Bài 6. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội khu vực Mỹ La -tinh trang 17, 18, 19 SBT Địa lí 11 Kết nối tri thức>
Bộ phận nào sau đây không thuộc phạm vi lãnh thổ khu vực Mỹ La tinh?
Câu 1 1
Bộ phận nào sau đây không thuộc phạm vi lãnh thổ khu vực Mỹ La tinh?
A. Bắc Mỹ.
B. Eo đất Trung Mỹ.
C. Quần đảo Ca-ri-bê.
D. Lục địa Nam Mỹ.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Câu 1 2
Mỹ La tinh nằm giữa hai đại dương lớn là
A. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
B. Bắc Băng Dương và Ấn Độ Dương.
C. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
D. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Câu 1 3
Kênh đào Panama nối hai đại dương nào sau đây?
A. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương,
B. Bắc Băng Dương và Nam Đại Dương.
C. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
D. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Câu 1 4
Đáp án đúng là: C
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Câu 1 5
Khí hậu xích đạo quanh năm nóng ẩm có ở khu vực nào sau đây ở Mỹ La tinh?
A. Toàn bộ phần phía bắc của Nam Mỹ.
B. Phía tây đồng bằng A-ma-dôn.
C. Sơn nguyên Bra-xin.
D. Vùng núi cao lục địa Nam Mỹ.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Câu 1 6
Cảnh quan chính của khu vực Trung Mỹ và phía bắc lục địa Nam Mỹ là
A. thảo nguyên.
B. rừng cận nhiệt đới.
C. rừng nhiệt đới.
D. xa van và rừng thưa.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Câu 1 7
Đồng bằng lớn nhất ở Mỹ La tinh là
A. A-ma-dôn.
B. Mi-xi-xi-pi.
C. La Pla-ta.
D. Pam-pa.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Câu 1 8
Ý nào không thể hiện đặc điểm cơ cấu dân số của Mỹ La tinh
A. Cơ cấu dân số trẻ.
B. Đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng.
C. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi đang thay đổi theo hướng già hoa.
D. Cơ cấu giới tính tương đối cân bằng.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Câu 1 9
Dân cư Mỹ La tinh sống tập trung ở
A. đồng bằng A-ma-dôn.
B. vùng núi An-đét.
C. hoang mạc A-la-ca-ma.
D. vùng ven biển.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là:D
Câu 1 10
Tỉ lệ dân đô thị của khu vực Mỹ La tinh năm 2020 khoảng
A. 60%.
B. 70%.
C. 80%.
D. 90%.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Câu 2
Dựa vào bản đồ tự nhiên khu vực Mỹ La tinh (hình 6.1, trang 23 SGK), hoàn thành bảng về sự phân bố một số loại khoáng sản ở Mỹ La tinh.
Khoáng sản |
Phân bố |
Dầu mỏ |
|
Khí tự nhiên |
|
Than đá |
|
Man-gan |
|
Đồng |
|
Vàng |
|
Lời giải chi tiết:
Khoáng sản |
Phân bố |
Dầu mỏ |
Vê-nê-du-ê-la, Cô-lôm-bi-a, vùng biển Ca-ri-bê,... |
Khí tự nhiên |
Vê-nê-du-ê-la, Cô-lôm-bi-a, vùng biển Ca-ri-bê,... |
Than đá |
Đồng bằng La Pla-ta,… |
Man-gan |
Sơn nguyên Mê-hi-cô, Sơn nguyên Braxin,… |
Đồng |
Sơn nguyên Mê-hi-cô, … |
Vàng |
Sơn nguyên Mê-hi-cô, Đồng bằng A-ma-dôn, Sơn nguyên Braxin,… |
Câu 3
Hoàn thành sơ đồ thể hiện ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên đến phát triển kinh tế của khu vực Mỹ La tinh.
Lời giải chi tiết:
Yếu tố |
Đặc điểm |
Ảnh hưởng |
Địa hình |
- Cấu trúc địa hình tương đối đa dạng, phức tạp, với nhiều dạng địa hình.
