Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Chương 1 – Đề số 1 – Đại số và giải tích 11


Đáp án và lời giải chi tiết Đề thi kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Chương 1 – Đề số 1 – Đại số và giải tích 11

Đề bài

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Với những giá trị nào của \(x\) thì giá trị của các hàm số tương ứng sau bằng nhau \(y = \tan 3x\) và \(\tan (\dfrac{\pi }{3} - 2x)\)

A. \(x = \dfrac{\pi }{{15}} + k\dfrac{\pi }{5},\,k \in \mathbb{Z}\)

B.  \(x = \dfrac{\pi }{{15}} + k\pi ,\,k \in \mathbb{Z}\)

C. \(x = \dfrac{\pi }{{15}} + k\dfrac{\pi }{2},\,k \in \mathbb{Z}\)

D. \(x = \dfrac{\pi }{5} + k\dfrac{\pi }{5},\,k \in \mathbb{Z}\)

Câu 2: Tìm m để phương trình \(\dfrac{{\cos x + 2\sin x + 3}}{{2\cos x - \sin x + 4}} = m\) có nghiệm.

A. \( - 3 \le m \le 2\)              B. \(m > 2\)

C. \(m \ge  - 3\)                     D. \(\dfrac{2}{{11}} \le m \le 2\)

Câu 3: Nghiệm của phương trình  \(\sin x + \sqrt 3 \cos x = \sqrt 2 \) là:

A. \(x =  - \dfrac{\pi }{{12}} + k2\pi ,\;x = \dfrac{{5\pi }}{{12}} + k2\pi ,\;\left( {k \in \mathbb{Z}} \right).\)

B. \(x =  - \dfrac{\pi }{4} + k2\pi ,\;x = \dfrac{{3\pi }}{4} + k2\pi ,\;\left( {k \in \mathbb{Z}} \right).\)

C. \(x = \dfrac{\pi }{3} + k2\pi ,\;x = \dfrac{{2\pi }}{3} + k2\pi ,\;\left( {k \in \mathbb{Z}} \right).\)

D. \(x =  - \dfrac{\pi }{4} + k2\pi ,\;x =  - \dfrac{{5\pi }}{4} + k2\pi ,\;\left( {k \in \mathbb{Z}} \right).\)

Câu 4 : Chọn mệnh đề đúng:

A. Hàm số \(y = \sin x\) có chu kỳ \(T = \pi \)

B. Hàm số \(y = \cos x\) và hàm số \(y = \tan x\) có cùng chu kỳ.

C. Hàm số \(y = \cot x\) và hàm số \(y = \tan x\) có cùng chu kỳ.

D. Hàm số \(y = \cot x\) có chu kỳ \(T = 2\pi \)

Câu 5: Nghiệm dương bé nhất của phương trình \(2{\sin ^2}x + 5\sin x - 3 = 0\)  là:

A. \(x = \dfrac{\pi }{3}.\)     B. \(x = \dfrac{\pi }{{12}}.\)

C. \(x = \dfrac{\pi }{6}.\)     D. \(x = \dfrac{{5\pi }}{6}.\)

Câu 6: Hàm số nào sau đây có đồ thị không là đường hình sin?

A. \(y = \sin x\)                        B. \(y = \cos x\)

C. \(y = \sin 2x\)                      D. \(y = \cot x\)

Câu 7: Tập xác định của hàm số\(y = f(x) = 2\cot (2x - \dfrac{\pi }{3}) + 1\) là:

A. \(\mathbb{R}\backslash \left\{ {\dfrac{\pi }{6} + k2\pi ,k \in \mathbb{Z}} \right\}\)   

B. \(\mathbb{R}\backslash \left\{ {\dfrac{\pi }{6} + \dfrac{{k\pi }}{2},k \in \mathbb{Z}} \right\}\)

C. \(\mathbb{R}\backslash \left\{ {\dfrac{\pi }{6} + k\pi ,k \in \mathbb{Z}} \right\}\)     

D. \(\mathbb{R}\backslash \left\{ {\dfrac{{5\pi }}{{12}} + \dfrac{{k\pi }}{2},k \in \mathbb{Z}} \right\}\)

Câu 8: Nghiệm của phương trình \(\tan (x - \dfrac{\pi }{2}) = \sqrt 3 \) là:

A. \(x = \dfrac{{5\pi }}{6} + k\pi \).                            

B. \(x = \dfrac{{5\pi }}{6} + k2\pi \).                          

C. \(x = \dfrac{\pi }{6} + k2\pi \).                               

D. \(x = \dfrac{\pi }{6} + k\pi \).

Câu 9: Tập nghiệm của phương trình \(\cos 3x =  - 1\) là:

A. \(\left\{ { - \dfrac{\pi }{2} + k2\pi |k \in \mathbb{Z}} \right\}.\) 

B. \(\left\{ {\pi  + k2\pi |k \in \mathbb{Z}} \right\}.\)

C. \(\left\{ {\dfrac{\pi }{3} + \dfrac{{k2\pi }}{3}|k \in \mathbb{Z}} \right\}.\)       

D. \(\left\{ {\dfrac{{k2\pi }}{3}|k \in \mathbb{Z}} \right\}.\)

Câu 10: Trong các hàm số sau, hàm số nào là hàm số chẵn.

A. \(y = \sin \left| {2016x} \right| + c{\rm{os}}2017x\).    

B. \(y = 2016\cos x + 2017\sin x\).

C. \(y = \cot 2015x - 2016\sin x\). 

D. \(y = \tan 2016x + \cot 2017x\).

Câu 11: Nghiệm của phương trình \(\sin 2x = \dfrac{{\sqrt 2 }}{2}\) là:

A.\(\,x = \dfrac{\pi }{8} + k2\pi ;x = \dfrac{{3\pi }}{8} + k2\pi (k \in Z)\)

B. \(\,x = \dfrac{\pi }{4} + k2\pi ;x = \dfrac{{3\pi }}{4} + k2\pi \,(k \in Z)\)

C.   \(\,x = \dfrac{\pi }{4} + k\pi ;x = \dfrac{{3\pi }}{4} + k\pi (k \in Z)\)

D. \(\,x = \dfrac{\pi }{8} + k\pi ;x = \dfrac{{3\pi }}{8} + k\pi ;k \in Z)\)

Câu 12: Giá trị nhỏ nhất m của hàm số \(y = 3\sin x + 1\) là.

A. m = 4                               B. m = -2 

C. m = 3                               D. m = 1

Câu 13: Tập xác định của hàm số \(y = f(x) = \dfrac{1}{{\sqrt {1 - sinx} }}\)

A. \(\mathbb{R}\backslash \left\{ {k\pi ,k \in \mathbb{Z}} \right\}\)        

B. \(\mathbb{R}\backslash \left\{ {\dfrac{\pi }{2} + k\pi ,k \in \mathbb{Z}} \right\}\)                 

C. \(\mathbb{R}\backslash \left\{ {\dfrac{\pi }{2} + k2\pi ,k \in \mathbb{Z}} \right\}\)               

D. \(\phi \)

Câu 14: Giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = {\sin ^2}x - 4\sin x - 5\) là:

A. -9                                     B. 0

C. 9                                      D. -8

Câu 15: Đồ thị hàm số nào dưới đây nhận trục tung làm trục đối xứng?

A. \(y = \sin x - \cos x\).

B. \(y = 2\sin x\).

C. \(y = 2\sin \left( { - x} \right)\).

D. \(y =  - 2\cos x\)

Câu 16: Nghiệm của phương trình \(2{\sin ^2}x + \sin x\cos x - 3{\cos ^2}x = 0\) là:

