Phân biệt bàng chuyện và truyện


Cả chuyện và truyện đều đúng chính tả. Hai từ này mang ý nghĩa khác nhau nên có cách sử dụng khác nhau

Chuyện:

  • (động từ) Nói, bàn luận (chuyện trò, buôn chuyện)

  • (danh từ) Sự việc được kể lại (kể chuyện, nghe chuyện)

  • (khẩu ngữ) Việc, công việc nói chung (đâu phải chuyện đơn giản)

  • (khẩu ngữ) Việc nghĩ là đương nhiên, không có gì lạ để cần phải nói (Chuyện, mẹ lại chẳng thương con)

  • (danh từ) việc lôi thôi, rắc rối, làm phiền người khác ( kiếm chuyện, gây chuyện)

Truyện: (danh từ) Tác phẩm văn học miêu tả tính cách nhân vật và diễn biến của sự kiện thông qua lời kể của nhà văn (truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn)

Đặt câu với các từ:

  • Các bạn học sinh nói chuyện trong giờ học nên bị cô giáo trừ điểm thi đua. 

  • Hôm nay, em đã được nghe kể một câu chuyện về sự vượt khó để đến trường của các bạn học sinh vùng núi.  

  • Làm gì có chuyện không học mà được điểm cao.

  • Chuyện! Tớ học giỏi mà. 

  • Cậu ta hay vẽ chuyện để gây chú ý với mọi người.

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Cách dùng căn dặn và căn vặn

    Cả căn dặn và căn vặn đều đúng chính tả. Hai từ này mang ý nghĩa khác nhau nên có cách sử dụng khác nhau

  • Cách dùng dục và giục

    Cả dục và giục đều đúng chính tả. Hai từ này mang ý nghĩa khác nhau nên có cách sử dụng khác nhau

  • Cách dùng giả thuyết và giả thiết

    Cả giả thuyết và giả thiết đều đúng chính tả. Hai từ này mang ý nghĩa khác nhau nên có cách sử dụng khác nhau

  • Cách dùng dã và giã

    Cả dã và giã đều đúng chính tả. Hai từ này mang ý nghĩa khác nhau nên có cách sử dụng khác nhau

  • Cách dùng khoảng và khoản

    Cả khoảng và khoản đều đúng chính tả. Hai từ này mang ý nghĩa khác nhau nên có cách sử dụng khác nhau

>> Xem thêm