|
- Thuận lợi: đa dạng hóa các hoạt động kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, du lịch) - Khó khăn: Vùng núi là nơi có nhiều thiên tai (động đất, núi lửa,...). |
Khí hậu |
- Phân hóa đa dạng thành nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau. |
- Thuận lợi để phát triển nông nghiệp nhiệt đới. - Khó khăn: một số khu vực có khí hậu khắc nghiệt |
Sông, hồ |
- Mạng lưới sông khá phát triển, có nhiều sông lớn và dài. - Các hồ ở Mỹ La-tinh đa số là hồ nhỏ, nằm trên các độ cao lớn, có nguồn gốc kiến tạo, núi lửa, băng hà. |
- Sông ngòi có giá trị về nhiều mặt: là đường giao thông quan trọng, nguồn nước tưới tiêu, tiềm năng thuỷ điện lớn và là các địa điểm du lịch hấp dẫn. - Một số hồ có ý nghĩa về du lịch |
Khoáng sản |
- Giàu tài nguyên khoáng sản, tập trung chủ yếu ở vùng núi An-đét và phía đông nam sơn nguyên Bra-xin. |
- Tài nguyên khoáng sản là cơ sở để phát triển nhiều ngành công nghiệp và xuất khẩu. Tuy nhiên, nhiều loại khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt do bị khai thác quá mức. |
Sinh vật |
- Thảm thực vật của Mỹ La-tinh rất đa dạng. - Giới động vật ở Mỹ La-tinh rất phong phú, có nhiều loài đặc hữu. |
Rừng ở Mỹ La-tinh là nguồn cung cấp gỗ quan trọng cho nền kinh tế và có ý nghĩa đặc biệt về đa dạng sinh học, điều hoà khí hậu.... |
Câu 4
Cho biết các cụm từ còn thiếu ở chỗ trống trong đoạn thông tin về thuận lợi và khó khăn của đặc điểm dân cư đối với phát triển kinh tế ở Mỹ La tinh.
Nhờ số dân đông, (1) ..................... ............ nên Mỹ La tinh có (2)………........dồi dào tạo thuận lợi lớn để phát triển kinh tế (3)……………………… Tuy nhiên, đối với nhiều nước Mỹ La tinh, phân bố dân cư không hợp lí dẫn tới khó khăn trong (4) ................... phát triển kinh tế. Những khó khăn khác đòi hỏi phải giải quyết là (5)
Lời giải chi tiết:
Điền các thông tin theo thứ tự sau:
(1) - cơ cấu dân số vàng |
2) - lực lượng lao động |
(3) thu hút đầu tư |
(4) - khai thác tài nguyên thiên nhiên |
(5) - an ninh xã hội, vấn đề việc làm, di cư,.. |
|
Câu 5
Dựa vào biểu đồ hình 6.4 trang 26 SGK, hãy nhận xét:
- Sự thay đổi về quy mô dân số khu vực Mỹ La tinh.
- Sự thay đổi về tỉ lệ tăng dân số khu vực Mỹ La tinh.
- Mối quan hệ giữa tăng dân số và quy mô dân số.
Lời giải chi tiết:
- Quy mô dân số tăng nhưng có xu hướng ngày càng tăng chậm lại.
- Tỉ lệ tăng dân số ngày càng giảm.
- Quy mô dân số phụ thuộc vào tỉ lệ tăng dân số, tỉ lệ tăng dân số ngày càng giảm nên quy mô dân số tăng chậm.
Câu 6
Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU DÂN SỐ THEO TUỔI Ở KHU VỰC MỸ LA TINH
NĂM 2000 VÀ NĂM 2020
(Đơn vị: %)
Nhóm tuổi/ Năm |
2000 |
2020 |
Dưới 15 tuổi |
32,2 |
23,9 |
Từ 15 đến 64 |
62,1 |
67,2 |
Từ 65 tuổi trở lên |
5,7 |
8,9 |
(Nguồn: Liên hợp quốc, 2022)
- Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo độ tuổi ở khu vực Mỹ La tinh năm 2000 và năm 2020.
- Nhận xét sự thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi ở khu vực Mỹ La tinh giai đoạn 2000 - 2020.
Lời giải chi tiết:
- Vẽ biểu đồ
- Nhận xét:
+ Tỉ trọng dân số của các nhóm tuổi có thay đổi theo hướng già hoá (dẫn chứng).
+ Năm 2020, Mỹ La tinh có cơ cấu dân số vàng.
Câu 7
Dựa vào bảng 6.2 trang 29 SGK, hãy nhận xét:
- Sự thay đổi về tuổi thọ trung bình, số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên của một số quốc gia khu vực Mỹ La tinh từ năm 2000 đến năm 2020.
- Sự chênh lệch về tuổi thọ trung bình, số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên của một số quốc gia khu vực Mỹ La tinh.
Lời giải chi tiết:
a) Nhận xét về: Sự thay đổi về tuổi thọ trung bình, số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên của một số quốc gia khu vực Mỹ La tinh từ năm 2000 đến năm 2020.
