.

    Hơn 60 núi lửa.

  • B.

    Hơn 80 núi lửa.

  • C.

    Hơn 70 núi lửa.

  • D.

    Hơn 90 núi lửa.

Câu 16 :

Ý nào sau đây không phải là thành tựu về kinh tế của Liên Bang Nga sau năm 2000?

  • A.

    Sản lượng các ngành kinh tế tăng.

  • B.

    Thanh toán xong nợ nước ngoài từ thời Xô viết.

  • C.

    Giá trị xuất siêu ngày càng tăng.

  • D.

    Đời sống nhân dân chưa được cải thiện nhiều.

Câu 17 :

Đại bộ phận địa hình phần lãnh thổ phía Tây sông Ê - nít - xây là:

  • A.

    Đồng bằng và đồi núi thấp.

  • B.

    Đồng bằng và vùng trũng.

  • C.

    Núi và cao nguyên.

  • D.

    Đồi núi thấp và vùng trũng.

Câu 18 :

Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1952, nền kinh tế Nhật Bản:

  • A.

    bị suy sụp nghiêm trọng.

  • B.

    trở thành cường quốc hàng đầu.

  • C.

    tăng trưởng và phát triển nhanh.

  • D.

    được đầu tư phát triển mạnh.

Câu 19 :

Phía Nam Nhật Bản có đặc điểm khí hậu là

  • A.

    mùa động kéo dài, mùa hạ mát.

  • B.

    mùa hạ nóng ẩm và có mưa nhỏ.

  • C.

    mùa đông ngắn, mùa hạ đỡ nóng.

  • D.

    mùa đông đỡ lạnh, mùa hạ đỡ nóng.

Câu 20 :

Chăn nuôi ở Nhật Bản phát triển theo hình thức

  • A.

    tự nhiên

  • B.

    bán tự nhiên

  • C.

    chuồng trại

  • D.

    trang trại

Câu 21 :

Tại sao nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản?

  • A.

    Diện tích đất nông nghiệp quá ít.

  • B.

    Nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế hơn sản xuất.

  • C.

    Nhật Bản ưu tiên phát triển thương mại, tài chính.

  • D.

    Nhật Bản tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp.

Câu 22 :

Ý nào sau đây không biểu hiện khó khăn của Liên Bang Nga sau khi Liên Bang Xô viết tan rã (đầu thập niên 1990 và những năm tiếp theo)?

  • A.

    Sản lượng các ngành kinh tế giảm.

  • B.

    Vị trí, vai trò của Liên Bang Nga trên trường quốc tế suy giảm.

  • C.

    Tốc độ tăng trưởng kinh tế âm.

  • D.

    Đời sống nhân dân ổn định.

Câu 23 :

Vấn đề dân số mà Nhà nước Liên bang Nga quan tâm là

  • A.

    cơ cấu dân số trẻ.

  • B.

    gia tăng tự nhiên cao.

  • C.

    di cư sang nước khác nên dân số giảm.

  • D.

    lực lượng lao động dồi dào.

Câu 24 :

Nền nông nghiệp của Nhật Bản có đặc trưng nổi bật là

  • A.

    Tự cung, tự cấp.

  • B.

    Thâm canh, chú trọng năng suất và sản lượng.

  • C.

    Quy mô lớn.

  • D.

    Sản xuất chủ yếu phục vụ xuất khẩu.

Câu 25 :

Công nghiệp là ngành đóng vai trò

  • A.

    quan trọng của nền kinh tế Liên Bang Nga.

  • B.

    xương sống của nền kinh tế Liên Bang Nga.

  • C.

    quyết định của nền kinh tế Liên Bang Nga.

  • D.

    không thể thiếu của nền kinh tế Liên Bang Nga.

Câu 26 :

Thành tựu nổi bật nhất đạt được sau năm 2000 là

  • A.

    vượt qua khủng hoảng, dần ổn định và đi lên.

  • B.

    giá trị nhập siêu ngày càng tăng.

  • C.

    đời sống nhân dân được cải thiện.

  • D.

    sản lượng các ngành kinh tế có xu hướng tăng.

Câu 27 :

Đâu không phải là Chiến lược kinh tế mới của LB Nga từ năm 2000?

  • A.

    Đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng.

  • B.

    Tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường.

  • C.

    Tiếp tục xây dựng nền kinh tế tập trung bao cấp.

  • D.

    Mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á.

Câu 28 :

Khoáng sản có trữ lượng lớn ở đồng bằng Tây Xi-bia là

  • A.

    than.

  • B.

    dầu khí.

  • C.

    quặng sắt.

  • D.

    kim cương.

Câu 29 :

Loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của vùng Đông Xi-bia?

  • A.

    Hàng không

  • B.

    Đường sắt

  • C.

    Đường biển

  • D.

    Đường sông

Câu 30 :

Ngành công nghiệp mũi nhọn, hằng năm mang lại nguồn tài chính lớn cho Liên Bang Nga là

  • A.

    Công nghiệp hàng không – vũ trụ.

  • B.

    Công nghiệp luyện kim.

  • C.

    Công nghiệp quốc phòng.

  • D.

    Công nghiệp khai thác dầu khí.

Câu 31 :

Lãnh thổ Liên Bang Nga chạy qua mấy mũi giờ?

  • A.

    11.

  • B.

    12.

  • C.

    13.

  • D.

    14.

