Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 1 - Vật lí 11


Đề bài

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1: Điều kiện để có dòng điện là

A.  có điện tích tự do.

B.   có nguồn điện.

C.  có  hiệu điện thế và điện tích tự do.

D.  có hiệu điện thế.

Câu 2: Một điện trường đều cường độ 5000V/m, có phương song song với cạnh huyền BC của một tam giác vuông ABC có chiều từ B đến C, biết AB = 6cm, AC = 8cm. Tính hiệu điện thế giữa hai điểm AC:

A.  180V                                B.  640V

C.  320V                                D.  160V 

Câu 3: Một tụ điện điện dung 12pF mắc vào nguồn điện một chiều có hiệu điện thế 4V. Tăng hiệu điện thế này lên bằng 12V thì điện dung của tụ điện này sẽ có giá trị:

A.  36pF 

B.  12pF

C.   còn phụ thuộc vào điện tích của tụ

D.   4pF  

Câu 4: Cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q = 5.10-9 (C), tại một điểm trong chân không cách điện tích một khoảng 10 (cm) có độ lớn là:

A.   E = 4500 (V/m).

B.   E = 0,225 (V/m).

C.  E = 2250 (V/m).

D.  E = 0,450 (V/m).

Câu 5: Quan hệ giữa cường độ điện trường E và hiệu điện thế U giữa hai điểm mà hình chiếu đường nối hai điểm đó lên đường sức là d thì cho bởi biểu thức

A.  U = E/d.                            B.  U =  q.E.d.

C.  U = E.d.                            D.  U = q.E/q.

Câu 6: Nguyên nhân gây ra hiện tượng toả nhiệt trong dây dẫn khi có dòng điện chạy qua là:

A.  Do năng lượng dao động của ion (+) truyền cho eclectron  khi va chạm.

B.  Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron truyền cho ion(+) khi va chạm.

C.   Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron, ion (-) truyền cho ion (+) khi va chạm.

D.  Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron truyền cho ion (-) khi va chạm.

Câu 7: Hai điện tích điểm được đặt cố định và cách điện trong một bình không khí  thì lực tương tác Cu – lông giữa chúng là 12 N. Khi đổ đầy một chất lỏng cách điện vào bình thì lực tương tác giữa chúng là 4 N. Hằng số điện môi của chất lỏng này là

A.  9.                                       B.   3.

C.  1/9                                    D.  1/3.

Câu 8: Một tụ điện có điện dung C, điện tích q, hiệu điện thế U. Tăng hiệu điện thế hai bản tụ lên gấp đôi thì điện tích của tụ:

A.   tăng gấp bốn                   B.  không đổi 

C.   tăng gấp đôi                    D.   giảm một nửa

Câu 9: Chiều dày của lớp Niken phủ lên một tấm kim loại là d = 0,303(mm) sau khi điện phân trong 2 giờ. Diện tích mặt phủ của tấm kim loại là 40cm2. Cho biết Niken có khối lượng riêng là r = 8,9.103 kg/m3, nguyên tử khối A = 58 và hoá trị n = 2. Cường độ dòng điện qua bình điện phân là:

A.   I = 5,0 (A).                      B.   I = 2,5 (A).

C.   I = 5,0 (mA).                   D.  I = 5,0 (μA).

Câu 10: Một mạch điện có điện trở ngoài bằng 5 lần điện trở trong. Khi xảy ra hiện trượng đoản mạch thì tỉ số giữa cường độ dòng điện đoản mạch và cường độ dòng điện không đoản mạch là

A.   4.

B.   chưa đủ dữ kiện để xác định.

C.   6

D.  5

Câu 11: Nếu ghép 3 pin giống nhau nối tiếp thu được bộ nguồn 7, 5 V và 3 Ω thì khi mắc 3 pin đó song song thu được bộ nguồn

A.  7,5 V và 1 Ω.                  

B.  7,5 V và 1 Ω.

C.  2,5 V và 1/3 Ω.              

D.  2,5 V và 1 Ω.

Câu 12: Một bình điện phân đựng dung dịch bạc nitrat với anốt bằng bạc. Điện trở của bình điện phân là R= 2 (W). Hiệu điện thế đặt vào hai cực là U= 10 (V). Cho A= 108 và n=1. Khối lượng bạc bám vào cực âm sau 2 giờ là:

A.   40,3 kg                           

B.  8,04.10-2 kg

C.  40,3g                               

D.  8,04 g

Câu 13: Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 12 (V), điện trở trong r = 1,5 (Ω), mạch ngoài gồm điện trở R1 = 0,5 (Ω) mắc nối tiếp với một điện trở R. Để công suất tiêu thụ trên điện trở R đạt giá trị lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị

A.   R = 3 (Ω).

B.  R = 2 (Ω).

C.   R = 4 (Ω).

D.   R = 1 (Ω).                             

Câu 14: Cho một điện tích điểm –Q; điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều

A.   phụ thuộc vào điện môi xung quanh.

B.  hướng về phía nó.

C.   hướng ra xa nó.

D.  phụ thuộc độ lớn của nó.

Câu 15: Suất điện động nhiệt điện phụ thuộc vào:

A.   Điện trở của các mối hàn.

B.   Khoảng cách giữa hai mối hàn.

C.  Hệ số nở dài vì nhiệt α.

D.  Hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn.

Câu 16: Bản chất dòng điện trong chất điện phân là

A.  dòng ion dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau.

B.  dòng ion dương dịch chuyển theo chiều điện trường.

C.  dòng electron dịch chuyển ngược chiều điện trường.

D.  dòng ion âm dịch chuyển ngược chiều điện trường.

Câu 17: Xét cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Trong các nhận định sau, nhận định không đúng là:

A.  Proton mang điện tích là + 1,6.10-19 C.

B.  Điện tích của proton và điện tích của electron gọi là điện tích nguyên tố.

C.  Tổng số hạt proton và notron trong hạt nhân luôn bằng số electron quay xung quanh nguyên tử.

D.  Khối lượng notron xấp xỉ khối lượng proton.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A.   Nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân, trong đó hai điện cực đều là hai vật dẫn điện cùng chất.

