Chương 2. Tương tác giữa kiểu gene với môi trường và thành tựu chọn giống - Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
Bài 10. Mối quan hệ giữa kiểu gene - kiểu hình - môi trường

Cây phù dung (Hibiscus mutabilis) với sắc hoa thay đổi liên tục (buổi sáng hoa nở màu trắng, đến trưa sẽ chuyển sang màu hồng và buổi tối lại đổi thành màu đỏ sẫm) đã tạo nên sự độc đáo và sức hút vô cùng kì lạ. Nguyên nhân nào đã giúp hoa phù dung có khả năng chuyển màu độc đáo đến vậy?

Xem lời giải

Bài 11. Thực hành: Thí nghiệm về thường biến ở cây trồng

Hãy xác định vấn đề được nêu ra trong hiện tượng thực tiễn sau đây: “trong môi trường thiếu ánh sáng, khoai tây có hiện tượng mọc vống: thân cây sinh trưởng nhanh nhưng yếu ớt và có màu nhợt nhạt, rễ ngắn, lá không phát triển. Sau khi đưa ra ngoài sáng, lá phát triển và mở rộng, rễ dài, thân ngắn và to” và đặt ra các câu hỏi nghiên cứu về hiện tượng mà em quan sát được.

Xem lời giải

Bài 12. Thành tựu chọn, tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính

Trước những năm 70 của thế kỉ X, đàn lợn ở Việt Nam chủ yếu là các giống lợn móng cái, lợn ỉ lợn cỏ, lợn mán, lợn táp ná, lợn vân pa,... với cân nặng tối đa khoảng từ 30 đến 70 kg tùy giống. Ngày nay, ở Việt Nam đã có nhiều giống lợn với cân nặng đến 300kg như lợn đại bạch, cân nặng 200kg như lợn ba xuyên,... Những giống lợn cho năng suất cao đó được tạo ra bằng phương pháp nào?

Xem lời giải

Ôn tập chương 2

Cho biết những trường hợp nào sau đây là thường biến. Giải thích. a) Cây xương rồng ở sa mạc có lá biến đổi thành gai. b) Vào mùa đông, nhiều loài cây gỗ có hiện tượng rụng lá. c) Bọ que có hình thái cơ thể giống cành cây. d) Khi di chuyển từ đồng bằng lên vùng núi, hoạt động của hệ hô hấp và hệ tuần hoàn tăng lên. e) Thằn lằn sau khi bị đứt đuôi có thể tái sinh đuôi mới.

Xem lời giải