Câu 32 :

Cho bảng số liệu:
                                                Dân số của Liên Bang Nga qua các năm

Nhận xét nào sau đây không đúng?

  • A.

    Dân số Liên Bang Nga có xu hướng giảm đều và liên tục qua các năm.

  • B.

    Dân số Liên Bang Nga nhìn chung có xu hướng giảm nhưng còn biến động nhẹ.

  • C.

    Giai đoạn 2010 – 2015 dân số Liên Bang Nga tăng lên 1, 1 triệu người.

  • D.

    Từ năm 1991 – 2010, dân số Liên Bang Nga giảm 5,1 triệu người.

Câu 33 :

Vấn đề về dân số mà Liên Bang Nga đang quan tâm nhất hiện nay là

  • A.

    dân số tăng nhanh.

  • B.

    thiếu nguồn lao động.

  • C.

    tuổi thọ trung bình thấp.

  • D.

    nhiều thành phần dân tộc.

Câu 34 :

Những ngành công nghiệp mà Liên Bang Nga hợp tác chủ yếu với Việt Nam (trước đây và hiện nay) là

  • A.

    Điện tử - tin học, chế tạo máy.

  • B.

    Luyện kim màu, đóng tàu biển.

  • C.

    Thủy điện, dầu khí.

  • D.

    Chế tạo máy,dệt –may.

Câu 35 :

Cho bảng số liệu: Cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản qua các năm:

Nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở Nhật Bản?

  • A.

    Nhóm tuổi 65 tuổi trở lên tăng nhanh.

  • B.

    Nhóm 15 -64 tuổi có xu hướng tăng lên.

  • C.

    Nhóm 65 tuổi trở lên giảm.

  • D.

    Nhóm dưới 15 tuổi giảm.

Câu 36 :

Việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng có tác dụng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản vì

  • A.

    Giải quyết được nguồn nguyên liệu dư thừa của nông nghiệp.

  • B.

    Giải quyết được việc làm cho lao động ở nông thôn.

  • C.

    Các xí nghiệp nhỏ sẽ hỗ trợ các xí nghiệp lớn về nguyên liệu.

  • D.

    Phát huy được tất cả các tiềm lực kinh tế (cơ sở sản xuất, lao động, nguyên liệu,…), phù hợp với điều kiện đất nước trong giai đoạn hiện tại.

Câu 37 :

Nhật Bản tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao là do

  • A.

    Có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

  • B.

    Hạn chế sử dụng nhiều nguyên liệu lại phát huy được thế mạnh lao động có trình độ cao, mang lại lợi nhuận lớn.

  • C.

    Không có khả năng nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao.

  • D.

    Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.

Câu 38 :

Đánh bắt hải sản được coi là ngành quan trọng của Nhật Bản vì

  • A.

    Được bao bọc bởi biển và đại dương, có nhiều ngư trường lớn.

  • B.

    Ngành này cần vốn đầu tư ít, năng suất và hiệu quả cao.

  • C.

    Nhu cầu lớn về nguyên liệu cho chế biến thực phẩm.

  • D.

    Ngành này không đòi hỏi cao về trình độ.

Câu 39 :

Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952-1973 chứng tỏ vai trò hết sức quan trọng của nhân tố nào sau đây?

  • A.

    Con người Nhật Bản thông minh, có ý chí kiên cường, tinh thần dân tộc cao.

  • B.

    Chính sách phát triển kinh tế đúng đắn của Nhật Bản.

  • C.

    Sự giàu có của tài nguyên thiên nhiên.

  • D.

    Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài.

Câu 40 :

Diễn đàn kinh tế được tổ chức nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư ở vùng Viễn Đông của Liên Bang Nga, biến khu vực này thành trung tâm kinh tế châu Á là

  • A.

    Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)

  • B.

    Diễn đàn kinh tế phương Đông (EEF)

  • C.

    Diễn đàn Diễn đàn Kinh tế thế giới Đông Á (WEF Đông Á)

  • D.

    Tổ chức thương mại thế giới (WTO)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nhật Bản đứng sau những quốc gia nào về thương mại?

  • A.

    Trung Quốc, Anh, Hoa Kì.

  • B.

    Hoa Kì, CHLB Đức, Trung Quốc.

  • C.

    Hoa Kì, Việt Nam, Trung Quốc.

  • D.

    Liên Bang Nga, CHLB Đức, Pháp.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức ngành dịch vụ của Nhật Bản.

Lời giải chi tiết :

Nhật Bản đứng hàng thứ tư thế giới về thương mại (sau Hoa Kì, CHLB Đức và Trung Quốc). Bạn hàng của Nhật Bản gồm cả các nước phát triển và đang phát triển ở khắp các châu lục. Trong đó, quan nhất là Hoa Kì, Trung Quốc, EU, cá Đông Nam Á, Ô-xtrây-li-a,...

Câu 2 :

Mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết là đặc điểm khí hậu của

  • A.

    Phía bắc Nhật Bản.

  • B.

    Phía nam Nhật Bản.

  • C.

    Khu vực trung tâm Nhật Bản.

  • D.

    Ven biển Nhật Bản.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Phía Bắc Nhật Bản khí hậu có mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết.

Câu 3 :

Đặc điểm nào sau đây là không đúng với phần phía Đông của Liên Bang Nga?

  • A.

    Phần lớn là núi và cao nguyên.

  • B.

    Có nguồn khoáng sản và lâm sản lớn.

  • C.

