Đề bài

Hãy tính ứng với 1 gam chất muối mỗi phản ứng (1’), (2’), (3’)

Phương pháp giải

Xác định Enthalpy chuẩn của phản ứng

=> Xác định số gam chất tham gia mỗi phản ứng

=> tính nhiệt lượng 1gam chất phản ứng

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Phân hủy 2 mol KNO3(s) khi có mặt C tỏa ra 143,9 kJ nhiệt lượng

=> Phân hủy 1 gam = \(\frac{1}{{101}}\)mol KNO3(s) khi có mặt C tỏa ra \(\frac{{143,9}}{2}.\frac{1}{{101}} = 0,71(kJ)\)

Phân hủy 2 mol KClO3(s) khi có mặt C tỏa ra 1258,1 kJ nhiệt lượng

=> Phân hủy 1 gam = \(\frac{1}{{122,5}}\)mol KClO3 (s) khi có mặt C tỏa ra: \(\frac{{1258,1}}{2}.\frac{1}{{122,5}} = 5,14(kJ)\)

Phân hủy 2 mol KMnO4 (s) khi có mặt C tỏa ra  419,1 kJ nhiệt lượng

=> Phân hủy 1 gam = \(\frac{1}{{158}}\)mol KClO3 (s) khi có mặt C tỏa ra: \(\frac{{419,1}}{2}.\frac{1}{{158}} = 1,33(kJ)\)

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Khi thể tích oxygen giảm còn 15% thể tích không khí thì nồng độ mol/L của oxygen là bao nhiêu?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Ở điều kiện thường (298K), oxygen chiếm khoảng 20,9% theo thể tích trong không khí, tương đương với áp suất 0,209 atm. Tính nồng độ mol/L của oxygen trong không khí.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Tính biến thiên enthalpy của phản ứng đốt cháy 1 mol octane (C8H18, chất có trong xăng) và 1 mol methane (thành phần chính của khí thiên nhiên). Dự đoán mức độ mãnh liệt của các phản ứng này.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Dựa vào dự liệu Bảng 7.1 và 7.2, em hãy tính biến thiên enthalpy của phản ứng đốt cháy 1 mol ethanol và 1 mol khí gas. 

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Các hiện tượng cháy, nổ xảy ra hầu hết do các phản ứng hóa học gây nên, tỏa nhiều nhiệt, tốc độ phản ứng lớn. Do đó, hóa học đóng vai trò rất quan trọng trong việc nghiên cứu nguyên nhân, đưa ra các biện pháp phòng chống cũng như xử lí khi xảy ra hỏa hoạn một cách hiệu quả và an toàn nhất. Nhiệt của phản ứng cháy, nổ được xác định như thế nào? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến mức độ mãnh liệt của phản ứng cháy, nổ?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Hexachlorobenzene rắn (C6Cl6) là chất cực kì độc hại với con người nên được bảo quản rất kĩ lưỡng. Nếu xảy ra hỏa hoạn nhà kho có chứa C6Cl6 thì chất này có dễ dàng bị tiêu hủy bởi phản ứng cháy với oxygen hay không? Hãy dự đoán bằng cách tính biến thiên enthalpy của phản ứng. Biết rằng phản ứng cháy sinh ra CO2 và Cl2.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Hỗn hợp bột Al và NH4ClO4 được dùng làm nhiên liệu rắn cho tên lửa. Hỗn hợp bột Al và Fe2O3 được dùng để hàn kim loại. Phản ứng xảy ra khi sử dụng các hỗn hợp bột này như sau:

3Al(s) + 3NH4ClO4(s) → Al2O3(s) + AlCl3(s) + 3NO(g) + 6H2O(g) (1)

2Al(s) + Fe2O3(s) → Al2O3(s) + 2Fe(l)         (2)

Các giá trị \({\Delta _f}H_{298}^0\)(kJ/mol) tra ở Phụ lục 2.

a) Bằng tính toán hãy cho biết: 1 gam hỗn hợp bột nào (trộn theo đúng tỉ lệ phản ứng) tỏa ra nhiều nhiệt hơn. Từ đó dự đoán phản ứng nào xảy ra mãnh liệt hơn.

b) Có thể dùng hỗn hợp bột Al và Fe2O3 làm nhiên liệu trong động cơ tên lửa được không?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Xác định nhiệt lượng (kJ) tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 gam mỗi chất CH4, C2H2 ở điều kiện chuẩn. Biết các sản phẩm thu được đều ở thể khí.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

So sánh mức độ mãnh liệt của phản ứng đốt cháy các chất trên

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Đốt cháy hoàn toàn 1 gam (ở thể hơi) mỗi chất trong dãy CH4, CH3Cl, CH2Cl2, CHCl3, CCl4 sẽ tỏa ra bao nhiêu kilôJun nhiệt lượng trong điều kiện chuẩn? Biết sản phẩm phản ứng là CO2, H2O, HCl, Cl2 đều ở thể khí. Năng lượng của một số liên kết được cho ở Phụ lục 3.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Nhắc lại cách tính biến thiên theo enthalpy phản ứng theo năng lượng liên kết.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Có những cách nào để tính biến thiên enthalpy của phản ứng?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Ngày 04 tháng 8 năm 2020 đã xảy ra một vụ nổ kinh hoàng ở nhà kho tại cảng Beriut của Lebanon. Đây là nhà kho chứa khoảng 2700 tấn NH4NO3, một loại hóa chất vừa được sử dụng làm phân bón, vừa được dùng làm thuốc nổ do có khả năng phân hủy thành khí và hơi, kèm theo tỏa nhiệt mạnh:

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Xét phản ứng: CH4(g) + O2(g) → CO2(g) + 2H2O(g) \({\Delta _r}H_{298}^0 =  - 802\) kJ

Tính \({\Delta _f}H_{298}^0\)CH4(g), biết \({\Delta _f}H_{298}^0\)của CO2 (g) và H2O (g) lần lượt là -394 kJ/mol và -242 kJ/mol.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Phản ứng cháy, nổ được đặc trưng bởi hiệu ứng tỏa nhiệt mạnh, tốc độ phản ứng nhanh, phản ứng trước cung cấp nhiệt cho phản ứng sau và xảy ra nối tiếp. Vậy, hiệu ứng nhiệt của phản ứng đốt cháy một số nhiên liệu phổ biến được xác định như thế nào và giá trị thu được có ý nghĩa gì?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Cho các hiện tượng nổ sau : (a) Nổ cốc thí nghiệm khi cho lượng sodium quá lớn vào cốc thủy tính chứa nước, (b) nổ nồi hơi, (c) nổ thuốc súng (potassium, carbon và sulfur), (d) nổ bình khí nén, (e) nổ đường ống dẫn khí, (f) nổ thuốc nổ TNT (trinitrotoluene), (g) nổ khoang tàu chứa dầu đã hút cạn dầu. Số hiện tượng nổ hóa học là ?

Xem lời giải >>