Đề kiểm tra học kì 2 - Đề số 5

Đề bài

Câu 1 :

Với Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862), triều đình nhà Nguyễn đã nhượng cho Pháp những khu vực nào?

  • A.

    Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn.

     

  • B.

    Biên Hòa, Gia Định, Vĩnh Long và đảo Côn Lôn.

     

  • C.

    Biên Hòa, Hà Tiên. Định Tường vào đảo Côn Lôn.

     

  • D.

    An Giang, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn.

Câu 2 :

Vì sao quân đội triều đình nhà Nguyễn nhanh chóng thất thủ tại thành Hà Nội trong 2 lần quân Pháp tiến ra Bắc Kì (1873, 1883)

  • A.

    Triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp.

     

  • B.

    Quân triều đình chống cự yếu ớt.

     

  • C.

    Quân triều đình thực hiện chiến thuật phòng thủ, dựa vào thành đợi giặc, chưa kết hợp với nhân dân kháng chiến.

     

  • D.

    Triều dình mải lo đối phó với phong trào đấu tranh của nhân dân.

Câu 3 :

Ai là người lãnh đạo phong trào Cần Vương chống Pháp trong giai đoạn từ năm 1885 đến tháng 11-1888?

 

  • A.

    Tôn Thất Thuyết.

     

  • B.

    Phan Đình Phùng.

     

  • C.

    Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

     

  • D.

    Tôn Thất Thuyết và Phan Đình Phùng.

Câu 4 :

Đâu không phải mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương?

 

  • A.

    Bù đắp thiệt hại của quá trình xâm lược và bình định quân sự

     

  • B.

    Bóc lột để làm giàu cho chính quốc

     

  • C.

    Khuếch trương công lao khai hóa của Pháp

     

  • D.

    Bù đắp thiệt hại từ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất

Câu 5 :

Nội dung nào không phải là ý nghĩa của phong trào Ngũ Tứ đối với phong trào cách mạng Trung Quốc?

 

  • A.

    Mở đầu cao trào chống đế quốc và phong kiến ở Trung Quốc

     

  • B.

    Khẳng định tầng lớp sinh viên giữ vai trò độc lập, lãnh đạo trong phong trào cách mạng Trung Quốc.

     

  • C.

    Đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới

     

  • D.

    Đánh dấu sự xuất hiện giai cấp công nhân trên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mạng độc lập

Câu 6 :

Vì sao năm 1911, Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước?

 

  • A.

    Thực dân Pháp đặt xong ách thống trị trên đất nước Việt Nam

     

  • B.

    Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ

     

  • C.

    Tư tưởng cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản ảnh hưởng sâu rộng đến nước ta

     

  • D.

    Yêu cầu tìm kiếm một con đường cứu nước mới cho dân tộc

Câu 7 :

Nền nông nghiệp ở Đông Dương trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất có sự chuyển biến ra sao?

 

  • A.

    Chuyển từ độc canh cây lúa sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh

     

  • B.

    Chuyển hẳn sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh

     

  • C.

    Chuyển sang nền nông nghiệp chuyên canh hóa

     

  • D.

    Chuyển sang nền nông nghiệp hàng hóa

Câu 8 :

Tầng lớp tiểu tư sản không bao gồm thành phần nào dưới đây?

  • A.

    Học sinh, sinh viên.

  • B.

    Tiểu thương, địa chủ.

  • C.

    Nhà báo, nhà giáo.

  • D.

    Chủ các hãng buôn, xưởng sản xuất đại lí cung ứng và tiêu thụ.

Câu 9 :

Thành phần tham gia đông đảo nhất trong phong trào Hội kín ở Nam Kì là

 

  • A.

    Nông dân và dân nghèo thành thị.

     

  • B.

    Nông dân và công nhân.

     

  • C.

    Công nhân và binh lính người Việt.

     

  • D.

    Công nhân, thợ thủ công và dân nghèo thành thị.

Câu 10 :

Triều đình nhà Nguyễn đã thừa nhận nền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất nước Việt Nam thông qua hiệp ước nào?

  • A.

    Hiệp ước Nhâm Tuất

     

  • B.

    Hiệp ước Giáp Tuất

     

  • C.

    Hiệp ước Patơnốt

     

  • D.

    Hiệp ước Hácmăng và Hiệp ước Patơnốt

Câu 11 :

Việt Nam Quang phục hội tan vỡ vào khoảng thời gian nào?

 

  • A.

    1915.

     

  • B.

    1916.

     

  • C.

    1917.

     

  • D.

    1918.

Câu 12 :

Thực dân Pháp sử dụng duyên cớ gì để tiến hành xâm lược Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX?

  • A.

    Bảo vệ những người theo đạo Thiên chúa trước chính sách cấm đạo giết đạo của nhà Nguyễn

     

  • B.

    Triều đình Nguyễn từ chối quốc thư của chính phủ Pháp

     

  • C.

    Triều đình Nguyễn bế quan tỏa cảng với người Pháp

     

  • D.

    Triều Nguyễn trục xuất những người Pháp ở Việt Nam

Câu 13 :

Phong trào dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra như thế nào dưới sự lãnh đạo của các Đảng Cộng sản?

  • A.

    Dưới hình thức bất hợp tác      

     

  • B.

    Sôi nổi, quyết liệt

     

  • C.

    Bí mật, bất hợp pháp     

     

  • D.

    Hợp pháp

Câu 14 :

Trong giai đoạn từ năm 1893 đến năm 1913, lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên Thế là ai?

  • A.

    Đề Nắm

  • B.

    Đề Thám

  • C.

    Đề Sặt

  • D.

    Đề Nguyên

Câu 15 :

Đâu không phải là hành động của thực dân Pháp chuẩn bị cho cuộc tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất?

  • A.

    Xây dựng lực lượng quân đội ở Bắc Kì

  • B.

    Lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạc

  • C.

    Cử gián điệp ra Bắc nắm tình hình

  • D.

    Bắt liên lạc với các lái buôn đang hoạt động ở vùng biển Trung Quốc- Việt Nam

Câu 16 :

Đặc điểm cơ bản của Việt Nam trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược là

 

  • A.

    Là một quốc gia độc lập, có chủ quyền

     

  • B.

    Là vùng tự trị của Trung Hoa

     

  • C.

    Là một quốc gia tự do

     

  • D.

    Là một vùng ảnh hưởng của Trung Hoa

Câu 17 :

Vì sao năm 1908 phong trào Đông du tan rã?

 

  • A.

    Phụ huynh đòi đưa con em về nước trước thời hạn

     

  • B.