    Có trữ năng thủy điện lớn.

  • D.

    Có đồng bằng Đông Âu tương đối cao.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Liên hệ đặc điểm tự nhiên của lãnh thổ phía Đông Liên Bang Nga

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm tự nhiên phần lãnh thổ phía Đông Liên Bang Nga:

- Địa hình: Núi và cao nguyên chiếm diện tích lớn: cao nguyên Trung Xi-bia…=> Nhận xét A đúng

- Khoáng sản: Tập trung nhiều khoáng sản như than, vàng, kim cương, sắt, dầu khí,...Rừng lá kim.

=> Nhận xét B đúng

- Trữ năng thủy điện khá lớn, tập trung chủ yếu trên sông Lê-na, có nhiều hồ nhân tạo và tự nhiên lớn.

=> Nhận xét C đúng.

- Đồng bằng Đông Âu là địa hình thuộc vùng lãnh thổ phía tây

=> Nhận xét D không đúng.

Câu 4 :

Ý nào sau đây không đúng về dân cư Nhật Bản?

  • A.

    Là nước đông dân.

  • B.

    Phần lớn dân cư tập trung ở các thành phố ven biển.

  • C.

    Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao.

  • D.

    Dân số già.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm dân cư Nhật Bản là:
- Nhật Bản là nước đông dân => Nhận xét A đúng

- Tốc độ gia tăng thấp và giảm dần => Nhận xét C: tỉ suất gia tăng tự nhiên cao là không đúng.

- Dân cư tập trung tại các thành phố ven biển => Nhận xét B đúng

- Cơ cấu dân số già  => Nhận xét D đúng

=> Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao không phải là đặc điểm dân cư Nhật Bản

Câu 5 :

Mỗi năm Nhật Bản có hàng nghìn trận động đất lớn, nhỏ, là do:

  • A.

    Nhật Bản nằm trên vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải- Thái Bình Dương.

  • B.

    Nhật Bản nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương.

  • C.

    Nhật Bản nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa.

  • D.

    Nhật Bản nằm trên vành đai sinh vật Địa Trung Hải- Thái Bình Dương.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ kiến thức đặc điểm tự nhiên của Nhật Bản.

Lời giải chi tiết :

Mỗi năm Nhật Bản có hàng nghìn trận động đất lớn, nhỏ, là do vị trí địa lý Nhật Bản nằm trên vành đai núi lửaThái Bình Dương nên hiện nay vẫn có 80 núi lửa đang hoạt động ở Nhật Bản.

Câu 6 :

Quỹ đất nông nghiệp lớn thuận lợi phát triển ngành nào?

  • A.

    Trồng trọt cây công nghiệp.

  • B.

    Trồng trọt và chăn nuôi.

  • C.

    Chăn nuôi gia súc lớn.

  • D.

    Phát triển cây lương thực, thực phẩm.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức về hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Nga.

Lời giải chi tiết :

Nước Nga có quỹ đất nông nghiệp lớn, tạo điều kiện phát triển trồng trọt và chăn nuôi => Đây là điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất nông nghiệp của Liên Bang Nga.

Câu 7 :

Ý nào sau đây đúng với họat động ngoại thương của Liên Bang Nga?

  • A.

    Giá trị xuất khẩu luôn cân bằng với giá trị nhập khẩu.

  • B.

    Hàng xuất khẩu chính là thủy sản, hàng công nghiệp nhẹ.

  • C.

    Hàng nhập khẩu chính là dầu mỏ, khí đốt.

  • D.

    Tổng kim ngạch ngoại thương liên tục tăng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Liên hệ đặc điểm hoạt động ngoại thương và các thế mạnh về khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp của Liên Bang Nga.

Lời giải chi tiết :

- Đặc điểm hoạt động ngoại thương của Liên Bang Nga: kinh tế đối ngoại có vai trò quan trọng, tổng kim ngạch ngoại thương liên tục tăng, Nga là nước xuất siêu.

=> Nhận xét D đúng.

- Nga là nước xuất siêu (xuất khẩu > nhập khẩu) -> nhận xét: giá trị xuất khẩu luôn cân bằng với giá trị nhập khẩu là Sai -> Loại A

- Nga đứng đầu thế giới về sản lượng khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên

=> Nhận xét  C. Hàng nhập khẩu chính là dầu mỏ  -> không đúng -> Loại C

- Thế mạnh công nghiệp của Liên Bang Nga là các ngành công nghiệp truyền thống (chế tạo máy, luyện kim, sản xuất giấy, chế biến gỗ); các ngành công nghiệp hiện đại (điện tử - tin học, hàng không, công nghiệp vũ trụ - nguyên tử)

=> Như vậy, chế biến thủy sản và hàng công nghiệp nhẹ không phải là thế mạnh trong phát triển công nghiệp của vùng => Nhận xét B không đúng -> Loại B

Câu 8 :

Sông Ê-nit-xây là ranh giới tự nhiên để phân chia

  • A.

    lục địa Á-Âu trên lãnh thổ Liên Bang Nga.

  • B.

    Liên Bang Nga với Trung Quốc.

  • C.

    phần phía đông và phần phía tây của Liên Bang Nga.

  • D.

    Liên Bang Nga với châu Á.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức đặc điểm tự nhiên của Liên Bang Nga.

Lời giải chi tiết :

Sông Ê-nit-xây là ranh giới tự nhiên của lãnh thổ phía đông và phía tây Liên Bang Nga.

