Đề số 14 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học


Đáp án và lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học - Đề trắc nghiệm

Đề bài

Câu 1. Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa

B. gen đột biến luôn được di truyền cho thế hệ sau

C. đột biến gen có thể xảy ra ở cá tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục

D. Gen đột biến luôn được biểu hiện thành kiểu hình

Câu 2. Gen B ở sinh vật nhân sơ có trình tự nucleotit như sau

Mạch mã gốc

3’…TAX TTX…

AGT….

TXT…TXA

XAAATT..5’

Số thứ tự nucleotit trên mạch mã gốc

1

43

58         88

150

Biết rằng: chuỗi polipeptit do gen B quy định tổng hợp có 50 axit amin

GUX: Valin UXA: LeucinXXA: Prolin.

GUU: ValinAGU:XerinAGA:Acginin

Căn cứ vào các dữ liệu trên, hãy cho biết trong các dư đoán sau, dự đoán nào đúng?

A. Đột biếnthay thế cặp nuclêôtit A-T ở vị trí 43 bằng cặp nuclêôtit G-Xtạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi polipeptit không thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do gen B quy định tổng hợp.

B. Đột biến thay thế cặp nuclêôtit T-A ở vị trí 58 bằng cặp nuclêôtit A - Ttạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit giống với chuỗi pôlipeptit do gen B quy định tổng hợp.

C. Đột biến mất một cặp nuclêôtit ở vị trí 88 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôiipeptit có thành phần axit amin thay đổi từ axit amin thứ 2 đến axit amin thứ 29 số với chuỗi pôlipeptit do gen B quy định tổng hợp.

D. Đột biến thay thế cặp nuclêôtit A-T ở vị trí 150 bằng cặp nuclêôtit G - X tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit không thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do gen B quy định tổng hợp.

Câu 3: ở ruồi giấm, xét hai cặp gen nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể thường. Cho hai cá thể ruồi giấm giao phối với nhau thu được F1 .Trong tổng sổ cá thể thu được ở F1 , số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử trội và số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử lặn về cả hai cặp gen trên đều chiếm tỉ lệ 4%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, ở F1 sốcá thể có kiểu gen dị hợp tử về hai cặp gen trên chiếm tỉ lệ

A. 2%.                                         B. 26%.

C. 4%.                                         D. 8%

Câu 4: Một quần thể thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, kiểu gen Aa quy định hoa hồng. Nghiên cứu thành phần kiểu gen của quần thể này qua các thế hệ, người ta thu được kết quả ở bảng sau:

Thế hệ

P

F1

F2

F3

Tần số kiểu gen AA

2/5

9/16

16/25

25/36

Tần số kiểu gen Aa

2/5

6/16

8/25

10/36

Tần số kiểu gen aa

1/5

1/16

1/25

1/36

Cho rằng quần thể này không chịu tác động của nhân tố đột biến, di – nhập gen và các yếu tố ngẫu nhiên. Phân tích bảng số liệu trên, phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Cây hoa trắng không có khả năng sinh sản và quần thể này giao phấn ngẫu nhiên

B. Cây hoa hồng không có khả năng sinh sản và quần thể này tự thụ phấn nghiêm ngặt

C. Cây hoa hồng không có khả năngsinh sảnvà quần thể này tự thụ phấn nghiêm ngặt.

D. Cây hoa đỏ không có khả năng sinh sản và quần thể này giao phấn ngẫu nhiên.

Câu 5: Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?

A. Mã di truyền có tính phổbiến.

B. Mã di truyền luôn là mã bộ ba.

C. Mã di truyền có tính thoái hóa

D. Mã di truyền có tính đặc hiệu.

Câu 6: Đặc điểm không đúng ở hệ tiêu hóa của thú ăn thịt:

A. Dạ dày to chứa nhiều thức ăn, tiêu hoá cơ học và hóa học

B. Manh tràng phát triển, có chứa nhiều vi sinh vật.

C. Thức ăn qua ruột non trải qua tiêu hoá cơ học, hoá học và được hấp thụ.

D. Ruột ngắn do thức ăn được tiêu hoá và hấp thụ.

Câu 7: Hệ đệm bicacbônat (NaHCO3/Na2CO3) có vai trò nào sau dây?

