Bài 56: Các đơn vị đo thời gian trang 60 vở bài tập Toán 5 - Kết nối tri thức>
Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 5 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Bài 1
Giải Bài 1 trang 60 VBT Toán 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp.
Dưới đây là năm xảy ra một số sự kiện trong lịch sử Việt Nam. Em hãy cho biết mỗi sự kiện xảy ra vào thế kỉ nào.
– Khởi nghĩa Bà Triệu năm 248 thuộc thế kỉ ..........
– Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938 thuộc thế kỉ ..........
– Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở vùng Lam Sơn – Thanh Hoá năm 1418 thuộc thế kỉ .........
– Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình năm 1945 thuộc thế kỉ ........
– Đại lễ 1 000 năm Thăng Long – Hà Nội năm 2010 thuộc thế kỉ .........
Phương pháp giải:
Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ thứ nhất (thế kỉ I).
Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ thứ hai (thế kỉ II).
Từ năm 201 đến năm 300 là thế kỉ thứ ba (thế kỉ III).
…………..
Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỉ hai mươi (thế kỉ XX).
Từ năm 2001 đến năm 2100 là thế kỉ hai mươi mốt (thế kỉ XXI).
Lời giải chi tiết:
– Khởi nghĩa Bà Triệu năm 248 thuộc thế kỉ thứ ba (thế kỉ III).
– Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938 thuộc thế kỉ thứ mười (thế kỉ X).
– Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở vùng Lam Sơn – Thanh Hoá năm 1418 thuộc thế kỉ mười lăm (thế kỉ XV).
– Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình năm 1945 thuộc thế kỉ hai mươi (thế kỉ XX).
– Đại lễ 1 000 năm Thăng Long – Hà Nội năm 2010 thuộc thế kỉ hai mươi mốt (thế kỉ XI).
Bài 2
Giải Bài 2 trang 60 VBT Toán 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
a) 150 phút = ......... giờ
18 giây = ......... phút
b) 2 giờ 9 phút = ......... giờ
1 phút 21 giây = ......... phút
Phương pháp giải:
Áp dụng cách chuyển đổi 1 phút = $\frac{1}{{60}}$ giờ ; 1 giây = $\frac{1}{{60}}$ phút rồi thực hiện theo mẫu.
Lời giải chi tiết:
a) 150 phút = 2,5 giờ
18 giây = 0,3 phút
b) 2 giờ 9 phút = 2,15 giờ
1 phút 21 giây = 1,35 phút
Câu 3
Giải Bài 3 trang 60 VBT Toán 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Viết số hoặc số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
a) $\frac{1}{{3}}$ giờ = ......... phút
$\frac{3}{{5}}$ phút = ......... giây
b) 4 phút 42 giây = ......... phút
4,7 phút = ......... phút ......... giây
1 giờ 12 phút = ......... giờ
1,2 giờ = ......... giờ ......... phút
Phương pháp giải:
Áp dụng cách chuyển đổi 1 giờ = 60 phút; 1 phút = $\frac{1}{{60}}$ giờ ; 1 phút = 60 giây; 1 giây = $\frac{1}{{60}}$ phút rồi thực hiện theo mẫu.
Lời giải chi tiết:
a) $\frac{1}{{3}}$ giờ = 20 phút
$\frac{3}{{5}}$ phút = 36 giây
b) 4 phút 42 giây = 4,7 phút
4,7 phút = 4 phút 42 giây
1 giờ 12 phút = 1,2 giờ
1,2 giờ = 1 giờ 12 phút
Bài 4
Giải Bài 4 trang 61 VBT Toán 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Nam, Việt và Mai thi đấu cờ vua vòng tròn tính điểm với nhau. Thời gian mỗi ván cờ được cho như bảng dưới đây.
Cặp đấu |
Thời gian |
Nam – Việt |
15 phút 30 giây |
Việt – Mai |
giờ |
Mai – Nam |
0,3 giờ |
a) Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
- Ván cờ lâu nhất là của cặp đấu:
A. Nam – Việt
B. Việt – Mai
C. Mai – Nam
- Ván cờ nhanh nhất là của cặp đấu:
A. Nam – Việt
B. Việt – Mai
C. Mai – Nam
b) Biết rằng ở mỗi ván cờ, người thắng cuộc được 1 điểm, người thua cuộc được 0 điểm và nếu hoà thì mỗi người chơi được 0,5 điểm. Sau 3 ván cờ, Mai nhẩm thấy mình được 1,5 điểm, Việt và Nam cùng được 1 điểm. Tuy nhiên, Nam và Việt quả quyết rằng Mai đã tính nhầm. Em hãy cho biết Mai có tính nhầm không và giải thích tại sao.