    Đã hết thời gian đào tạo, học sinh phải về nước

     

  • C.

    Phan Bội Châu thấy không có tác dụng nên đưa học sinh về nước

     

  • D.

    Chính phủ Nhật Bản câu kết với thực dân Pháp ở Đông Dương, trục xuất số lưu học sinh Việt Nam, kể cả Phan Bội Châu

Câu 18 :

Sự thất bại của phong trào Cần vương (1885-1896) đã minh chứng cho điều gì?

  • A.

    văn thân, sĩ phu xác dịnh không đúng đối tượng đấu tranh.

  • B.

    độc lập dân tộc không gắn liền với chế độ phong kiến.

  • C.

    thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược.

  • D.

    văn thân, sĩ phu xác định không đúng nhiệm vụ đấu tranh.

Câu 19 :

Nhật Bản chấp nhận đầu hàng không điều kiện đã tác động như thế nào đến cục diện Chiến tranh thế giới thứ hai?

 

  • A.

    Quân Nhật chính thức ngừng chiến đấu trên các mặt trận

     

  • B.

    Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên toàn mặt trận

     

  • C.

    Các nước thuộc địa của Nhật được giải phóng

     

  • D.

    Khẳng định sức mạnh của Liên Xô và Mĩ

Câu 20 :

Tháng 7-1921 ở Trung Quốc đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì?

 

  • A.

    Phong trào Ngũ tứ bùng nổ

     

  • B.

    Chiến tranh Bắc Phạt bùng nổ

     

  • C.

    Nội chiến Quốc - Cộng bùng nổ

     

  • D.

    Đảng cộng sản Trung Quốc được thành lập

Câu 21 :

Tại sao Đức lại kí Hiệp ước Xô – Đức không xâm phạm lẫn nhau với Liên Xô?

  • A.

    Đức nhận thức không đánh thắng nổi Liên Xô.

     

  • B.

    Đức sợ bị liên quân Anh – Pháp tiến công sau lưng khi đang đánh Liên Xô

     

  • C.

    Đề phòng chiến tranh bùng nổ phải chống lại cả ba cường quốc trên hai mặt trận

     

  • D.

    Liên Xô không phải là mục tiêu tiến công của Đức

Câu 22 :

Sự kiện lịch sử thế giới nào đã tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển của phong trào độc lập dân tộc theo khuynh hướng vô sản ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

  • A.

    Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

     

  • B.

    Hệ thống hòa ước Véc-xai- Oa-sinh-tơn được thiết lập

     

  • C.

    Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc

     

  • D.

    Sự phục hồi của chủ nghĩa tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

Câu 23 :

Cuộc khởi nghĩa chống Pháp nào ở Lào, kéo dài suốt hơn 30 năm đầu thế kỉ XX?

 

  • A.

    Khởi nghĩa Ong Kẹo

     

  • B.

    Khởi nghĩa Commađam

     

  • C.

    Khởi nghĩa Ong Kẹo và Commađam

     

  • D.

    Khởi nghĩa Chậu Pachay

Câu 24 :

Đâu không phải là phong trào kháng chiến của nhân dân các tỉnh miền Tây Nam Kì sau Hiệp ước 1862?

  • A.

    Khởi nghĩa của Trương Định

     

  • B.

    Khởi nghĩa của Phan Tôn, Phan Liêm

     

  • C.

    Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Huân

     

  • D.

    Phong trào bất hợp tác do Nguyễn Thông chỉ huy

Câu 25 :

Sau Hiệp ước Nhâm Tuất, thực dân Pháp đã có hành động gì để củng cố và mở rộng chiến tranh xâm lược Việt Nam?

  • A.

    Pháp bắt tay ngay vào tổ chức bộ máy cai trị và mở rộng phạm vi chiếm đóng, áp đặt nền bảo hộ đối với Campuchia và âm mưu thôn tính ba tỉnh miền Tây Nam Kì.

     

  • B.

    Pháp bắt tay ngay vào tổ chức bộ máy cai trị ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì và trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình nhà Nguyễn để thực hiện phân chia phạm vi cai trị

     

  • C.

    Pháp mở rộng phạm vi kiểm soát, dùng hỏa lực tấn công chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì

     

  • D.

    Pháp tổ chức bộ máy cai trị và mua chuộc quan lại người Việt Nam làm tay sai, vu cáo triều đình nhà Nguyễn không thực hiện cam kết trong Hiệp ước 1862

Câu 26 :

Hoạt động được Phan Châu Trinh chú trọng trong ngành nông nghiệp đầu thế kỉ XX là

 

  • A.

    Vận động chia lại ruộng đất cho nông dân

     

  • B.

    Vận dụng phương pháp sản xuất mới

     

     

  • C.

    Cải tạo các công trình thủy lợi, cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp

  • D.

    Phát triển nghề làm vườn, thành lập nông hội chuyên việc san đồi trồng quế, hồ tiêu

Câu 27 :

Tướng Pháp chỉ huy cuộc tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất (1873) là

 

  • A.

    Gácniê                        

     

  • B.

    Bôlaéc

     

  • C.

    Rivie       

     

  • D.

    Rơve

Câu 28 :

Lực lượng nào giữ vai trò lãnh đạo phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1918 – 1939?

  • A.

    Giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Ấn Độ.

     

  • B.

    Tầng lớp tri thức Ấn Độ.

     

  • C.

    Tầng lớp thị dân giàu có ở Ấn Độ.

     

  • D.

    Giai cấp tư sản Ấn Độ, thông qua vai trò của Đảng Quốc Đại

Câu 29 :

Tại sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tăng cường chính sách khai thác thuộc địa, nhất là ở các nước Đông Dương?

  • A.

    Để làm giàu cho chính quốc.

     

  • B.

    Để hàn gắn vết thương sau chiến tranh và làm giàu cho chính quốc.

     

  • C.

    Để củng cố địa vị trong giới tư bản chủ nghĩa.

     

  • D.

    Để làm các nước thuộc địa phụ thuộc vào chính quốc.

Câu 30 :

Sự thăng trầm của nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa trong giai đoạn 1918-1939 phản ánh quy luật gì?

  • A.

    Quy luật phát triển không đều

     

  • B.

    Quy luật hình sin

     

  • C.

    Quy luật giá trị

     

  • D.

    Quy luật cạnh tranh và quan hệ cung cầu

Câu 31 :

Từ sau hiệp ước Nhâm Tuất 1862, phong trào kháng chiến của nhân dân Việt Nam có điểm gì mới?

  • A.