A. Duy trì cân bằng độ pH của máu.

B. Duy trì cân bằng lượng đường glucose trong máu.

C. Duy trì cân bằng nhiệt độ của cơ thể.

D. Duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu.

Câu 8. Ở một loài, gen qui định màu hạt có 3 alen theo thứ tự trội hoàn toàn A > a1 > a, trong đó alen A quy định hạt đen ; a1 – hạt xám ; a – hạt trắng. Biết tế bào noãn (n+1) có khả năng thụ tinh bình thường còn hạt phấn n+1 không có khả năng này. Khi cho cá thể Aa1a tự thụ phấn thì F1 có tỷ lệ phân ly kiểu hình là

A. 10 hạt đen :7 hạt xám :1 hạt trắng

B. 12 hạt đen :3 hạt xám :3 hạt trắng

C. 10 hạt đen :5 hạt xám :3 hạt trắng

D. 12 hạt đen :5 hạt xám :1 hạt trắng

Câu 9. Ở một loài thực vật, A quy định tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với a quy địnhquả vàng, B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với b quy định quả bầu dục. cặp bố mẹ đem lai có kiểu gen Ab/aB, hoán vị gen xảy ra ở 2 bên với tần số bằng nhau. Kết quả nào dưới đây phù hợp với tỷ lệ kiểu hình quả vàng, bầu dục ở đời con

A. 16%.                              B. 5,25%.

C. 12,25%.                          D. 2,25%.

Câu 10: Quá trình cố định nitơ phân tửđược thực hiện dưới tác dụng của enzim

A. Cacboxliaza

B. Oxigenaza

C. Nitrogen

D. Nitrogenaza

Câu 11: Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Cho hai cây thuộc loài nay giao phối  tạo ra các hợp tử. Giả sử từ một hợp tử trong số đó (hợp tử H) nguyên phân liên tiếp ;ở kỳ sau của lần nguyên phân tứ tư người ta đếm được trong tất cả các tế bao con có tổng cộng 368 NST. Cho biết quá trình nguyên phân không xảy ra đột biến hợp tử H có thể được hình thành do sự thụ tinh giữa

A. giao tử (n + 1) với giao tử n. 

B. giao tử (n - 1) với giao tử n.

C. giao tử n với giao tử n.         

D. giao tử n với giao tử 2n.

Câu 12: Biết hoán vị gen xảy ra với tần số 48%.Theo lí thuyết, cơ thể có kiểugen \(\dfrac{{AB}}{{ab}}\)Dd giảm phân cho ra loại giao tử AbD với tỉ lệ:

A. 12%.                          B. 76%.

C.24%.                           D. 48%.

Câu 13: Nhận định nào không đúng về các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử?

A. Trong quá trình nhân đôi của ADN có sự tham gia của enzim ADN polimeraza, ADN ligaza.

B. Trong dịch mã, các codon trên mARN đều có các anticodon bổ sung của tARN.

C. Các chuỗi polinucleotit đềuđược tổng hợp theo chiều 5’→3’

D. Trong phiên mã, mạch khuôn (gốc) của gen là mạch có chiều 3’→5’.

Câu 14: Điều kiện nào dưới đây đưa đến cạnh tranh loại trừ?

A. Trùng nhau một phần về không gian sống.

B. Trùng nhau về nguồn thức ăn chủ yếu nhưng khác nơi kiếm ăn.

C. Trùng nhau về nguồn thức ăn chủ yếu và nơi kiếm ăn.

D. Trùng nhau về nguồn thức ăn thứ yếu, không trùng nhau về nguồn thức ăn chủ yếu.

Câu l5: Ở tế bào nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở tế bào chất?

