Bài 6. Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á SGK Địa lí 7 Cánh Diều


1. Nhận xét về số dân của châu Á qua các năm. 2. Nêu đặc điểm cơ cấu dân số của châu Á. 3. Xác định các khu vực đông dân và thưa dân ở châu Á. Kể tên và xác định các đô thị trên 20 triệu dân ở châu Á. 4. Nêu đặc điểm tôn giáo của châu Á. 5. Lập bảng để thể hiện một số đô thị (tên đô thị, thuộc quốc gia) phân theo số dân của châu Á. 6. Hãy tìm hiểu về một tôn giáo ở địa phương em hoặc ở Việt Nam.

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - KHTN...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

? trang 104

Trả lời câu hỏi trang 104 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Đọc thông tin và quan sát hình 6.1, hãy nhận xét về số dân của châu Á qua các năm.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin phần “Số dân” và quan sát hình 6.1 để lấy dẫn chứng số liệu.

Lời giải chi tiết:

Giai đoạn 1990 – 2019, dân số châu Á có xu hướng tăng liên tục. Trong đó:

- Giai đoạn 1990 – 2000 và 2000 - 2010: dân số đều tăng thêm 0,5 tỉ người trong mỗi giai đoạn.

- Giai đoạn 2010 - 2019: dân số tăng thêm 0,4 tỉ người,  từ 4,2 tỉ người (năm 2000) lên 4,6 tỉ người (năm 2019).

? trang 105

Trả lời câu hỏi trang 105 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Đọc thông tin và quan sát bảng 6.1, hình 6.2, hãy nêu đặc điểm cơ cấu dân số của châu Á.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 2 (Cơ cấu dân số) và dựa vào bảng 6.1 và hình 6.2.

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm cơ cấu dân số của châu Á:

- Châu Á có cơ cấu dân số trẻ nhưng đang chuyển biến theo hướng già hóa và có sự khác biệt giữa các khu vực. Năm 2019, nhóm tuổi 15 - 64 tuổi chiếm tỉ trọng lớn nhất (67%), tiếp đến là nhóm tuổi 0 - 14 (chiếm 24%) và tỉ trọng thấp nhất là nhóm tuổi từ 65 tuổi trở lên (chiếm 9%).

- Có sự chênh lệch về giới tính trong suốt thời gian dài. Năm 2019, trung bình cứ 100 nữ thì có 104,7 nam.

? trang 106

Trả lời câu hỏi 1 trang 106 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Đọc thông tin và quan sát bảng 6.2, hình 6.3, hãy xác định các khu vực đông dân và thưa dân ở châu Á. Kể tên và xác định các đô thị trên 20 triệu dân ở châu Á.

Bảng 6.2. Mật độ dân số của thế giới, châu Á và các khu vực thuộc châu Á năm 2019

(Đơn vị: người/km²)

Khu vực

Mật độ dân số

Khu vực

Mật độ dân số

Thế giới

59

Đông Nam Á

153

Châu Á

148*

Đông Á

145

Các khu vực thuộc châu Á

Tây Nam Á

57

Nam Á

300

Trung Á

19

Phương pháp giải:

- Đọc thông tin mục 3 (Phân bố dân cư và các đô thị).

- Quan sát bảng 6.2 (Đọc bảng chú giải để biết được kí hiệu các đô thị từ 20 triệu dân trở lên, sau đó tìm trên bản đồ các đô thị trên 20 triệu dân ở châu Á).

Giải chi tiết:

- Các khu vực đông dân ở châu Á: Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á.

- Các khu vực thưa dân ở châu Á: Trung Á và Tây Nam Á.

- Các đô thị trên 20 triệu dân ở châu Á: Bắc Kinh, Thượng Hải, Tô-ky-ô, Mumbai, Niu Đê-li, Đăc-ca.

Trả lời câu hỏi 2 trang 106 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Đọc thông tin, hãy nêu đặc điểm tôn giáo của châu Á.

Phương pháp giải:

 Đọc thông tin mục 4 (Đặc điểm tôn giáo).

Giải chi tiết:

Đặc điểm tôn giáo của châu Á: 

-  Nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo.

- Tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến đời sống, văn hóa và kiến trúc của các quốc gia.

Luyện tập

Giải bài luyện tập trang 106 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Hãy lập bảng để thể hiện một số đô thị (tên đô thị, thuộc quốc gia) phân theo số dân của châu Á: dưới 5 triệu người, từ 5 đến dưới 10 triệu người, từ 10 đến dưới 20 triệu người.

Phương pháp giải:

Dựa vào hình 6.3 (Đọc bảng chú giải để biết được kí hiệu thể hiện số dân của các đô thị dưới 5 triệu người, từ 5 đến dưới 10 triệu người, từ 10 đến dưới 20 triệu người, sau đó tìm trên bản đồ các đô thị, thuộc quốc gia tương ứng và lập bảng).

Lời giải chi tiết:

Số dân

Tên đô thị (thuộc quốc gia)

Dưới 5 triệu người

Trường Xuân, Côn Minh (Trung Quốc), Bình Nhưỡng (Triều Tiên),  Hà Nội (Việt Nam), Ca –bun (Apganixtan), Can-cut-ta (Ấn Độ), An-ca-ra (Thổ Nhĩ Kỳ),…

Từ 5 đến 10 triệu người

Bát-đa (I-rắc), Ri-át (A-rập-xê-út), Tê-hê-ran (I-ran), A-ma-đa-bát (Ấn Độ), Y-an-gun (Mi-an-ma), TP. Hồ Chí Minh (Việt Nam), Xơ-un (Hàn Quốc), Na-gôi-a (Nhật Bản), Cu-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a), Thành Đô, Vũ Hán, Nam Kinh, Tây An, Hàng Châu, Thẩm Dương (Trung Quốc).

Từ 10 đến dưới 20 triệu người

La-ho, Ca-ta-si, Côn-ca-ta, Hi-đê-ra-bát, Xen-nai, Ban-ga-lo (Ấn Độ), Quảng Châu, Thẩm Quyến, Trùng Khánh, Thiên Tân (Trung Quốc), Băng Cốc (Thái Lan), I-xtan-bun (Thổ Nhĩ Kỳ), Ma-ni-la (Phi-lip-pin), Ô-xa-ca (Nhật Bản), Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a).

Vận dụng

Giải bài vận dụng trang 106 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Hãy tìm hiểu về một tôn giáo ở địa phương em hoặc ở Việt Nam.

Phương pháp giải:

Tìm hiểu thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Internet, các bài báo, thời sự….

Lời giải chi tiết:

Phật giáo ở Việt Nam:

- Có hai phái: Đại thừa và Tiểu thừa. Phái Đại thừa du nhập vào Việt Nam thế kỷ thứ II TCN; Phái Tiểu thừa du nhập vào Việt Nam thế kỷ thứ II sau CN.

- Từ thế kỷ thứ X, Phật giáo phát triển nhanh chóng, được coi là quốc đạo và đạt đỉnh cao ở thời Lý-Trần.

- Phật giáo hiện nay ở Việt Nam có khoảng 10 triệu tín đồ, với 20.000 chùa thờ Phật, hơn 38.000 tăng ni; nhiều trung tâm đào tạo các chức sắc tôn giáo.


Bình chọn:
3.8 trên 6 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.