    Kết hợp thêm nhiệm vụ chống phong kiến đầu hàng

     

  • B.

    Diễn ra trên quy mô rộng lớn

     

  • C.

    Do bộ phận sĩ phu tiến bộ lãnh đạo

     

  • D.

    Thực dân Pháp đánh đến đâu nhân dân ta kháng chiến đến đó

Câu 32 :

Vì sao thái độ của thực dân Pháp sau thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ hai (1883) lại có sự khác biệt so với lần thứ nhất (1873)?

  • A.

    Do vấn đề nhanh chóng hoàn thành xâm lược Việt Nam đã trở thành đường lối chung của chính phủ Pháp

     

  • B.

    Do thiệt hại của Pháp trong trận Cầu Giấy lần hai ít nặng nề hơn so với lần thứ nhất

     

  • C.

    Do chính phủ Pháp đã gửi viện binh kịp thời sang Việt Nam

     

  • D.

    Do nội bộ triều đình Huế đang rối loạn

Câu 33 :

Phong trào nông dân Yên Thế diễn ra dài hơn so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời không xuất phát từ lí do nào sau đây?

 

  • A.

    Thực dân Pháp đang bận đàn áp phong trào Cần Vương

     

  • B.

    Phong trào diễn ra ở một vị trí địa lý thuận lợi

     

  • C.

    Phương thức tác chiến linh hoạt

     

  • D.

    Trình độ tổ chức cao, đã chế tạo được súng trường kiểu Pháp

Câu 34 :

Những chuyển biến về kinh tế- xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX đã có tác động như thế nào đến phong trào yêu nước Việt Nam?

 

  • A.

    Làm cho mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt

     

  • B.

    Thúc đẩy phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản phát triển

     

  • C.

    Tạo điều kiện để Nguyễn Tất Thành có những nhận thức mới về thời đại

     

  • D.

    Tạo cơ sở bên trong để bùng nổ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản

Câu 35 :

Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta đến năm 1918 cuối cùng đều bị thất bại?

 

  • A.

    Do thiếu sự liên minh giữa giai cấp nông dân với công nhân.

     

  • B.

    Do thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiến tiến cách mạng.

     

  • C.

    Do thực dân Pháp còn mạnh, lực lượng cách mạng còn non yếu.

     

  • D.

    Do ý thức hệ phong kiến trở nên lỗi thời, lạc hậu.

Câu 36 :

Tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do đã có tác động gì đến sự phân hóa giai cấp ở giai đoạn đoạn sau

  • A.

    Đẩy mạnh quá trình tập hợp lực lượng, đặt cơ sở cho sự ra đời của giai cấp tư sản sau chiến tranh

     

  • B.

    Đưa giai cấp tư sản trở thành một thế lực kinh tế hùng mạnh, đối trọng với tư bản Pháp

     

  • C.

    Dẫn tới tinh thần thỏa hiệp của giai cấp tư sản sau chiến tranh

     

  • D.

    Tạo điều kiện để tư tưởng vô sản có thể du nhập vào Việt Nam

Câu 37 :

Phàm có tai mắt ắt cùng nghe thấy, thì cùng mối thù của đất nước chẳng đội chung trời nên bàn rằng: bậc hiền nhân quân tử có chí khí đau xót cho thời thế, nay trẫm mượn nước Ngu để đánh nước Quắc, mưu định dẹp loài mọi rợ, phải sớm dựa vào nước ngoài, đã tụ họp được nhiều người, nhưng không tiền của sao nuôi dưỡng (lực lượng) được. Trẫm riêng lo vậy. Nếu như các bề tôi trung, người dân có nghĩa ở miền Nam hẵng xuất của cải giúp nước, thì sẽ đem họ tên, số tiền ghi vào sổ vàng, đợi ngày sau sự nghiệp hoàn thành, chiếu theo số mà hoàn trả gấp bội và đền bù vàng, phong hộ (phong thực ấp) chẳng dè sẻn gì đối với ơn xưa”

Đoạn trích trên thuộc văn bản nào

  • A.

    Bình Ngô Đại Cáo

     

  • B.

    Chiếu Cần Vương

     

  • C.

    Chỉ dụ của vua Bảo Đại

     

  • D.

    Chiếu dời đô

Câu 38 :

Sự phát triển của phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc đã để lại bài học gì cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

  • A.

    Phải tranh thủ sự ủng hộ của các dân tộc bị áp bức

     

  • B.

    Phải nhanh chóng thành lập đảng vô sản để lãnh đạo cách mạng

     

  • C.

    Phải kết hợp các hình thức đấu tranh chống thực dân

     

  • D.

    Phải xây dựng khối đoàn kết công - nông vững chắc

Câu 39 :

Cầu Đu-me là tên gọi khác của cây cầu nào được thực dân Pháp xây dựng trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương?

  • A.

    Cầu Chương Dương

     

  • B.

    Cầu Long Biên

     

  • C.

    Cầu Tràng Tiền

     

  • D.

    Cầu Hàm Rồng

Câu 40 :

“Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi

Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác

Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất

Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre”

Những câu thơ trên nhắc đến sự kiện lịch sử gì?

  • A.

    Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước

     

  • B.

    Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời

     

  • C.

    Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc

     

  • D.

    Nguyễn Ái Quốc trở về Việt Nam

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Với Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862), triều đình nhà Nguyễn đã nhượng cho Pháp những khu vực nào?

  • A.

    Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn.

     

  • B.

    Biên Hòa, Gia Định, Vĩnh Long và đảo Côn Lôn.

     

  • C.

    Biên Hòa, Hà Tiên. Định Tường vào đảo Côn Lôn.

     

  • D.

    An Giang, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Với Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862), triều đình Huế đã nhượng hẳn ba tỉnh miền Đông Nam Kì là: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn cho Pháp.

Câu 2 :

Vì sao quân đội triều đình nhà Nguyễn nhanh chóng thất thủ tại thành Hà Nội trong 2 lần quân Pháp tiến ra Bắc Kì (1873, 1883)

  • A.

    Triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp.

     

  • B.

    Quân triều đình chống cự yếu ớt.

     

  • C.

    Quân triều đình thực hiện chiến thuật phòng thủ, dựa vào thành đợi giặc, chưa kết hợp với nhân dân kháng chiến.

     

  • D.

    Triều dình mải lo đối phó với phong trào đấu tranh của nhân dân.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào cách thức tác chiến của quân triều đình để phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Trong hai lần Pháp tiến quân ra Bắc Kì lần 1 và lần 2, triều đình Huế vẫn thực hiện chiến thuật phòng thù, dựa vào thành để đợi giặc, chưa kết hợp với nhân dân kháng chiến. Chính vì thế, quân đội triều đình nhà Nguyễn đã nhà Nguyễn đã nhanh chóng thất thủ tại thành Hà Nội.