Câu 9 :

Tại sao phần phía nam đảo Hôn-su, ven Thái Bình Dương của Nhật Bản lại có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất?

  • A.

    Rừng bao phủ phần lớn diện tích, diện tích lớn nhất, dân cư tập trung đông.

  • B.

    Do địa hình thuận lợi, có nguồn lao động trình độ cao, tập trung đông dân.

  • C.

    Do tập trung nhiều khoáng sản có giá trị cho sản xuất.

  • D.

    Do có khí hậu lạnh, dễ dàng bảo quản sản phẩm sau chế biến.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ kiến thức đặc điểm tự nhiên, dân cư của Nhật Bản.

Lời giải chi tiết :

Phần phía nam đảo Hôn-su, ven Thái Bình Dương của Nhật Bản có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất vì đây là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi: Do địa hình thuận lợi, có nguồn lao động trình độ cao, tập trung đông dân.

Câu 10 :

Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Hôn-su?

  • A.

    Diện tích rộng nhất, số dân đông nhất.

  • B.

    Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế.

  • C.

    Kinh tế phát triển nhất trong các vùng.

  • D.

    Các trung tâm công nghiệp rất lớn tập trung ở phần phía nam.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Các đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Hôn – su là:

- Diện tich rộng nhất, dân số đông nhất.

- Kinh tế phát triển nhất trong các vùng tập trung ở phần phía nam đảo

- Các trung tâm công nghiệp lớn: Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Ki-ô-tô, Ô-xa-ka, Cô-bê tạo nên chuỗi đô thị.

=> Nhận xét A, C, D đúng

- Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế không phải là đặc điểm của vùng kinh tế Hôn- su

Câu 11 :

Giao thông vận tải biển của Nhật Bản đứng thứ 3 thế giới và không có cảng biển lớn nào dưới đây?

  • A.

    Cô-bê.

  • B.

    Ki-ô-tô.

  • C.

    Tô-ki-ô.

  • D.

    Ô-xa-ca.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ kiến thức về đặc điểm ngành dịch vụ Nhật Bản.

Lời giải chi tiết :

Giao thông vận tải biển của Nhật Bản đứng thứ 3 thế giới và có các cảng biển lớn, hiện đại như Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca, Na-gôi-a,…

Câu 12 :

Đại bộ phận lãnh thổ Liên Bang Nga thuộc khí hậu nào

  • A.

    Nhiệt đới.

  • B.

    Cận nhiệt đới.

  • C.

    Cận cực.

  • D.

    Ôn đới.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đại bộ phận lãnh thổ Liên Bang Nga thuộc khí hậu ôn đới.

Câu 13 :

Đâu là đặc điểm của kinh tế Nga?

  • A.

    Kinh tế đối ngoại là ngành không quan trọng.

  • B.

    Các ngành dịch vụ rất khó phát triển mạnh.

  • C.

    Sản lượng nông nghiệp đứng hàng đầu thế giới.

  • D.

    Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Liên hệ đặc điểm các ngành kinh tế của Liên Bang Nga: công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm các ngành kinh tế của Liên Bang Nga:

- Công nghiệp: là ngành xương sống của Liên Bang Nga, trong đó công nghiệp khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn của nền kinh tế => Nhận xét D đúng.

- Nông nghiệp có điều kiện phát triển thuận lợi (quỹ đất lớn), sản lượng một số cây công nghiệp, ăn quả, rau, chăn nuôi, nghề cá….nhìn chung đều có sự tăng trưởng. Tuy nhiên nhận xét: sản lượng nông nghiệp đứng hàng đầu thế giới là không chính xác => Nhận xét C không đúng.

- Dịch vụ: Kinh tế đối ngoại là ngành khá quan trọng trong nền kinh tế., tổng kim ngạch ngoại thương liên tục tăng, Nga là nước xuất siêu. Các ngành dịch vụ phát triển mạnh. => Nhận xét A, B sai.

Câu 14 :

Đâu là ranh giới tự nhiên để phân chia lãnh thổ châu Âu và châu Á trên đất nước Nga?

  • A.

    Sông Ê-nit-xây.

  • B.

    Sông A-mua.

  • C.

    Dãy U-ran.

  • D.

    Sông Ô-bi.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức đặc điểm tự nhiên của Liên Bang Nga.

Lời giải chi tiết :

Dãy núi U-ran giàu khoáng sản (than, dầu, quặng sắt, kim loại màu...) là ranh giới tự nhiên giữa 2 châu lục Á-Âu trên lãnh thổ LB Nga.

Câu 15 :

Trên lãnh thổ Nhật Bản hiện có bao nhiêu núi lửa đang hoạt động?

  • A.

    Hơn 60 núi lửa.

  • B.

    Hơn 80 núi lửa.

  • C.

    Hơn 70 núi lửa.

  • D.

    Hơn 90 núi lửa.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức điều kiện tự nhiên của Nhật Bản.

Lời giải chi tiết :

Do vị trí địa lý nằm trên vành đai động đất núi lửa Thái Bình Dương nên hiện nay vẫn có 80 núi lửa đang hoạt động ở Nhật Bản.

Câu 16 :

Ý nào sau đây không phải là thành tựu về kinh tế của Liên Bang Nga sau năm 2000?

  • A.

    Sản lượng các ngành kinh tế tăng.

  • B.