A. \(x = \dfrac{\pi }{4} + k\pi \); \(x = \arctan ( - \dfrac{3}{2}) + k\pi ,k \in \mathbb{Z}\)

B. \(x = \dfrac{\pi }{4} + k\pi ,k \in \mathbb{Z}\)

C. \(x = \dfrac{\pi }{4} + k\pi \);\(x = \arctan ( - 3) + k\pi ,k \in \mathbb{Z}\)

D. \(x = \arctan ( - \dfrac{3}{2}) + k\pi ,k \in \mathbb{Z}\)

Câu 17: Phương trình lượng giác nào dưới đây có nghiệm là: \(x = \dfrac{\pi }{6} + k\pi ,k \in \mathbb{Z}.\)

A. \(\cos 2x = \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}.\)                          

B. \(\cot x = \sqrt 3 .\)    

C. \(\tan x = \sqrt 3 .\)     

D. \(\sin \left( {x - \dfrac{\pi }{3}} \right) =  - \dfrac{1}{2}\)

Câu 18: Giá trị lớn nhất M của hàm số \(y = \sin x + \cos x\) là.

A. \(M = 2\)                         

B. \(M = 2\sqrt 2 \)             

C. \(M = 1\)                         

D. \(M = \sqrt 2 \)

Câu 19: Nghiệm của phương trình \(\sin x = \cos x\) là:

A. \(x = \dfrac{\pi }{4} + k2\pi \).                               

B. \(x = \dfrac{\pi }{4} + k\pi \).                                 

C. \(x = \dfrac{\pi }{4}\).    

D. \(x = \dfrac{\pi }{4} + \dfrac{{k\pi }}{2}\).

Câu 20: Đồ thì hình bên là đồ thị của hàm số nào?

A. \(y = \sin x\)                     B. \(y = \cot x\)    

C. \(y = \tan x\)                    D. \(y = \cos x\)           

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 21: Giải các phương trình sau

a) \(\sin 3x - \cos 2x = 0\)                                             

b) \(\dfrac{{\sin x + \sqrt 3 \cos x}}{{\sin x - \cos \dfrac{\pi }{4}}} = 0\)

Câu 22: Giải phương trình :   \(2{\cos ^2}\left( {\dfrac{\pi }{4} - 2x} \right) + \sqrt 3 \cos 4x = 4{\cos ^2}x - 1\)

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2025

Lời giải chi tiết

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1A

2D

3A

4C

5C

6D

7B

8A

9C

10A

11D

12B

13C

14D

15D

16A

17B

18D

19B

20D

Câu 1:

Ta có: \(\tan 3x = \tan (\dfrac{\pi }{3} - 2x) \)\(\Leftrightarrow 3x = \dfrac{\pi }{3} - 2x + k\pi \;\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

\( \Leftrightarrow 5x = \dfrac{\pi }{3} + k\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

\( \Leftrightarrow x = \dfrac{\pi }{{15}} + k\dfrac{\pi }{5}\;\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

Chọn đáp án A.

Câu 2:

Ta có: \(\dfrac{{\cos x + 2\sin x + 3}}{{2\cos x - \sin x + 4}} = m \)

\(\Leftrightarrow \cos x + 2\sin x + 3 = m\left( {2\cos x - \sin x + 4} \right)\)

\( \Leftrightarrow \left( {2m - 1} \right)\cos x - \left( {m + 2} \right)\sin x = 3 - 4m\)

Điều kiện có nghiệm: \({\left( {2m - 1} \right)^2} + {\left( {m + 2} \right)^2} \ge {\left( {3 - 4m} \right)^2}\)

\( \Leftrightarrow 4{m^2} - 4m + 1 + {m^2} + 4m + 4\)\( \ge 9 - 24m + 16{m^2}\)

\( \Leftrightarrow 11{m^2} - 24m + 4 \le 0 \)\(\Leftrightarrow \dfrac{2}{{11}} \le m \le 2.\)

Chọn đáp án D.