Câu 3 :

Ai là người lãnh đạo phong trào Cần Vương chống Pháp trong giai đoạn từ năm 1885 đến tháng 11-1888?

 

  • A.

    Tôn Thất Thuyết.

     

  • B.

    Phan Đình Phùng.

     

  • C.

    Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

     

  • D.

    Tôn Thất Thuyết và Phan Đình Phùng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước. Trong giai đoạn từ năm 1885 đến tháng 11-1888, phong trào Cần Vương đặt dưới sự lãnh đạo của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

Câu 4 :

Đâu không phải mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương?

 

  • A.

    Bù đắp thiệt hại của quá trình xâm lược và bình định quân sự

     

  • B.

    Bóc lột để làm giàu cho chính quốc

     

  • C.

    Khuếch trương công lao khai hóa của Pháp

     

  • D.

    Bù đắp thiệt hại từ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương nhằm mục tiêu bù đắp những thiệt hại của Pháp trong quá trình xâm lược vũ trang và bình định quân sự; bóc lột thuộc địa để làm giàu cho chính quốc, đồng thời cũng để khuếch trương công lao khai hóa của thực dân Pháp ở thuộc địa

Câu 5 :

Nội dung nào không phải là ý nghĩa của phong trào Ngũ Tứ đối với phong trào cách mạng Trung Quốc?

 

  • A.

    Mở đầu cao trào chống đế quốc và phong kiến ở Trung Quốc

     

  • B.

    Khẳng định tầng lớp sinh viên giữ vai trò độc lập, lãnh đạo trong phong trào cách mạng Trung Quốc.

     

  • C.

    Đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới

     

  • D.

    Đánh dấu sự xuất hiện giai cấp công nhân trên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mạng độc lập

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phong trào Ngũ Tứ (1919) đã mở đầu cao trào chống đế quốc và chống phong kiến ở Trung Quốc. Đánh dấu sự xuất hiện của giai cấp công nhân trên vũ đài chính trị với tư cách là một lực lượng cách mạng độc lập. Đồng thời đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

Câu 6 :

Vì sao năm 1911, Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước?

 

  • A.

    Thực dân Pháp đặt xong ách thống trị trên đất nước Việt Nam

     

  • B.

    Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ

     

  • C.

    Tư tưởng cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản ảnh hưởng sâu rộng đến nước ta

     

  • D.

    Yêu cầu tìm kiếm một con đường cứu nước mới cho dân tộc

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước trong hoàn cảnh:

- Phong trào Cần Vương thất bại cũng đánh dấu sự thất bại của con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến.

- Sự thất bại của phong trào đấu tranh của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đánh dấu khuynh hướng dân chủ tư sản chưa thực sự xâm nhập sâu vào nước ta và chưa thể hiện được điểm ưu thế hay phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam.

=> Con đường cứu nước giải phóng dân tộc ở Việt Nam đang bế tắc, chưa có lối thoát. Yêu cầu đặt ra phải tìm kiếm một con đường cứu nước mới

Câu 7 :

Nền nông nghiệp ở Đông Dương trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất có sự chuyển biến ra sao?

 

  • A.

    Chuyển từ độc canh cây lúa sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh

     

  • B.

    Chuyển hẳn sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh

     

  • C.

    Chuyển sang nền nông nghiệp chuyên canh hóa

     

  • D.

    Chuyển sang nền nông nghiệp hàng hóa

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Để phục vụ tối đa cho nhu cầu chiến tranh của chính quốc, nền nông nghiệp ở Đông Dương trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất từ chỗ độc canh cây lúa đã chuyển một phân sang trồng các loại cây công nghiệp thầu dầu, đậu, lạc,…

Câu 8 :

Tầng lớp tiểu tư sản không bao gồm thành phần nào dưới đây?

  • A.

    Học sinh, sinh viên.

  • B.

    Tiểu thương, địa chủ.

  • C.

    Nhà báo, nhà giáo.

  • D.

    Chủ các hãng buôn, xưởng sản xuất đại lí cung ứng và tiêu thụ.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Từ trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, tầng lớp tiểu tư sản đã ra đời. Thành phần của họ khá phức tạp, gồm những tiểu thương, tiểu chủ sản xuất và buôn bán hàng thủ công, các công chức như nhà báo, nhà giáo…, học sinh, sinh viên.

Câu 9 :

Thành phần tham gia đông đảo nhất trong phong trào Hội kín ở Nam Kì là

 

  • A.

    Nông dân và dân nghèo thành thị.

     

  • B.

    Nông dân và công nhân.

     

  • C.

    Công nhân và binh lính người Việt.

     

  • D.

    Công nhân, thợ thủ công và dân nghèo thành thị.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thành phần tham gia đông đảo nhất trong phong trào Hội kín ở Nam Kì là nông dân và dân nghèo thành thị, phát triển rầm rộ ở các tỉnh Nam Kì.

Câu 10 :

Triều đình nhà Nguyễn đã thừa nhận nền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất nước Việt Nam thông qua hiệp ước nào?

  • A.

    Hiệp ước Nhâm Tuất

     

  • B.

    Hiệp ước Giáp Tuất

     

  • C.

    Hiệp ước Patơnốt

     

  • D.

    Hiệp ước Hácmăng và Hiệp ước Patơnốt

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào nội dung của các Hiệp ước Nhâm Tuất đến Patơnốt để trả lời

Lời giải chi tiết :

Với Hiệp ước Hácmăng và Patơnốt triều đình Huế đã chính thức thừa nhận toàn bộ Việt Nam thuộc đặt dưới sự bảo hộ của Pháp, phụ thuộc cả về chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao. Triều đình Huế được cai quản Trung Kì những mọi giao thiệp của Việt Nam với nước ngoài đều phải thông qua Pháp và đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển các công việc ở Trung Kì.

=> Với Hiệp ước Hácmăng và Patơnốt triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất nước Việt Nam.

Câu 11 :

Việt Nam Quang phục hội tan vỡ vào khoảng thời gian nào?

 

  • A.

    1915.

     

  • B.

    1916.

     

  • C.

    1917.

     

  • D.

    1918.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sau đợt khủng bố lớn của của thực dân Pháp và tay sai vào năm 1916, Việt Nam Quang phục hội tan rã.