- Tuổi thọ trung bình có xu hướng tăng. Cụ thể:
+ Tuổi thọ trung bình ở Ác-hen-ti-na năm 2000 là 74,2 tuổi, đến năm 2020 là 76,9 tuổi.
+ Tuổi thọ trung bình ở Braxin năm 2000 là 69,7 tuổi, đến năm 2020 là 76,2 tuổi.
+ Tuổi thọ trung bình ở Mê-hi-cô năm 2000 là 73,6 tuổi, đến năm 2020 là 75,2 tuổi.
+ Tuổi thọ trung bình ở Pa-na-ma năm 2000 là 74,0 tuổi, đến năm 2020 là 76,7 tuổi.
- Số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên (trong giai đoạn 2000 - 2020) có xu hướng tăng. Cụ thể:
+ Ở Ác-hen-ti-na, tăng 2,2 năm.
+ Ở Braxin, tăng 2,8 năm.
+ Ở Mê-hi-cô, tăng 2,5 năm.
+ Ở Pa-na-ma: 2,6 năm.
b) Nhận xét về: Sự chênh lệch về tuổi thọ trung bình, số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên của một số quốc gia khu vực Mỹ La tinh.
- Về tuổi thọ trung bình: năm 2020, người dân Ác-hen-ti-na có tuổi thọ trung bình cao nhất (76,9 tuổi); Mê-hi-cô có tuổi thọ trung bình thấp nhất (75,2 tuổi).
- Về số năm đi học trung bình: năm 2020, người dân Ác-hen-ti-na có số năm đi học trung bình cao nhất (11,1 năm); Braxin có số năm đi học trung bình thấp nhất (8,1 năm);
Câu 8
Dựa vào bản đồ phân bố dân cư khu vực Mỹ La tinh năm 2020, trang 27 SGK, hãy hoàn thành bảng sau đây.
Quốc gia |
Mật độ dân số (người/km2) |
Mê-hi-cô |
|
Goa-tê-ma-la |
|
Bra-xin |
|
Ê-cu-a-do |
|
Ác-hen-ti-na |
|
Lời giải chi tiết:
Quốc gia |
Mật độ dân số (người/km2) |
Mê-hi-cô |
50 đến dưới 100 người/ Km2 |
Goa-tê-ma-la |
100 đến dưới 250 người/ Km2 |
Bra-xin |
Dưới 50 người/ Km2 |
Ê-cu-a-do |
50 đến dưới 100 người/ Km2 |
Ác-hen-ti-na |
Dưới 50 người/ Km2 |
Câu 9
Trình bày đặc điểm quá trình đô thị hoá ở khu vực Mỹ La tinh và ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến phát triển kinh tế.
Lời giải chi tiết:
♦ Đặc điểm đô thị hóa ở khu vực Mỹ La-tinh
- Quá trình đô thị hóa ở Mỹ La-tinh gắn liền với quá trình nhập cư và lịch sử khai thác lãnh thổ. Các đô thị phát triển từ thế kỉ XVI sau khi thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha xâm chiếm Mỹ La-tinh.
- Tỉ lệ dân đô thị của Mỹ La-tinh tương đối cao so với các khu vực khác của thế giới, nhất là với các nước đang phát triển.
+ Năm 1950 có khoảng 40% dân số Mỹ La-tinh sống ở đô thị; tới năm 2020, tỉ lệ dân sống ở đô thị là khoảng 80%.
+ Một số nước có tỉ lệ dân đô thị chiếm hơn 90% dân số, như: U-ru-goay, Ác-hen-ti-na,...
- Mỹ La-tinh là khu vực tập trung nhiều đô thị đông dân bậc nhất thế giới. Năm 2020, Mỹ La-tinh có khoảng 60 đô thị với số dân trên 1 triệu người, trong đó 6 siêu đô thị có trên 10 triệu dân là Xao Pao-lô, Mê-hi-cô Xi-ti, Bu-ê-nốt Ai-rét, Ri-ô đê Gia-nê-rô, Bô-gô-ta, Li-ma.
♦ Ảnh hưởng
- Đô thị hóa thúc đẩy sự phát triển công nghiệp, dịch vụ, lan tỏa lối sống đô thị trong dân cư,... nhưng cũng làm nảy sinh một số vấn đề kinh tế - xã hội.
- Tình trạng đô thị hóa tự phát gây ra các hậu quả như: thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, vấn đề an ninh trật tự,...
Câu 10
Viết đoạn giới thiệu về một nét văn hoá độc đáo của Mỹ La tinh (nền văn minh In-ca, lễ hội Ca-na-van,...) và ảnh hưởng của chúng tới hoạt động du lịch.