    Thanh toán xong nợ nước ngoài từ thời Xô viết.

  • C.

    Giá trị xuất siêu ngày càng tăng.

  • D.

    Đời sống nhân dân chưa được cải thiện nhiều.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xác định từ khóa “thành tựu kinh tế”

Lời giải chi tiết :

Thành tựu đạt được về mặt kinh tế sau năm 2000 là:

- Sản lượng các ngành kinh tế tăng.

-  Thanh toán xong nợ nước ngoài từ thời Xô viết.

- Giá trị xuất siêu ngày càng tăng.

=> loại đáp án A, B, C

- Đời sống nhân dân được nâng cao là thành tựu về mặt dân cư – xã hội, không phải là thành tựu kinh tế.

=> Nhận xét D không đúng.

Câu 17 :

Đại bộ phận địa hình phần lãnh thổ phía Tây sông Ê - nít - xây là:

  • A.

    Đồng bằng và đồi núi thấp.

  • B.

    Đồng bằng và vùng trũng.

  • C.

    Núi và cao nguyên.

  • D.

    Đồi núi thấp và vùng trũng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức đặc điểm tự nhiên của Liên Bang Nga.

Lời giải chi tiết :

Đại bộ phận địa hình phần lãnh thổ phía Tây sông Ê - nít - xây là đồng bằng (đồng bằng Đông Âu. đồng bằng Tây Xi-bia) và vùng trũng. Đồng bằng Đông Âu tương đối cao, xen lẫn nhiều đồi thấp, đất màu mỡ, là nơi trồng cây lương thực, thực phẩm và chăn nuôi chính của LB Nga.

Câu 18 :

Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1952, nền kinh tế Nhật Bản:

  • A.

    bị suy sụp nghiêm trọng.

  • B.

    trở thành cường quốc hàng đầu.

  • C.

    tăng trưởng và phát triển nhanh.

  • D.

    được đầu tư phát triển mạnh.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến 1952 nền kinh tế Nhật Bản suy sụp nghiêm trọng.

Câu 19 :

Phía Nam Nhật Bản có đặc điểm khí hậu là

  • A.

    mùa động kéo dài, mùa hạ mát.

  • B.

    mùa hạ nóng ẩm và có mưa nhỏ.

  • C.

    mùa đông ngắn, mùa hạ đỡ nóng.

  • D.

    mùa đông đỡ lạnh, mùa hạ đỡ nóng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức về đặc điểm khí hậu phía Nam ở Nhật Bản.

Lời giải chi tiết :

Phía Nam có khí hậu cận nhiệt đới, mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng, có mưa to và bão.

Câu 20 :

Chăn nuôi ở Nhật Bản phát triển theo hình thức

  • A.

    tự nhiên

  • B.

    bán tự nhiên

  • C.

    chuồng trại

  • D.

    trang trại

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Chăn nuôi tương đối phát triển theo phương pháp tiên tiến trong các trang trại.

Câu 21 :

Tại sao nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản?

  • A.

    Diện tích đất nông nghiệp quá ít.

  • B.

    Nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế hơn sản xuất.

  • C.

    Nhật Bản ưu tiên phát triển thương mại, tài chính.

  • D.

    Nhật Bản tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ kiến thức ngành nông nghiệp của Nhật Bản.

Lời giải chi tiết :

Nông nghiệp giữ vị trí thứ yếu trong nền kinh tế, vì: tỉ trọng của nông nghiệp trong GDP hiện chỉ chiếm khoảng 1%. Diện tích đất nông nghiệp ít, chỉ chiếm chưa đầy 14% lãnh thổ và ngày càng bị thu hẹp.

Câu 22 :

Ý nào sau đây không biểu hiện khó khăn của Liên Bang Nga sau khi Liên Bang Xô viết tan rã (đầu thập niên 1990 và những năm tiếp theo)?

  • A.

    Sản lượng các ngành kinh tế giảm.

  • B.

    Vị trí, vai trò của Liên Bang Nga trên trường quốc tế suy giảm.

  • C.

    Tốc độ tăng trưởng kinh tế âm.

  • D.

    Đời sống nhân dân ổn định.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đầu những năm 1990, Liên Xô tan rã, Liên bang Nga độc lập nhưng gặp nhiều khó khăn:

 + Tốc độ tăng GDP âm, sản lượng kinh tế giảm.

 + Vai trò cường quốc suy giảm.

 + Tình hình chính trị xã hội bất ổn.

=> Nhận xét A, B, C đúng.

+ Đời sống nhân dân khó khăn ->  nhận xét: đời sống nhân dân ổn định => Nhận xét D không đúng.

Câu 23 :

Vấn đề dân số mà Nhà nước Liên bang Nga quan tâm là

  • A.

    cơ cấu dân số trẻ.

  • B.

    gia tăng tự nhiên cao.

  • C.

    di cư sang nước khác nên dân số giảm.

  • D.

    lực lượng lao động dồi dào.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức dân cư Liên bang Nga.

Lời giải chi tiết :

LB Nga là nước đông dân, đứng thứ tám trên thế giới (năm 2005). Tuy nhiên, do tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên có chỉ số âm và từ thập niên 90 của thế kỉ XX nhiều người Nga đã di cư ra nước ngoài nên số dân đã giảm đi. Đây cũng là vấn đề mà Nhà nước hết sức quan tâm.

Câu 24 :

Nền nông nghiệp của Nhật Bản có đặc trưng nổi bật là

  • A.