Câu 12 :

Thực dân Pháp sử dụng duyên cớ gì để tiến hành xâm lược Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX?

  • A.

    Bảo vệ những người theo đạo Thiên chúa trước chính sách cấm đạo giết đạo của nhà Nguyễn

     

  • B.

    Triều đình Nguyễn từ chối quốc thư của chính phủ Pháp

     

  • C.

    Triều đình Nguyễn bế quan tỏa cảng với người Pháp

     

  • D.

    Triều Nguyễn trục xuất những người Pháp ở Việt Nam

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Lo sợ trước bước chân xâm lược của thực dân phương Tây, ngoài việc thực hiện chính sách đóng cửa nhà Nguyễn còn cấm đạo, giết đạo, tàn sát đạo vì cho rằng các giáo sĩ đang lấy danh nghĩa truyền đạo để ngấm ngầm thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam. Tuy nhiên, chính sách này không chỉ làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc mà còn là cái cớ để Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam.

Câu 13 :

Phong trào dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra như thế nào dưới sự lãnh đạo của các Đảng Cộng sản?

  • A.

    Dưới hình thức bất hợp tác      

     

  • B.

    Sôi nổi, quyết liệt

     

  • C.

    Bí mật, bất hợp pháp     

     

  • D.

    Hợp pháp

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Dưới sự lãnh đạo của các Đảng Cộng sản, phong trào dân tộc ở các nước Đông Nam Á diễn ra sôi nổi, quyết liệt, nổi bật là cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Inđônêxia (1926-1927) và phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ- Tĩnh

Câu 14 :

Trong giai đoạn từ năm 1893 đến năm 1913, lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên Thế là ai?

  • A.

    Đề Nắm

  • B.

    Đề Thám

  • C.

    Đề Sặt

  • D.

    Đề Nguyên

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sau khi Đề Nắm bị sát hại, từ năm 1893 đến năm 1913, Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) đã lên thay thế và trở thành lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên Thế

Câu 15 :

Đâu không phải là hành động của thực dân Pháp chuẩn bị cho cuộc tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất?

  • A.

    Xây dựng lực lượng quân đội ở Bắc Kì

  • B.

    Lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạc

  • C.

    Cử gián điệp ra Bắc nắm tình hình

  • D.

    Bắt liên lạc với các lái buôn đang hoạt động ở vùng biển Trung Quốc- Việt Nam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào sự chuẩn bị của thực dân Pháp để loại trừ

Lời giải chi tiết :

Để chuẩn bị tiến công ra Bắc Kì lần thứ nhất, thực dân Pháp đã cử gián điệp ra Bắc nắm bắt tình hình và lôi kéo một số tìn đồ Công giáo lầm lạc, kích động họ nổi lên chống triều đình, hình thành đạo quân nội ứng cho cuộc xâm lược sắp đến. Đồng thời bắt liên lạc với Giăng Đuy- puy, một lái buôn đang hoạt động ở vùng biển Trung Quốc- Việt Nam.

Câu 16 :

Đặc điểm cơ bản của Việt Nam trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược là

 

  • A.

    Là một quốc gia độc lập, có chủ quyền

     

  • B.

    Là vùng tự trị của Trung Hoa

     

  • C.

    Là một quốc gia tự do

     

  • D.

    Là một vùng ảnh hưởng của Trung Hoa

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là môt quốc gia độc lập, có chủ quyền.

Câu 17 :

Vì sao năm 1908 phong trào Đông du tan rã?

 

  • A.

    Phụ huynh đòi đưa con em về nước trước thời hạn

     

  • B.

    Đã hết thời gian đào tạo, học sinh phải về nước

     

  • C.

    Phan Bội Châu thấy không có tác dụng nên đưa học sinh về nước

     

  • D.

    Chính phủ Nhật Bản câu kết với thực dân Pháp ở Đông Dương, trục xuất số lưu học sinh Việt Nam, kể cả Phan Bội Châu

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tháng 8-1908, Chính phủ Nhật Bản câu kết với thực dân Pháp ở Đông Dương, trục xuất số lưu học sinh Việt Nam, kể cả thủ lĩnh Phan Bội Châu. Chính vì thế, phong trào Đông Du tan rã.

Câu 18 :

Sự thất bại của phong trào Cần vương (1885-1896) đã minh chứng cho điều gì?

  • A.

    văn thân, sĩ phu xác dịnh không đúng đối tượng đấu tranh.

  • B.

    độc lập dân tộc không gắn liền với chế độ phong kiến.

  • C.

    thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược.

  • D.

    văn thân, sĩ phu xác định không đúng nhiệm vụ đấu tranh.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào ý nghĩa của phong trào Cần vương để phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Phong trào Cần vương là phong trào theo khuynh hướng cứu nước phong kiến, mục tiêu đấu tranh của phong trào này là đánh Pháp giành lại độc lập, xây dựng chế độ phong kiến với vua hiền tôi giỏi. Tuy nhiên sự thất bại của phong trào Cần vương cũng đồng nghĩa với sự sự thất bại của khuynh hướng cứu nước phong kiến - Độc lập dân tộc không gắn liền với chế độ phong kiến.

Câu 19 :

Nhật Bản chấp nhận đầu hàng không điều kiện đã tác động như thế nào đến cục diện Chiến tranh thế giới thứ hai?

 

  • A.

    Quân Nhật chính thức ngừng chiến đấu trên các mặt trận

     

  • B.

    Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên toàn mặt trận

     

  • C.

    Các nước thuộc địa của Nhật được giải phóng

     

  • D.

    Khẳng định sức mạnh của Liên Xô và Mĩ

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ngày 15-8-1945, Nhật Bản chấp nhận đầu hàng không điều kiện => Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên toàn mặt trận.

Câu 20 :

Tháng 7-1921 ở Trung Quốc đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì?

 

  • A.

    Phong trào Ngũ tứ bùng nổ

     

  • B.

    Chiến tranh Bắc Phạt bùng nổ

     

  • C.

    Nội chiến Quốc - Cộng bùng nổ

     

  • D.

    Đảng cộng sản Trung Quốc được thành lập

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Với sự giúp đỡ của Quốc tế cộng sản, năm 1920, một số nhóm cộng sản đã ra đời. Trên cơ sở các nhóm này, tháng 7-1921, Đảng cộng sản Trung Quốc đã thành lập, đánh dấu bước ngoặt quan trọng của cách mạng Trung Quốc. Từ đây, giai cấp vô sản Trung Quốc đã có chính đảng của mình để từng bước nắm ngọn cờ cách mạng.