Phương pháp giải:
a) Áp dụng cách chuyển đổi 1 phút = 60 giây; 1 giờ = 3 600 giây để chuyển thời gian của mỗi bạn về cùng đơn vị giây rồi so sánh.
Lời giải chi tiết:
a) Đổi: 15 phút 30 giây = 930 giây;
$\frac{1}{{4}}$ giờ = 900 giây;
0,3 giờ = 1 080 giây.
Ta có: 1 080 > 930 > 900 nên
- Ván cờ lâu nhất là của cặp đấu Mai – Nam
- Ván cờ nhanh nhất là của cặp đấu Việt – Mai.
b)
Sau 3 ván cờ, nếu Mai được 1,5 điểm thì Mai có 1 ván thắng, 1 ván hòa.
- Nếu trong cặp đấu Việt – Mai mà Mai thắng thì sau 3 ván đấu, Việt có thể đạt được 0,5 điểm hoặc 1 điểm; Nam có thể đạt được 0,5 điểm hoặc 0 điểm.
- Nếu trong cặp đấu Nam – Mai mà Mai thắng thì sau 3 ván đấu, Việt có thể đạt được 0,5 điểm hoặc 1 điểm; Nam có thể đạt được 0,5 điểm hoặc 0 điểm.
Qua đó, ta thấy Mai đã tính nhầm.
- Bài 57: Cộng trừ số đo thời gian (tiết 1) trang 62 vở bài tập Toán 5 - Kết nối tri thức
- Bài 57: Cộng trừ số đo thời gian (tiết 2) trang 63 vở bài tập Toán 5 - Kết nối tri thức
- Bài 58: Nhân, chia số đo thời gian với một số (tiết 1) trang 66 vở bài tập Toán 5 - Kết nối tri thức
- Bài 58: Nhân, chia số đo thời gian với một số (tiết 2) trang 67 vở bài tập Toán 5 - Kết nối tri thức
- Bài 58: Nhân, chia số đo thời gian với một số (tiết 3) trang 69 vở bài tập Toán 5 - Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán lớp 5 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 69: Ôn tập các phép tính với số tự nhiên, phân số, số thập phân (tiết 4) trang 104 vở bài tập Toán 5 - Kết nối tri thức
- Bài 69: Ôn tập các phép tính với số tự nhiên, phân số, số thập phân (tiết 2) trang 101 vở bài tập Toán 5 - Kết nối tri thức
- Bài 69: Ôn tập các phép tính với số tự nhiên, phân số, số thập phân (tiết 1) trang 100 vở bài tập Toán 5 - Kết nối tri thức
- Bài 69: Ôn tập các phép tính với số tự nhiên, phân số, số thập phân (tiết 3) trang 103 vở bài tập Toán 5 - Kết nối tri thức
- Bài 68: Ôn tập số tự nhiên, phân số, số thập phân (tiết 3) trang 98 vở bài tập Toán 5 - Kết nối tri thức
- Bài 69: Ôn tập các phép tính với số tự nhiên, phân số, số thập phân (tiết 4) trang 104 vở bài tập Toán 5 - Kết nối tri thức
- Bài 69: Ôn tập các phép tính với số tự nhiên, phân số, số thập phân (tiết 3) trang 103 vở bài tập Toán 5 - Kết nối tri thức
- Bài 69: Ôn tập các phép tính với số tự nhiên, phân số, số thập phân (tiết 2) trang 101 vở bài tập Toán 5 - Kết nối tri thức
- Bài 69: Ôn tập các phép tính với số tự nhiên, phân số, số thập phân (tiết 1) trang 100 vở bài tập Toán 5 - Kết nối tri thức
- Bài 68: Ôn tập số tự nhiên, phân số, số thập phân (tiết 3) trang 98 vở bài tập Toán 5 - Kết nối tri thức