A. Phiên mã tổng hợp mARN.  

B. Dịch mã.

C. Nhân đôi ADN.

D. Phiên mã tổng hợp tARN.

Câu 16: Hô hấp ánh sáng xảy ra:

A. Ở thực vật C4.

B. Ở thực vật CAM.

C. Ở thực vật C3.

D. Ở thực vật, C3, C4.

Câu 17: Khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì

A.sự hỗ trợ giữa các cá thể tăng, quần thể có khả năng chống chọi tốt với những thay đổi của môi trường.

B. khả năng sinh sản của quần thể tăng do cơ hội gặp nhau giữa các cá thể đực với cá thể cái nhiều hơn.

C. quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vọng.

D. trong quần thể có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.

Câu 18: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, trong các phát biểu sau về quá trình hình thànhloàimới,có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1)Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí.

(2)Đột biến đảo đoạn có thể góp phần tạo nên loài mới.

(3)Lai xa và đa bội hóa có thể tạo ra loài mới có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội.

(4)Quá trình hình thành loài có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

A.1                                              B.2.

C.4.                                             D. 3.

Câu 19: ở một loài thực vật, lai dòng cây thuần chủng có hoa màu đỏ với dòng cây thuần chủng có hoa màu trắng thu được F1 đều có hoa màu đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 phân li theo tỉ lệ: 9 hoa màu đỏ :7  hoa màu trắng. Biết không có đột biến mới xảy ra.Màu sắc hoa có thể bị chi phối bởi quy luật:

A.Tương tác bổ sung (tương tác giữa các gen không alen).

B. Phân li.

C. Di truyền liên kết với giới tính.

D. Tác động đa hiệucủa gen.

Câu 20. Khi  nói về đột biến cấu trúc nhiễm sác thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đột biến mất 1 đoạn nhiễm sắc thể luôn dẫn tới làm mất các gen tương ứng nên luôn gây hại cho thể đột biến

II.Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể dẫn tới làm tăng số lượng bản sao của các gen ở vị trí lặp đoạn.

III.Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể có thể sẽ làm tăng hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.

IV.Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể không làm thay đổi số lượng gen trong tế bào nên không,gâyhại cho thể đột biến.

A. 2                                             B. 4

C. 1                                             D. 3

Câu 21. Ở một giống lúa, chiều cao của cây do 3 cặp gen (A,a; B,b; D,d) cùng quy định, các gen phân ly độc lập. cứ mỗi gen trội có mặt trong kiểu gen làm cho cây thấp đi 5cm. Cây cao nhất có chiều cao 100cm. Cây lai được tạo từ cây thấp nhất với cây cao nhất có chiều cao

A. 85cm                                      B. 80cm

C. 70cm                                      D. 75cm

Câu 22. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên có chung đặc điểm nào sau đây ?

A. Luôn dẫn đến hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật.

B. Làm thay đổi lần số alen của quần thể không theo một chiều hướng nhất định.

C. Có thể làm giảm tính đa dạng tính di truyền của quần thể.

D. Cung cấp nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hóa.

Câu 23: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do hai gen không alen phân ly độc laaoj quy định trong kiểu gen khi có đồng thời cả 2 loại alen trội A và B thì cho hoa đỏ, khi chỉ có 1 loại alen trội A hoặc B thì cho hoa hồng, còn khi không có alen trội nào cho kiểu hoa trắng. Cho cây hoa hồng thuần chủng giao phấn với cây hoa đỏ (P) thu được F1 gồm 50% cây hoa đỏ và 50% cây hoa hồng. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lý thuyết, các phép lai nào sau đây phù hợp với thông tin trên ?

(1)AAbb × AaBb 

(2)aaBB × AaBb           

(3) AAbb ×AaBB                      

(4) AAbb × AABb    

(5) aaBb × AaBB                 

(6) Aabb × AABb

Đáp án đúng là:

A. (1), (2), (4).

B.(3), (4), (6).