Câu 21 :

Tại sao Đức lại kí Hiệp ước Xô – Đức không xâm phạm lẫn nhau với Liên Xô?

  • A.

    Đức nhận thức không đánh thắng nổi Liên Xô.

     

  • B.

    Đức sợ bị liên quân Anh – Pháp tiến công sau lưng khi đang đánh Liên Xô

     

  • C.

    Đề phòng chiến tranh bùng nổ phải chống lại cả ba cường quốc trên hai mặt trận

     

  • D.

    Liên Xô không phải là mục tiêu tiến công của Đức

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào bối cảnh quốc tế trong những năm 30 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Trước khi khai ngòi bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai, Đức đã đề nghị đàm phán với Liên Xô để phòng khi chiến tranh bùng nổ phải chống lại ba cường quốc trên cả ba mặt trận (Anh, Pháp ở phía Tây và Liên Xô ở phía Đông). Liên Xô chủ trương đàm phán với Đức, vì đây là giải pháp tốt nhất để tránh một cuộc chiến tranh để bảo vệ quyền lợi quốc gia trong tình thế bị cô lập lúc bấy giờ. Bản Hiệp ước Xô – Đức không xâm phạm lẫn nhau được kí kết ngày 23-8-1939.

Câu 22 :

Sự kiện lịch sử thế giới nào đã tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển của phong trào độc lập dân tộc theo khuynh hướng vô sản ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

  • A.

    Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

     

  • B.

    Hệ thống hòa ước Véc-xai- Oa-sinh-tơn được thiết lập

     

  • C.

    Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc

     

  • D.

    Sự phục hồi của chủ nghĩa tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh lịch sử thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ và giành thắng lợi đã có tác động mạnh mẽ đến phong trào cách mạng trên thế giới. Chủ nghĩa Mác- Lê-nin từ lý luận trở thành hiện thực. Một con đường mới đã mở ra cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới - con đường cách mạng vô sản. Đây chính là một trong những nhân tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển của phong trào độc lập dân tộc theo khuynh hướng vô sản ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

Câu 23 :

Cuộc khởi nghĩa chống Pháp nào ở Lào, kéo dài suốt hơn 30 năm đầu thế kỉ XX?

 

  • A.

    Khởi nghĩa Ong Kẹo

     

  • B.

    Khởi nghĩa Commađam

     

  • C.

    Khởi nghĩa Ong Kẹo và Commađam

     

  • D.

    Khởi nghĩa Chậu Pachay

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ỏ Lào, cuộc khởi nghĩa Ong Kẹo và Commađam nổ ra từ năm 1901, tiếp diễn trong hơn 30 năm đầu thế kỉ XX.

Câu 24 :

Đâu không phải là phong trào kháng chiến của nhân dân các tỉnh miền Tây Nam Kì sau Hiệp ước 1862?

  • A.

    Khởi nghĩa của Trương Định

     

  • B.

    Khởi nghĩa của Phan Tôn, Phan Liêm

     

  • C.

    Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Huân

     

  • D.

    Phong trào bất hợp tác do Nguyễn Thông chỉ huy

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đối lập với thái độ bạc nhược của triều đình, nhân dân các tỉnh miền Tây vẫn kiên quyết đấu tranh chống Pháp: một số sĩ phu bất hợp tác với thực dân, tìm đường ra Bình Thuận để mưu cuộc kháng chiến lâu dài do Nguyễn Thông đứng đầu; khởi nghĩa của Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Hữu Huân…

Câu 25 :

Sau Hiệp ước Nhâm Tuất, thực dân Pháp đã có hành động gì để củng cố và mở rộng chiến tranh xâm lược Việt Nam?

  • A.

    Pháp bắt tay ngay vào tổ chức bộ máy cai trị và mở rộng phạm vi chiếm đóng, áp đặt nền bảo hộ đối với Campuchia và âm mưu thôn tính ba tỉnh miền Tây Nam Kì.

     

  • B.

    Pháp bắt tay ngay vào tổ chức bộ máy cai trị ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì và trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình nhà Nguyễn để thực hiện phân chia phạm vi cai trị

     

  • C.

    Pháp mở rộng phạm vi kiểm soát, dùng hỏa lực tấn công chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì

     

  • D.

    Pháp tổ chức bộ máy cai trị và mua chuộc quan lại người Việt Nam làm tay sai, vu cáo triều đình nhà Nguyễn không thực hiện cam kết trong Hiệp ước 1862

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Sau khi chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, thực dân Pháp bắt tay ngay vào việc tổ chức bộ máy cai trị và chuẩn bị mở rộng phạm vi chiếm đóng đối với Campuchia và ba tỉnh miền Tây Nam Kì.

Câu 26 :

Hoạt động được Phan Châu Trinh chú trọng trong ngành nông nghiệp đầu thế kỉ XX là

 

  • A.

    Vận động chia lại ruộng đất cho nông dân

     

  • B.

    Vận dụng phương pháp sản xuất mới

     

     

  • C.

    Cải tạo các công trình thủy lợi, cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp

  • D.

    Phát triển nghề làm vườn, thành lập nông hội chuyên việc san đồi trồng quế, hồ tiêu

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Trong nông nghiệp, Phan Châu Trinh chú ý đến hoạt động phát triển nghề làm vườn, thành lập nông hội chuyên việc san đồi trồng quế, hồ tiêu….

Câu 27 :

Tướng Pháp chỉ huy cuộc tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất (1873) là

 

  • A.

    Gácniê                        

     

  • B.

    Bôlaéc

     

  • C.

    Rivie       

     

  • D.

    Rơve

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Để chuẩn bị cho cuộc đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873), thực dân Pháp ở Sài Gòn đã phái Đại úy Gác-ni-ê làm chỉ huy đưa quân ra Bắc

Câu 28 :

Lực lượng nào giữ vai trò lãnh đạo phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1918 – 1939?

  • A.

    Giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Ấn Độ.

     

  • B.

    Tầng lớp tri thức Ấn Độ.

     

  • C.

    Tầng lớp thị dân giàu có ở Ấn Độ.

     

  • D.

    Giai cấp tư sản Ấn Độ, thông qua vai trò của Đảng Quốc Đại

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Lực lượng giữ vai trò lãnh đạo cách mạng Ấn Độ từ năm 1918 đến năm 1939 là Đảng Quốc đại của giai cấp tư sản, đứng đầu là M. Ganđi, một vị lãnh tụ có uy tín lớn và có ảnh hưởng đối với nhân dân Ấn Độ.