    Tự cung, tự cấp.

  • B.

    Thâm canh, chú trọng năng suất và sản lượng.

  • C.

    Quy mô lớn.

  • D.

    Sản xuất chủ yếu phục vụ xuất khẩu.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nông nghiệp Nhật Bản phát triển theo hướng thâm canh để tăng năng suất và chất lượng nông sản.

Câu 25 :

Công nghiệp là ngành đóng vai trò

  • A.

    quan trọng của nền kinh tế Liên Bang Nga.

  • B.

    xương sống của nền kinh tế Liên Bang Nga.

  • C.

    quyết định của nền kinh tế Liên Bang Nga.

  • D.

    không thể thiếu của nền kinh tế Liên Bang Nga.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức các ngành công nghiệp của Liên Bang Nga.

Lời giải chi tiết :

Công nghiệp là ngành đóng vai trò xương sống của nền kinh tế Liên Bang Nga.

Câu 26 :

Thành tựu nổi bật nhất đạt được sau năm 2000 là

  • A.

    vượt qua khủng hoảng, dần ổn định và đi lên.

  • B.

    giá trị nhập siêu ngày càng tăng.

  • C.

    đời sống nhân dân được cải thiện.

  • D.

    sản lượng các ngành kinh tế có xu hướng tăng.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức những thành tựu đạt được sau năm 2000.

Lời giải chi tiết :

Nhờ những chính sách và biện pháp đúng đắn nền kinh tế LB Nga đã vượt qua khủng hoảng, đang dần ổn định và đi lên. Sản lượng các ngành kinh tế tăng, dự trữ ngoại tệ lớn thứ tư thế giới (năm 2005), đã thanh toán xong các khoản nợ nước ngoài từ thời kì Xô viết, giá trị xuất siêu ngày càng tăng, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Vị thế của LB Nga ngày càng nâng cao trên trường quốc tế.

Câu 27 :

Đâu không phải là Chiến lược kinh tế mới của LB Nga từ năm 2000?

  • A.

    Đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng.

  • B.

    Tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường.

  • C.

    Tiếp tục xây dựng nền kinh tế tập trung bao cấp.

  • D.

    Mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức về nội dung chiến lược kinh tế mới của Liên Bang Nga từ năm 2000.

Lời giải chi tiết :

Từ năm 2000, LB Nga bước vào thời kì mới với chiến lược: đưa nền kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng, tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường, mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á, nâng cao đời sống nhân dân, khôi phục lại vị trí cường quốc,...

Câu 28 :

Khoáng sản có trữ lượng lớn ở đồng bằng Tây Xi-bia là

  • A.

    than.

  • B.

    dầu khí.

  • C.

    quặng sắt.

  • D.

    kim cương.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khoáng sản vùng Tây Xi-bia tập trung chủ yếu ở đồng bằng Tây Xi-bia, đặc biệt là dầu mỏ, khí tự nhiên.

Câu 29 :

Loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của vùng Đông Xi-bia?

  • A.

    Hàng không

  • B.

    Đường sắt

  • C.

    Đường biển

  • D.

    Đường sông

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Loại hình vận tải có vai trò quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của vùng Đông Xi-bia là đường sắt

Câu 30 :

Ngành công nghiệp mũi nhọn, hằng năm mang lại nguồn tài chính lớn cho Liên Bang Nga là

  • A.

    Công nghiệp hàng không – vũ trụ.

  • B.

    Công nghiệp luyện kim.

  • C.

    Công nghiệp quốc phòng.

  • D.

    Công nghiệp khai thác dầu khí.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành công nghiệp mũi nhọn, hằng năm mang lại nguồn tài chính lớn cho Liên Bang Nga.

Câu 31 :

Lãnh thổ Liên Bang Nga chạy qua mấy mũi giờ?

  • A.

    11.

  • B.

    12.

  • C.

    13.

  • D.

    14.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức vị trí và lãnh thổ Liên Bang Nga.

Lời giải chi tiết :

Đất nước Liên Bang Nga trải ra trên 11 múi giờ, giáp với 14 nước (trong đó có 8 nước thuộc Liên Xô trước đây).

Câu 32 :

Cho bảng số liệu:
                                                Dân số của Liên Bang Nga qua các năm

Nhận xét nào sau đây không đúng?

  • A.

    Dân số Liên Bang Nga có xu hướng giảm đều và liên tục qua các năm.

  • B.

    Dân số Liên Bang Nga nhìn chung có xu hướng giảm nhưng còn biến động nhẹ.

  • C.

    Giai đoạn 2010 – 2015 dân số Liên Bang Nga tăng lên 1, 1 triệu người.

  • D.

    Từ năm 1991 – 2010, dân số Liên Bang Nga giảm 5,1 triệu người.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cách nhận xét bảng số liệu

- Nhận xét chung cả giai đoạn: tăng hay giảm (bao nhiêu lần), liên tục hay không liên tục.

- Nếu có biến động: chỉ ra giai đoạn biến động tăng hoặc giảm thất thường (dẫn chứng số liệu).

Lời giải chi tiết :

- Nhìn chung cả giai đoạn 1991 – 2015 dân số Liên Bang Nga có xu hướng giảm nhưng còn biến động nhẹ (giai đoạn 1991 - 2010 giảm, sau đó tăng nhẹ ở giai đoạn 2010 - 2015: từ 143,2 triệu người lên 144,3 triệu người) => Nhận xét B đúng, nhận xét A không đúng.