C. (2), (4), (5), (6).

D. (1), (2), (3), (5)

Câu 24. Sản phẩm của pha sáng gồm có :

A. ATP, NADP+ và CO2

B. ATP, NADPH và O2

C. ATP, NADP+ và O2

D. ATP , NADPH và CO2

Câu 25. Các giai đoạn hô hấp hiếu khí (phân giải hiếu khí) diễn ra theo trình tự:

A. Chu trình Crep → đường phân → Chuỗi truyền electron

B. Chu trình Crep → Chuỗi truyền electron → đường phân

C. Đường phân → Chu trình Crep → Chuỗi truyền electron.

D. Chu trình Crep → đường phân → Chuỗi truyền electron.

Câu 26: Sự tương tác giữa các gen không alen, trong đó mỗi kiểu gen có một loại gen trội hoặc toàn gen lặn đều xác định cùng một kiểu hình, cho F2 có tỉ lệ kiểu hình là:

A. 9:6:1.                                      B. 13:3.

C. 9: 3: 4.                                    D. 9: 7.

Câu 27: Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nàosauđâykhông đúng?

A. Mật độ cá thể của quần thể luôn cố định, khôngthayđổitheothờigian và điều kiện sống của môi trường.

B. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường.

C. Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài giảm.

D. Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt.

Câu 28: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, sự kiện nào sau đây không diễn ra trong giai đoạn tiến hóa hóa học?

A. Từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản

B. Các nuclêôtit liên kết với nhau tạo nên các phân tử axit nuclêic

C. Hình thành nên các tế bào sơ khai (tế bào nguyên thủy)

D. Các axit amin liên kết với nhau tạo nên các chuỗi pôlipeptit đơn giản.

Câu 29: Kiểu tương tác gen nào cho tỉ lệ phân li 3 : 1 khi lai phân tích F1? (F1 là con lai giữa bố là đồng hợp tử trội và mẹ là đồng hợp tử lặn về các gen tương tác quy định tính trạng)

1. tương tác bổ trợ cho tỉ lệ phân ly 9:6:1 ở F2

2. tương tác bổ trợ cho tỷ lệ phân ly 9:7 ở F2

3. tương tác át chế cho tỷ lệ phân ly 13:3 ở F2

Đáp án đúng là:

A. 1,2                                          B. 2,3

C. 1                                             D. 1,3

Câu 30. Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi

A.Điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể

B. Điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể

C. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể

D. Điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể

Câu 31. Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã:

(1)ARN polimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã)

(2)ARN polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn đểlộ ra mạch gốc có chiều 3’ → 5’

(3) ARN polimeraza trượt dọc thẹo mạch mã gốc theo nên có chiều 3' → 5'

(4) khi ARN polimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiện kết thúc thì nó dừng phicn mã.

Trong quá trình phiên mã, các sự kiện trên diễn ra theo trình tự đúng

A. (2) → (1) → (3) → (4)

B.(1)→(2)→(3)→ (4)

C. (1) → (4) →(3) →(2)

D. (2) →(3) →(1) →(4)

Câu 32. Theo định luật Hacdi – Vanbec có bao nhiều quần thể sinh vật ngẫu phối sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền

(1) 0,5AA:0,5aa (2) 0,64AA:0,32Aa:0,04aa; (3) 0,2AA:0,6Aa:0,2aa

(4) 0,75AA:0,25aa (5) 100%AA, (6) 100%Aa

A. 3                                             B. 4

C. 5                                             D. 2

Câu 33.Ở một loài thực vật, AA quy định quả đỏ, Aa quy định quả vàng, aa quy định quả xanh, khả năng sinh sản của các cá thể là như nhau. Thế hệ xuất phát của một quần thể tự thụ phấn nghiêm ngặt có tần số kiểu gen là 0,2AA : 0,4Aa : 0,4aa. Giả sử bắt đầu từ thế hệ F1, chọn lọc tự nhiên tác động lên quần thểtheo hướng loại bỏ hoàn toàn cây aa ở giai đoạn chuẩn bị ra hoa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở tuổi sau sinh sản của thế hệ F1, cây Aa chiếm tỉ lệ 2/5.