Câu 29 :

Tại sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tăng cường chính sách khai thác thuộc địa, nhất là ở các nước Đông Dương?

  • A.

    Để làm giàu cho chính quốc.

     

  • B.

    Để hàn gắn vết thương sau chiến tranh và làm giàu cho chính quốc.

     

  • C.

    Để củng cố địa vị trong giới tư bản chủ nghĩa.

     

  • D.

    Để làm các nước thuộc địa phụ thuộc vào chính quốc.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ với bài tình hình các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất để phân tích, lí giải.

Lời giải chi tiết :

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tuy là nước thắng trận những nước Pháp bị thiệt hại nặng nề, với hơn 1.4 triệu người chết, thiệt hại vật chất lên tới 200 tỉ phrăng, những khoản đầu tư ở Nga bị mất trắng…=> sau khi thế chiến thứ nhất, thực dân Pháp đã đẩy mạnh khai thác, bóc lột các nước thuộc địa trong đó có Đông Dương để bù đắp thiệt hại chiến tranh và làm giàu cho chính quốc

Câu 30 :

Sự thăng trầm của nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa trong giai đoạn 1918-1939 phản ánh quy luật gì?

  • A.

    Quy luật phát triển không đều

     

  • B.

    Quy luật hình sin

     

  • C.

    Quy luật giá trị

     

  • D.

    Quy luật cạnh tranh và quan hệ cung cầu

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào sự phát triển của nền kinh tế các nước tư bản để nhận xét, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Trong giai đoạn 1918-1939, kinh tế các nước tư bản trải qua những bước phát triển thăng trầm đầy biến động. Nếu như trong hơn 10 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1918-1929), các nước tư bản từng bước ổn định và đạt được sự tăng trưởng cao về kinh tế, thì trong 10 năm sau (1929-1939) đã lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng chưa từng có. Điều này phản ánh quy luật hình sin (phát triển đến một mức độ nhất định sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng và buộc phải tìm ra giải pháp để thoát khỏi khủng hoảng, tiếp tục phát triển)

Câu 31 :

Từ sau hiệp ước Nhâm Tuất 1862, phong trào kháng chiến của nhân dân Việt Nam có điểm gì mới?

  • A.

    Kết hợp thêm nhiệm vụ chống phong kiến đầu hàng

     

  • B.

    Diễn ra trên quy mô rộng lớn

     

  • C.

    Do bộ phận sĩ phu tiến bộ lãnh đạo

     

  • D.

    Thực dân Pháp đánh đến đâu nhân dân ta kháng chiến đến đó

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Từ sau hiệp ước Nhâm Tuất 1862, triều đình Nguyễn ngày càng xa rời cuộc kháng chiến của dân tộc, dần đi vào con đường thỏa hiệp, đầu hàng. Do đó phong trào kháng chiến của nhân dân Việt Nam xuất hiện thêm một nhiệm vụ mới bên cạnh việc chống Pháp là chống phong kiến đầu hàng

Câu 32 :

Vì sao thái độ của thực dân Pháp sau thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ hai (1883) lại có sự khác biệt so với lần thứ nhất (1873)?

  • A.

    Do vấn đề nhanh chóng hoàn thành xâm lược Việt Nam đã trở thành đường lối chung của chính phủ Pháp

     

  • B.

    Do thiệt hại của Pháp trong trận Cầu Giấy lần hai ít nặng nề hơn so với lần thứ nhất

     

  • C.

    Do chính phủ Pháp đã gửi viện binh kịp thời sang Việt Nam

     

  • D.

    Do nội bộ triều đình Huế đang rối loạn

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào bối cảnh lịch sử nước Pháp cuối thế kỉ XIX để đánh giá, nhận xét

Lời giải chi tiết :

Từ nửa sau thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản Pháp tiến dần lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, vấn đề xâm lược thuộc địa đặt ra vô cùng cấp thiết. Đặc biệt vấn đề nhanh chóng hoàn thành xâm lược Việt Nam không còn là đường lối của một nhóm thực dân hiếu chiến mà đã trở thành đường lối chung của chính phủ Pháp. Do đó, sau thất bại ở trận Cầu Giấy lần hai (1883), thay vì hoang mang, dao động, tìm cách thương thuyết với triều đình Huế thì thực dân Pháp lại gấp rút gửi viện binh sang và chuẩn bị mở cuộc tấn công quyết định vào kinh đô Huế, buộc nhà Nguyễn phải đầu hàng

Câu 33 :

Phong trào nông dân Yên Thế diễn ra dài hơn so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời không xuất phát từ lí do nào sau đây?

 

  • A.

    Thực dân Pháp đang bận đàn áp phong trào Cần Vương

     

  • B.

    Phong trào diễn ra ở một vị trí địa lý thuận lợi

     

  • C.

    Phương thức tác chiến linh hoạt

     

  • D.

    Trình độ tổ chức cao, đã chế tạo được súng trường kiểu Pháp

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào bối cảnh lịch sử và đặc điểm của phong trào để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Sở dĩ phong trào nông dân Yên Thế có thể diễn ra trong hơn 30 năm, dài hơn hẳn các cuộc khởi nghĩa cùng thời là do:

- Cùng thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa Yên Thế còn có các cuộc đấu tranh chống Pháp khác như phong trào Cần Vương, hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh…nên thực dân Pháp khó có điều kiện tập trung lực lượng để đàn áp

- Phong trào diễn ra trên một địa bàn có vị trí địa lý thuận lợi- vùng trung du, miền núi phía Bắc. Nơi đây có những cánh rừng rậm rạp có thể che chở cho nghĩa quân và cơ động di chuyển sang các vùng khác một cách dễ dàng

- Phương thức tác chiến linh hoạt, sử dụng lối đánh du kích, đặc biệt là biết khai thác thời gian hòa hoãn để củng cố phát triển lực lượng

- Ngoài ra còn có vai trò của giai cấp lãnh đạo - tiêu biểu là Đề Thám, sự đoàn kết giữa những người nông dân ở các vùng…

Câu 34 :

Những chuyển biến về kinh tế- xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX đã có tác động như thế nào đến phong trào yêu nước Việt Nam?

 

  • A.

    Làm cho mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt

     

  • B.

    Thúc đẩy phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản phát triển

     

  • C.

    Tạo điều kiện để Nguyễn Tất Thành có những nhận thức mới về thời đại

     

  • D.