+ Giai đoạn 1991 – 2015: dân số giảm liên tục, từ 148,3 triệu người xuống 143,2 triệu người (giảm 5,1 triệu người) => Nhận xét D đúng

+ Giai đoạn 2010 – 2015: dân số tăng lên từ 143,2 triệu người lên 144,3 triệu người (tăng 1,1 triệu người) => Nhận xét C đúng.

Câu 33 :

Vấn đề về dân số mà Liên Bang Nga đang quan tâm nhất hiện nay là

  • A.

    dân số tăng nhanh.

  • B.

    thiếu nguồn lao động.

  • C.

    tuổi thọ trung bình thấp.

  • D.

    nhiều thành phần dân tộc.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đặc điểm dân số Liên Bang Nga hiện nay: Dân số giảm, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên có chỉ số âm -> từ đó chỉ ra hậu quả đối với sự phát triển kinh tế -xã hội.

Lời giải chi tiết :

Dân số Liên Bang Nga có xu hướng giảm dần, gia tăng tự nhiên ở chỉ số âm kết hợp với số người di cư ra nước ngoài đông => dân số suy giảm, tỉ lệ trẻ em (dưới 15 tuổi) và tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động giảm gây nên vấn đề thiếu hụt nguồn lao động cho phát triển kinh tế.

=> Đây là vấn đề dân số đang được Nhà nước hết sức quan tâm hiện nay.

Câu 34 :

Những ngành công nghiệp mà Liên Bang Nga hợp tác chủ yếu với Việt Nam (trước đây và hiện nay) là

  • A.

    Điện tử - tin học, chế tạo máy.

  • B.

    Luyện kim màu, đóng tàu biển.

  • C.

    Thủy điện, dầu khí.

  • D.

    Chế tạo máy,dệt –may.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đây là những ngành công nghiệp đóng vai trò mũi nhọn và là cơ sở quan trọng đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp của nước ta.

Lời giải chi tiết :

Trong mối quan hệ song phương, Việt Nam và Nga đã hợp tác với nhau trên nhiều mặt về kinh tế, chính trị, quốc phòng, giáo dục….Về kinh tế, lĩnh vực hợp tác chủ yếu là công nghiệp năng lượng: thủy điện và dầu khí.

- Thủy điện: Nga đã tham gia thiết kế, cung cấp, hỗ trợ cho nhiều công trình năng lượng ở Việt Nam. Điển hình là Nhà máy thủy điện Hòa Bình; nhà máy thủy điện Yaly công suất 720 MW (khánh thành váo tháng 4/2002); nhà máy thủy điện Xê-xan 3...

- Dầu khí: đã có nhiều tập đoàn liên doanh dầu khí của Nga tiến hành thăm dò, khai thác dầu khí ở vùng biển Đông.

+ Liên doanh Dầu khí Việt - Nga (Vietsovpetro) đóng vai trò quan trọng nhất.

+ Ngoài ra có các công ty dầu khí Nga như Zarubezhneft, Gazprom, Rosneft, Lukoil đã phát triển và mở rộng hoạt động thăm dò khai thác dầu khí trên thềm lục địa phía Nam nước ta, tham gia các dự án đầu tư lọc hóa dầu tại Việt Nam.

=> Như vậy, những ngành công nghiệp mà Liên Bang Nga hợp tác chủ yếu với Việt Nam (trước đây và hiện nay) là thủy điện và dầu khí.

Câu 35 :

Cho bảng số liệu: Cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản qua các năm:

Nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở Nhật Bản?

  • A.

    Nhóm tuổi 65 tuổi trở lên tăng nhanh.

  • B.

    Nhóm 15 -64 tuổi có xu hướng tăng lên.

  • C.

    Nhóm 65 tuổi trở lên giảm.

  • D.

    Nhóm dưới 15 tuổi giảm.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Kĩ năng nhận xét bảng số liệu: Nhận xét lần lượt từng đối tượng (căn cứ giá trị năm đầu và năm cuối): cả giai đoạn tăng hay giảm, nhanh hay chậm, liên tục hay không liên tục (lấy số liệu chứng minh).

Lời giải chi tiết :

Nhận xét: Nhìn chung, giai đoạn 1950 - 2014 cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở Nhật Bản có sự thay đổi theo thời gian

- Nhóm tuổi dưới 15 tuổi: có xu hướng giảm nhanh từ 35,4% xuống còn 12,9%. -> Nhận xét D đúng

- Nhóm tuổi 15 – 64 tuổi có xu hướng tăng nhẹ và còn biến động, tăng từ 59,6% lên 60,8% -> Nhận xét B đúng.

- Nhóm tuổi trên 65 tăng nhanh và liên tục, từ 5% lên 26,3% => Nhận xét A đúng, nhận xét C không đúng

Câu 36 :

Việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng có tác dụng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản vì

  • A.

    Giải quyết được nguồn nguyên liệu dư thừa của nông nghiệp.

  • B.

    Giải quyết được việc làm cho lao động ở nông thôn.

  • C.

    Các xí nghiệp nhỏ sẽ hỗ trợ các xí nghiệp lớn về nguyên liệu.

  • D.