II. Ở giai đoạn mới nảy mầm của thế hệ F2, kiểu gen aa chiếm tỷ lệ 1/10.

III. Ở giai đoạn mới nảy mầm của thế hệ F3, alen a có tần số 2/9.

IV. Ở tuổi sau sinh sản của thế hệ F3, kiểu gen AA chiếm tỉ lệ 15/17.

A. 2.                                            B.4.

C.3.                                             D. 1.

Câu 34: Một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng . cho lai giữa các cây tứ bội P:AAaa ×AAAa, thu được F1. Cho tất cả các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2

Biết rằng cây tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo líthuyết tỷ lệ kiểu hình ở F2

A. 80 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng

B.31câyhoađỏ:5câyhoatrắng

C. 77 cây hoa dỏ : 4 cây hoa trắng

D.55câyhoađỏ:9câyhoatrắng

Câu 35: Khảo sát sự di truyền bệnh M ở người qua ba thế hệ như sau :

 

Xác suất để người III.2 mang gen bệnh là bao nhiêu ?

A. 0,75.                                       B. 0,5.

C. 0,33.                                       D. 0,67.

Câu 36: Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) có hình thức hô hấp là gì?

A. Hô hấp banghệ thống ốngkhí.

B. Hô hấp qua bề mặt cơ thể.

C. Hô hấp bằngmang.                

D. Hô hấp bằng phổi.

Câu 37: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chọn lọc tự nhiên?

(1)Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu  gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể.

(2)Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội làm biến đổi tần số alen của quần thể nhanh hơn so với chọn lọc chống lại alen lặn.

(3)Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và làm thay đổi tần số alen của quần thể.

(4)Chọn lọc tự nhiên có thể làm biến đổi tần số alen một cách đột ngột không theo một hướng xác định.

A. 3                                             B. 4

C. 1                                             D. 2

Câu 38: Máu bơm từ tâm thất phảilên động mạch phổi của người bình thường có đặc điểm:

A. Máu pha

B. Máunghèo O2

C. Máu nghèo CO2

D. Máu giàu O2

Câu 39: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhân tố sinh thái?

A. Quan hệ giữa sinh vật và các nhân tố sinh thái là quan hệ một chiều: các nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật, còn sinh vật không gây ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái

B. Tác động của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật chỉ phụ thuộc vào bản chất và cường độ của nhân tố chứ không phụ thuộc vào cách tác động và thời gian tác động

C. Tất cả các nhân tố sinh thái tác gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật

D. Mỗi nhân tố sinh thái tác động lên cơ thể sinh vật một cách độc lập với tác động của các nhân tố sinh thái khác

Câu 40. Khi nói về operon Lac ở vi khuẩn E.coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây là sai ?

I. Gen điều hòa (R) nằm trong thành phần của operon Lac

II. Vùng khởi động (P) là nơi ARN – polimerase bám vào và khởi đầu phiên mã

III. Khi môi trường không có lactose thì gen điều hòa (R) không phiên mã

IV. Khi gen cấu trúc A phiên mã 10 lần thì gen cấu trúc Y cũng phiên mã 10 lần

A. 3                                             B. 2

C. 4                                             D.1

Lời giải chi tiết

1

2

3

4

5

C

D

D

A

A

6

7

8

9

10

B

A

D

D

D

11

12

13

14

15

B

A

B

C

B

16

17

18

19

20

C

C

C

A

A

21

22

23

24

25

A

C

A

B

C

26

27

28

29

30

D

A

C

A

A

31

32

33

34

35

A

D

B

A

D

36

37

38

39

40

B

D

B

C

B

Xem thêm: Lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học tại Tuyensinh247.com

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.