    Tạo cơ sở bên trong để bùng nổ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tác động của sự chuyển biến kinh tế- xã hội để nhận xét, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản được du nhập làm cho cơ cấu kinh tế- xã hội Việt Nam có sự chuyển biến. Đặc biệt nhất là sự ra đời của các giai caapsm tầng lớp mới. Đây chính là cơ sở bên trong, mảnh đất màu mỡ để tư tưởng dân chủ tư sản có thể du nhập vào và làm bùng lên một phong trào đấu tranh theo khuynh hướng này ở Việt Nam

Câu 35 :

Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta đến năm 1918 cuối cùng đều bị thất bại?

 

  • A.

    Do thiếu sự liên minh giữa giai cấp nông dân với công nhân.

     

  • B.

    Do thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiến tiến cách mạng.

     

  • C.

    Do thực dân Pháp còn mạnh, lực lượng cách mạng còn non yếu.

     

  • D.

    Do ý thức hệ phong kiến trở nên lỗi thời, lạc hậu.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào hạn chế của các phong trào đấu tranh đầu thế kỉ XX để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta đến năm 1918 cuối cùng đều bị thất bại là do thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến. Đây cũng là minh chứng cho sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và đường lối cứu nước trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.

Câu 36 :

Tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do đã có tác động gì đến sự phân hóa giai cấp ở giai đoạn đoạn sau

  • A.

    Đẩy mạnh quá trình tập hợp lực lượng, đặt cơ sở cho sự ra đời của giai cấp tư sản sau chiến tranh

     

  • B.

    Đưa giai cấp tư sản trở thành một thế lực kinh tế hùng mạnh, đối trọng với tư bản Pháp

     

  • C.

    Dẫn tới tinh thần thỏa hiệp của giai cấp tư sản sau chiến tranh

     

  • D.

    Tạo điều kiện để tư tưởng vô sản có thể du nhập vào Việt Nam

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trong những năm chiến tranh, hàng hóa nhập khẩu từ Pháp sang Đông Dương giảm hẳn. Để giải quyết khó khăn trên tư bản Pháp phải nới lỏng độc quyền, cho tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do. Điều này đã dẫn tới sự lớn mạnh của tầng lớp tư sản cả về số lượng và thế lực kinh tế, đặt cơ sở cho sự ra đời của giai cấp tư sản sau chiến tranh

Câu 37 :

Phàm có tai mắt ắt cùng nghe thấy, thì cùng mối thù của đất nước chẳng đội chung trời nên bàn rằng: bậc hiền nhân quân tử có chí khí đau xót cho thời thế, nay trẫm mượn nước Ngu để đánh nước Quắc, mưu định dẹp loài mọi rợ, phải sớm dựa vào nước ngoài, đã tụ họp được nhiều người, nhưng không tiền của sao nuôi dưỡng (lực lượng) được. Trẫm riêng lo vậy. Nếu như các bề tôi trung, người dân có nghĩa ở miền Nam hẵng xuất của cải giúp nước, thì sẽ đem họ tên, số tiền ghi vào sổ vàng, đợi ngày sau sự nghiệp hoàn thành, chiếu theo số mà hoàn trả gấp bội và đền bù vàng, phong hộ (phong thực ấp) chẳng dè sẻn gì đối với ơn xưa”

Đoạn trích trên thuộc văn bản nào

  • A.

    Bình Ngô Đại Cáo

     

  • B.

    Chiếu Cần Vương

     

  • C.

    Chỉ dụ của vua Bảo Đại

     

  • D.

    Chiếu dời đô

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ hiểu biết thực tế lịch sử để trả lời

Lời giải chi tiết :

Đoạn trên được trích từ chiếu Cần Vương Tôn Thất Thuyết thay vua Hàm Nghi ban ra vào ngày 13-7-1885. Chiếu Cần Vương tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, sự phản bội của một số quan lại, tính bất hợp pháp của triều đình Đồng Khánh do Pháp mới dựng lên và khích lệ sĩ phu, văn thân và nhân dân cả nước quyết tâm kháng chiến đến cùng

Câu 38 :

Sự phát triển của phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc đã để lại bài học gì cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

  • A.

    Phải tranh thủ sự ủng hộ của các dân tộc bị áp bức

     

  • B.

    Phải nhanh chóng thành lập đảng vô sản để lãnh đạo cách mạng

     

  • C.

    Phải kết hợp các hình thức đấu tranh chống thực dân

     

  • D.

    Phải xây dựng khối đoàn kết công - nông vững chắc

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Liên hệ thực tế lịch sử để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Trong phong trào Ngũ Tứ (4-5-1919) có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp xã hội, đặc biệt là giai cấp nông dân. Lần đầu tiên giai cấp công nhân xuất hiện trên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mang độc lập. Phong trào đã có sự liên kết giữa công nhân và nông dân là chủ chốt cùng với các tầng lớp khác trong xã hội.

=> Bài học rút ra cho Việt Nam từ sự phát triển của phong trào Ngũ Tứ là cần xây dựng khối đoàn kết công - nông vững chắc. Đến năm 1930 - 1931, trong phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cũng đã xây dựng được liên minh công - nông vững chắc, sau đó là tập hợp các giai cấp, tầng lớp nhân dân vào một mặt trận dân tộc thống nhất. Đó chính là nhân tố quan trọng đưa đến sự thắng lợi của cách mạng.

Câu 39 :

Cầu Đu-me là tên gọi khác của cây cầu nào được thực dân Pháp xây dựng trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương?

  • A.

    Cầu Chương Dương

     

  • B.

    Cầu Long Biên

     

  • C.

    Cầu Tràng Tiền

     

  • D.

    Cầu Hàm Rồng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ hiểu biết thực tế lịch sử để trả lời

Lời giải chi tiết :

Cầu Đu-me là tên gọi khác của cầu Long Biên được người Pháp khởi công xây dựng vào năm 1898, khánh thành vào ngày 28/02/1902 nhằm mục đích nâng cao cơ sở hạ tầng để phục vụ cho cuộc khai thác thuộc địa. Đây là cây cầu thép đầu tiên nằm bắc ngang qua sông Hồng và cũng là cây cầu lớn nhất Đông Dương, được người Pháp ca ngợi gọi là cây cầu nối liền hai thế kỷ.

Câu 40 :

“Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi

Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác

Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất

Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre”

Những câu thơ trên nhắc đến sự kiện lịch sử gì?

  • A.

    Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước

     

  • B.

    Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời

     

  • C.

    Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc

     

  • D.

    Nguyễn Ái Quốc trở về Việt Nam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ những hiểu biết của bản thân để trả lời

Lời giải chi tiết :

Những câu thơ trên nằm trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước” của nhà thơ Chế Lan Viên, nhắc đến sự kiện ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.