Câu 3:

Ta có:\(\sin x + \sqrt 3 \cos x = \sqrt 2 \)

\(\begin{array}{l}
\Leftrightarrow \frac{1}{2}\sin x + \frac{{\sqrt 3 }}{2}\cos x = \frac{{\sqrt 2 }}{2}\\
\Leftrightarrow \cos \frac{\pi }{3}\sin x + \sin \frac{\pi }{3}\cos x = \frac{{\sqrt 2 }}{2}
\end{array}\)

\( \Leftrightarrow \sin \left( {x + \dfrac{\pi }{3}} \right) = \dfrac{{\sqrt 2 }}{2}\)

\( \Leftrightarrow \sin \left( {x + \dfrac{\pi }{3}} \right) = \sin \dfrac{\pi }{4} \)\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x + \dfrac{\pi }{3} = \dfrac{\pi }{4} + k2\pi \\x + \dfrac{\pi }{3} = \pi  - \dfrac{\pi }{4} + k2\pi \end{array} \right.\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x =  - \dfrac{\pi }{{12}} + k2\pi \\x = \dfrac{{5\pi }}{{12}} + k2\pi \end{array} \right.\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

Chọn đáp án A.

Câu 4:

+ Hàm số \(y = \sin x,\,y = \cos x\) có chu kỳ là \(T = 2\pi \)

+ Hàm số \(y = \tan x,y = \cot x\) có chu kì là \(T = \pi \)

Chọn đáp án C.

Câu 5:

Ta có: \(2{\sin ^2}x + 5\sin x - 3 = 0 \)\(\Leftrightarrow \left( {2\sin x - 1} \right)\left( {\sin x + 3} \right) = 0\)

\( \Leftrightarrow \sin x = \dfrac{1}{2} \)\(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \dfrac{\pi }{6} + k2\pi \\x = \dfrac{{5\pi }}{6} + k2\pi \end{array} \right.\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

Nghiệm dương bé nhất của phương trình là \(x = \dfrac{\pi }{6}.\)

Chọn đáp án C.

Câu 6:

Hàm số \(y = \cot x\) có đồ thị không là đường hình sin.

Chọn đáp án D.

Câu 7:

\(y = f(x) = 2\cot (2x - \dfrac{\pi }{3}) + 1 \)\(= \dfrac{{2\cos (2x - \dfrac{\pi }{3})}}{{\sin (2x - \dfrac{\pi }{3})}} + 1\)

ĐKXĐ: \(\sin \left( {2x - \dfrac{\pi }{3}} \right) \ne 0 \)

\(\Leftrightarrow \left( {2x - \dfrac{\pi }{3}} \right) \ne k\pi \;\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

\( \Leftrightarrow x \ne \dfrac{\pi }{6} + k\dfrac{\pi }{2}\;\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)
Chọn đáp án B.

Câu 8:

Ta có: \(\tan (x - \dfrac{\pi }{2}) = \sqrt 3  \)

\(\Leftrightarrow \tan (x - \dfrac{\pi }{2}) = \tan \dfrac{\pi }{3}\)

\( \Leftrightarrow x - \dfrac{\pi }{2} = \dfrac{\pi }{3} + k\pi \;\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

\( \Leftrightarrow x = \dfrac{{5\pi }}{6} + k\pi \;\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

Chọn đáp án A.

Câu 9:

Ta có: \(\cos 3x =  - 1 \Leftrightarrow 3x = \pi  + k2\pi \,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

\( \Leftrightarrow x = \dfrac{\pi }{3} + k\dfrac{{2\pi }}{3}\;\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

Chọn đáp án C.

Câu 10:

Đáp án A: TXĐ: D=R.

Ta có: 

\(\begin{array}{l}
y\left( { - x} \right) = \sin \left| { - 2016x} \right| + \cos \left( { - 2017x} \right)\\
= \sin 2016x + \cos 2017x = y\left( x \right)
\end{array}\)

Hàm số \(y = \sin \left| {2016x} \right| + c{\rm{os}}2017x\) là hàm số chẵn.

Chọn đáp án A.