Lời giải chi tiết:
(*) Tham khảo: Thông tin về nền văn minh In-ca
- Thông tin cơ bản:
+ Đế quốc Inca là đế quốc lớn nhất ở Châu Mỹ thời kì tiền Columbus. Trung tâm hành chính, chính trị và quân sự của đế quốc là Cusco.
+ Nền văn minh Inca khởi nguồn từ vùng cao nguyên Peru vào khoảng đầu thế kỷ XIII. Thành trì cuối cùng của đế quốc rơi vào tay Tây Ban Nha năm 1572.
+ Từ năm 1438 đến 1533, người Inca kiểm soát phần lớn phía tây Nam Mỹ, tập trung ở dãy núi Andes, thông qua các cuộc chinh phạt và đồng hóa hòa bình. Thời kì hoàng kim, đế quốc này thống nhất toàn bộ Peru, tây nam Ecuador, tây và nam trung bộ Bolivia, tây bắc Argentina, hầu hết Chile ngày nay và tây nam Colombia sánh ngang với các đế quốc Á - Âu khác.
+ Những thành tựu của Đế quốc Inca bao gồm những kiến trúc phi thường, đặc biệt là thuật điêu khắc đá, mạng lưới đường bộ khổng lồ dẫn đến mọi góc của đế quốc, nghề dệt vải mịn, sử dụng nút dây (quipu) để lưu giữ số liệu và liên lạc phương xa, những sáng kiến nông nghiệp thích nghi với môi trường khắc nghiệt, và hệ thống điều hành áp đặt lên người dân và giai cấp lao động.
- Ảnh hưởng đến du lịch: Nền văn minh Inca là một trong những kho tàng phi vật thể to lớn của Nam Mỹ. Di sản của đế chế này trải dài qua các nước: Ecuador, Chile, Peru, Bolivia, Argentina để lại vô vàn những bí ẩn chưa tìm được lời giải đáp của các nhà khoa học chính vì vậy đây là địa điểm du lịch lí tưởng của nhiều du khách quốc tế.
- Bài 7. Kinh tế khu vực Mỹ La tinh trang 20, 21, 22 SBT Địa lí 11 Kết nối tri thức
- Bài 9. Liên minh Châu Âu - Một liên kết kinh tế khu vực lớn trang 24, 25, 26, 27, 28 SBT Địa lí 11 Kết nối tri thức
- Bài 10. Thực hành: Viết báo cáo về sự phát triển công nghiệp trang 29, 30 SBT Địa lí 11 Kết nối tri thức
- Bài 11. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội khu vực Đông Nam Á trang 31, 32, 33 SBT Địa lí 11 Kết nối tri thức
- Bài 12. Kinh tế khu vực Đông Nam Á trang 34, 35 SBT Địa lí 11 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 27. Kinh tế Trung Quôc trang 83, 84, 85 SBT Địa lí 11 Kết nối tri thức
- Bài 31. Kinh tế Cộng hòa Nam Phi trang 93, 94, 95 Bài 30. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, và xã hội Cộng hòa Nam Phi trang 89, 90, 91, 92 SBT Địa lí 11 Kết nối tri thức
- Bài 30. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, và xã hội Cộng hòa Nam Phi trang 89, 90, 91, 92 SBT Địa lí 11 Kết nối tri thức
- Bài 29. Thực hành: Tìm hiểu về kinh tế của Ô - Xtray - li - a trang 87, 88 SBT Địa lí 11 Kết nối tri thức
- Bài 28. Thực hành: Viết báo cáo về sự thay đổi của kinh tế vùng duyên hải Trung Quốc trang 86 SBT Địa lí 11 Kết nối tri thức
- Bài 27. Kinh tế Trung Quôc trang 83, 84, 85 SBT Địa lí 11 Kết nối tri thức
- Bài 31. Kinh tế Cộng hòa Nam Phi trang 93, 94, 95 Bài 30. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, và xã hội Cộng hòa Nam Phi trang 89, 90, 91, 92 SBT Địa lí 11 Kết nối tri thức
- Bài 30. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, và xã hội Cộng hòa Nam Phi trang 89, 90, 91, 92 SBT Địa lí 11 Kết nối tri thức
- Bài 29. Thực hành: Tìm hiểu về kinh tế của Ô - Xtray - li - a trang 87, 88 SBT Địa lí 11 Kết nối tri thức
- Bài 28. Thực hành: Viết báo cáo về sự thay đổi của kinh tế vùng duyên hải Trung Quốc trang 86 SBT Địa lí 11 Kết nối tri thức