    Phát huy được tất cả các tiềm lực kinh tế (cơ sở sản xuất, lao động, nguyên liệu,…), phù hợp với điều kiện đất nước trong giai đoạn hiện tại.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Duy trì cơ cấu kinh tế 2 tầng là: vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công => Liên hệ vai trò của việc duy trì những xí nghiệp sản xuất lớn và nhỏ này để giải thích.

Lời giải chi tiết :

Duy trì cơ cấu kinh tế 2 tầng là: vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công. Việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng có tác dụng:

- Tận dụng nguồn lao động tại chỗ, tạo việc làm cho người lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp.

- Tạo dựng được thị trường nhỏ ở khắp các địa phương trong nước.

- Các cơ sở sản xuất nhỏ dễ xoay đổi để thích nghi với sự thay đổi của tình hình trong nước và quốc tế.

- Phát triển các xí nghiệp có quy mô lớn với nền sản xuất lớn và hiện đại để tăng cường khả năng cạnh tranh với các cường quốc kinh tế lớn.

=> Như vậy việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng giúp cho nền kinh tế Nhật Bản nhanh chóng khôi phục một cách toàn diện, vững chắc nhờ có sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các xí nghiệp, phát huy tối đa vai trò của nguồn lao động, các cơ sở sản xuất nhỏ trong điều kiện tài nguyên hạn chế.

Câu 37 :

Nhật Bản tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao là do

  • A.

    Có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

  • B.

    Hạn chế sử dụng nhiều nguyên liệu lại phát huy được thế mạnh lao động có trình độ cao, mang lại lợi nhuận lớn.

  • C.

    Không có khả năng nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao.

  • D.

    Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ khó khăn về tự nhiên của Nhật Bản và ưu điểm của các ngành công nghiệp kĩ thuật cao.

Lời giải chi tiết :

- Phát triển các ngành công nghệ cao có nhiều ưu điểm và mang lại vai trò quan trọng là:

+ Đây là những ngành sử dụng ít nguyên liệu trong quá trình sản xuất -> điều này khắc phục được hạn chế về tài nguyên khoáng sản nghèo nàn ở Nhật Bản.

+ Lao động Nhật Bản có trình độ cao -> là điều kiện thuận lợi để ứng dụng khoa học kĩ thuật, phát triển các ngành kĩ thuật cao.

+ Đồng thời, các ngành kĩ thuật cao (các sản phẩm điện tử - tin học, robot..) mang lại lợi nhuận lớn cho nền kinh tế Nhật Bản.

=> Đây là những nguyên nhân khiến Nhật Bản tập trung phát triển các ngành công nghiệp kĩ thuật cao.

Câu 38 :

Đánh bắt hải sản được coi là ngành quan trọng của Nhật Bản vì

  • A.

    Được bao bọc bởi biển và đại dương, có nhiều ngư trường lớn.

  • B.

    Ngành này cần vốn đầu tư ít, năng suất và hiệu quả cao.

  • C.

    Nhu cầu lớn về nguyên liệu cho chế biến thực phẩm.

  • D.

    Ngành này không đòi hỏi cao về trình độ.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ đặc điểm tự nhiên Nhật Bản.

Lời giải chi tiết :

Quần đảo Nhật Bản được bao bọc bởi vùng biển và đại dương rộng lớn, vùng biển Nhật Bản là nơi các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên nhiều ngư trường lớn với nhiều loài cá.

=> Đem lại nguồn lợi thủy sản vô cùng lớn -> ngành đánh bắt hải sản phát triển mạnh và đóng vai trò quan trọng.

Câu 39 :

Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952-1973 chứng tỏ vai trò hết sức quan trọng của nhân tố nào sau đây?

  • A.

    Con người Nhật Bản thông minh, có ý chí kiên cường, tinh thần dân tộc cao.

  • B.

    Chính sách phát triển kinh tế đúng đắn của Nhật Bản.

  • C.

    Sự giàu có của tài nguyên thiên nhiên.

  • D.

    Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ về nguyên nhân phát triển kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1952 – 1973.

Lời giải chi tiết :

Giai đoạn 1952 – 1973, nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng GDP luôn đạt mức 2 con số. Nguyên nhân của sự phát triển thần kì trên là nhờ:
- Nhật Bản đã chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, kĩ thuật.

- Tập trung cao độ vào các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn.

- Duy trì kinh tế 2 tầng: xí nghiệp lớn - xí nghiệp nhỏ, thủ công.

=> Nhờ những chính sách phát triển đúng đắn trên, nền kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng khôi phục và đạt được thành tựu to lớn.

Câu 40 :

Diễn đàn kinh tế được tổ chức nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư ở vùng Viễn Đông của Liên Bang Nga, biến khu vực này thành trung tâm kinh tế châu Á là

  • A.

    Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)

  • B.

    Diễn đàn kinh tế phương Đông (EEF)

  • C.

    Diễn đàn Diễn đàn Kinh tế thế giới Đông Á (WEF Đông Á)

  • D.

    Tổ chức thương mại thế giới (WTO)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đây là diễn đàn kinh tế được tổ chức hằng năm ở thành phố Vladivostok - Vùng Viễn Đông của Liên Bang Nga.

Lời giải chi tiết :

Diễn đàn kinh tế phương Đông (EEF) được tổ chức hằng năm ở thành phố Vladivostok - Vùng Viễn Đông của Liên Bang Nga, với mục đích thu hút đầu tư, thúc đẩy hợp tác phát triển vùng Viễn Đông và mở rộng hợp tác quốc tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.