B.  Nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân, trong đó hai điện cực đều là vật cách điện.

C.  Nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân, trong đó một điên cực là vật dẫn điện, điện cực còn lại là vật cách điện.

D.   Nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân, trong đó hai điện cực đều là hai vật dẫn điện khác chất.

Câu 19:  Hai điện tích điểm q1 = q2 =+3 (µC) đặt trong dầu (ε= 2) cách nhau một khoảng r = 3 (cm). Lực tương tác giữa hai điện tích đó là:

A.  lực hút với độ lớn F = 90 (N).

B.  lực hút với độ lớn F = 45 (N).   

C.  lực đẩy với độ lớn F = 90 (N).

D.  lực đẩy với độ lớn F = 45 (N).

Câu 20: Nếu nguyên tử đang thừa – 1,6.10-19 C điện lượng mà nó nhận được thêm 2 electron thì nó

A.  vẫn là 1 ion âm.

B.  trung hoà về điện.

C.  sẽ là ion dương.

D.   có điện tích không xác định được.

Câu 21: Hai bóng đèn có hiệu điện thế định mức lần lượt là U1 = 110V, U2 = 220V. Chúng có công suất định mức bằng nhau, tỉ số điện trở của chúng bằng:

A.  \(\dfrac{{{R_2}}}{{{R_1}}} = 8\)                                

B.  \(\dfrac{{{R_2}}}{{{R_1}}} = 2\)

C. \(\dfrac{{{R_2}}}{{{R_1}}} = 3\)                

D. \(\dfrac{{{R_2}}}{{{R_1}}} = 4\)   

Câu 22: Trong dây dẫn kim loại có một dòng điện không đổi chạy qua có cường độ là 16 mA chạy qua. Trong một phút số lượng electron chuyển qua một tiết diện thẳng là

A.  6.1019 electron.              

B.  6.1018 electron.

C.  6.1020 electron.              

D.  6.1017 electron

Câu 23: Khi ghép n nguồn điện nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động E và điện trở trong r thì suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là

A.  nE nà nr.                          B.   E và r/n.

C.  nE và r/n.                         D.  E và nr.

Câu 24: Một sợi dây đồng có điện trở 37Ω ở 500C. Điện trở của dây đó ở t0C là 40,7Ω. Biết α = 0,004K-1. Nhiệt độ t0C có giá trị:        

A.  250C                                 B.  1000C

C.  750C                                 D.  900C

II. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Cho bộ nguồn gồm 2 nguồn mắc như hình vẽ, mỗi nguồn có

 \(\xi \) = 18 (V), r = 2 \(\Omega \), R1  = 9 \(\Omega \), R2  = 21\(\Omega \) ,R3  = 3\(\Omega \),  Đèn ghi

(6V - 3W).

a. Tính RN , \({\xi _b},{r_b}\).

b. Độ sáng của đèn, nhiệt lượng tỏa ra ở đèn  sau  30 phút?

c. Tính lại R2 để bóng đèn sáng bình thường.

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2025

Lời giải chi tiết

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

1

2

3

4

5

C

C

B

A

C

6

7

8

9

10

B

B

C

A

C

11

12

13

14

15

C

C

B

B

D

16

17

18

19

20

A

C

D

D

A

21

22

23

24

 

D

B

A

C

 

II. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

a. R= 12 Ω 

R23 =24 Ω ;RD23 = 8 Ω ; RN = 17 Ω

\({\xi _b} = 18V;{r_b} = 1\Omega \)

b. \(I = \dfrac{{{\xi _b}}}{{{R_N} + {r_b}}} = \dfrac{{18}}{{17 + 1}} = 1A\) 

\(\begin{array}{l}I = {I_1} = {I_{D23}} = 1A\\{U_{D23}} = {U_D} = 8V\\{U_D} > {U_{dm}}\end{array}\)

=> đèn sáng mạnh hơn bình thường.

\(Q = \dfrac{{U_D^2}}{{{R_D}}}t = \dfrac{{{8^2}}}{{12}}1800 = 9600J\).  

c. Đèn sáng bình thường thì ta có:

 \(\begin{array}{l}{U_D} = {U_{dm}} = 6V\\{U_{D23}} = {U_D} = 6V\end{array}\)

\({I_{D23}} = I = \dfrac{{{U_{D23}}}}{{{R_{D23}}}} = \dfrac{6}{{{R_{D23}}}}\)

Mặt khác \(I = \dfrac{{{\xi _b}}}{{{R_{D23}} + {R_1} + {r_b}}} = \dfrac{{18}}{{{R_{D23}} + 10}}\)

Suy ra \(\dfrac{6}{{{R_{D23}}}} = \dfrac{{18}}{{{R_{D23}} + 10}} \Rightarrow {R_{D23}} = 5\Omega \)           

\({R_{D23}} = \dfrac{{{R_D}.({R_2} + {R_3})}}{{{R_D} + {R_2} + {R_3}}} = 5\Omega\)

\(  \Rightarrow {R_2} = \dfrac{{39}}{7}\Omega \)

Xem lời giải chi tiết đề thi học kì 1 tại Tuyensinh247.com

Loigiaihay.com



Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lí lớp 11 - Xem ngay

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.