Câu 11:

Ta có: \(\sin 2x = \dfrac{{\sqrt 2 }}{2} \Leftrightarrow \sin 2x = \sin \dfrac{\pi }{4}\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}2x = \dfrac{\pi }{4} + k2\pi \\2x = \pi  - \dfrac{\pi }{4} + k2\pi \end{array} \right.\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

\(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \dfrac{\pi }{8} + k\pi \\x = \dfrac{{3\pi }}{8} + k\pi \end{array} \right.\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

Chọn đáp án D.

Câu 12:

Ta có: \(\sin x \in \left[ { - 1;1} \right] \)

\(\begin{array}{l}
\Rightarrow - 1 \le \sin x \le 1\\
\Rightarrow - 3 \le 3\sin x \le 3\\
\Rightarrow - 2 \le 3\sin x + 1 \le 4
\end{array}\)

Chọn đáp án B.

Câu 13:

Ta có: \(\sin x \in \left[ { - 1;1} \right] \Rightarrow 1 - \sin x \in \left[ {0;2} \right]\)

Điều kiện xác định: \(1 - \sin x \ne 0 \Leftrightarrow \sin x \ne 1 \)

\(\Leftrightarrow x \ne \dfrac{\pi }{2} + k2\pi  \;\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

Chọn đáp án C.

Câu 14:

Ta có: \(y = {\sin ^2}x - 4\sin x - 5 \)\(= \left( {{{\sin }^2}x - 4\sin x + 4} \right) - 9 \)\(= {\left( {\sin x - 2} \right)^2} - 9\)

+ \(\sin x \in \left[ { - 1;1} \right] \Rightarrow \sin x - 2 \in \left[ { - 3; - 1} \right] \)

\(\Leftrightarrow {\left( {\sin x - 2} \right)^2} \in \left[ {1;9} \right]\)

Khi đó \(y \ge 1 - 9 =  - 8\)

Chọn đáp án D.

Câu 15:

Đồ thị hàm số chẵn nhận trục tung làm trục đối xứng, do đó ta kiểm tra hàm số chẵn ở mỗi đáp án.

Dễ thấy hàm số \(y =  - 2\cos x\) là hàm chẵn nên nhận trục tung làm trục đối xứng.

Chọn đáp án D.

Câu 16:

Ta có: \(2{\sin ^2}x + \sin x\cos x - 3{\cos ^2}x = 0 \)

\(\Leftrightarrow \left( {\sin x - \cos x} \right)\left( {2\sin x + 3\cos x} \right) = 0\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\sin x = \cos x\\2\sin x =  - 3\cos x\end{array} \right. \\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\tan x = 1\\\tan x =  - \dfrac{3}{2}\end{array} \right. \\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \dfrac{\pi }{4} + k\pi \\x = \arctan \left( { - \dfrac{3}{2}} \right) + k\pi \end{array} \right.\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

Chọn đáp án A.

Câu 17:

Ta có: \(\cot x = \sqrt 3  \Leftrightarrow x = \dfrac{\pi }{6} + k\pi \;\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

Chọn đáp án B.

Câu 18:

Ta có: \(y = \sin x + \cos x = \sqrt 2 \sin \left( {x + \dfrac{\pi }{4}} \right) \)

\(\begin{array}{l}
- 1 \le \sin \left( {x + \frac{\pi }{4}} \right) \le 1\\
\Rightarrow - \sqrt 2 \le \sqrt 2 \sin \left( {x + \frac{\pi }{4}} \right) \le \sqrt 2
\end{array}\)

\(\Rightarrow y \in \left[ { - \sqrt 2 ;\sqrt 2 } \right]\)

Chọn đáp án D.

Câu 19:

Ta có: \(\sin x = \cos x \Leftrightarrow \tan x = 1 \)

\(\Leftrightarrow x = \dfrac{\pi }{4} + k\pi \;\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

Chọn đáp án B.

Câu 20:

Đồ thị hình bên là của hàm số \(y = \cos x\)

Chọn đáp án D.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 21:

\(a)  \sin 3x - \cos 2x = 0 \Leftrightarrow \sin 3x = \cos 2x \)\(\Leftrightarrow \sin 3x = \sin \left( {\dfrac{\pi }{2} - 2x} \right)\)

\(\begin{array}{l}
\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
3x = \frac{\pi }{2} - 2x + k2\pi \\
3x = \pi - \frac{\pi }{2} + 2x + k2\pi
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
5x = \frac{\pi }{2} + k2\pi \\
x = \frac{\pi }{2} + k2\pi
\end{array} \right.
\end{array}\)

\( \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = \dfrac{\pi }{{10}} + k\dfrac{{2\pi }}{5}}\\{x = \dfrac{\pi }{2} + k2\pi }\end{array}} \right.\)

Vậy phương trình có nghiệm: \(x = \dfrac{\pi }{{10}} + k\dfrac{{2\pi }}{5};\,\,x = \dfrac{\pi }{2} + k2\pi \)\(\)

\(b) \dfrac{{\sin x + \sqrt 3 \cos x}}{{\sin x - \cos \dfrac{\pi }{4}}} = 0 \, (1)\)

ĐK: \(\sin x - \cos \dfrac{\pi }{4} \ne 0\)

\(\begin{array}{l}
\Leftrightarrow \sin x - \frac{{\sqrt 2 }}{2} \ne 0 \Leftrightarrow \sin x \ne \frac{{\sqrt 2 }}{2}\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x \ne \frac{\pi }{4} + k2\pi \\
x \ne \frac{{3\pi }}{4} + k2\pi
\end{array} \right.\,\,\,\,\,\,\,\left( * \right)
\end{array}\)

\(\begin{array}{l}(1) \Leftrightarrow \sin x + \sqrt 3 \cos x = 0 \\\Leftrightarrow \dfrac{1}{2}\sin x + \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}\cos x = 0 \\\Leftrightarrow \cos \dfrac{\pi }{3}\sin x + \sin \dfrac{\pi }{3}\cos x = 0\\ \Leftrightarrow \sin (x + \dfrac{\pi }{3}) = 0 \Leftrightarrow x + \frac{\pi }{3} = k\pi \\ \Leftrightarrow x = \dfrac{{ - \pi }}{3} + k\pi \end{array}\)

Kết hợp với điều kiện (*) ta thấy thỏa mãn.

Vậy phương trình có nghiệm: \(x = \dfrac{{ - \pi }}{3} + k\pi \)

Câu 22:

\(2{\cos ^2}\left( {\dfrac{\pi }{4} - 2x} \right) + \sqrt 3 \cos 4x = 4{\cos ^2}x - 1\)

\( \Leftrightarrow 1 + \cos \left( {\dfrac{\pi }{2} - 4x} \right) + \sqrt 3 \cos 4x = 4{\cos ^2}x - 1\)\(\Leftrightarrow \sin 4x + \sqrt 3 \cos 4x = 2\left( {2{{\cos }^2}x - 1} \right)\)

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \dfrac{1}{2}\sin 4x + \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}\cos 4x = \cos 2x \\\Leftrightarrow \sin \dfrac{\pi }{6}\sin 4x + \cos \dfrac{\pi }{6}\cos 4x = \cos 2x\\ \Leftrightarrow \cos \left( {4x - \dfrac{\pi }{6}} \right) = \cos 2x \end{array}\)

\(\begin{array}{l}
\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
4x - \frac{\pi }{6} = 2x + k2\pi \\
4x - \frac{\pi }{6} = - 2x + k2\pi
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
2x = \frac{\pi }{6} + k2\pi \\
6x = \frac{\pi }{6} + k2\pi
\end{array} \right.
\end{array}\)

\(\Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = \dfrac{\pi }{{12}} + k\pi }\\{x = \dfrac{\pi }{{36}} + k\dfrac{\pi }{3}}\end{array}} \right.\,\,(k \in \mathbb{Z})\)

Vậy phương trình có nghiệm là: \(x = \dfrac{\pi }{{12}} + k\pi ;\,x = \dfrac{\pi }{{36}} + k\dfrac{\pi }{3}\)

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.5 trên 22 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 11 - Xem ngay

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.