Bài 30: Ngày hội trang 131 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Bức tranh dưới đây vẽ cảnh gì? Theo em, hình ảnh bồ câu trắng trong bức tranh có ý nghĩa gì. Ở khổ thơ đầu, trại hè thiếu nhi thế giới được giới thiệu bằng hình ảnh nào? Hình ảnh đó có ý nghĩa gì. Nêu những đặc điểm khác nhau của các bạn dự trại hè thiếu nhi trên thế giới. Bầu trời được miêu tả như thế nào ở khổ thơ cuối. Tìm trong bài câu thơ có sử dụng biện pháp nhân hoá và cho biết tác dụng của biện pháp nhân hoá trong câu thơ đó.
Khởi động
Bức tranh dưới đây vẽ cảnh gì? Theo em, hình ảnh bồ câu trắng trong bức tranh có ý nghĩa gì?
Phương pháp giải:
Em quan sát bức tranh và nêu cảnh trong tranh.
Em suy nghĩ về ý nghĩa hình ảnh chim bồ câu trắng và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Bức tranh dưới đây vẽ cảnh các bạn nhỏ có màu da khác nhau đang vui đùa với những chú chim bồ câu trắng trên trái đất. Theo em, hình ảnh bồ câu trắng trong bức tranh có ý nghĩa tượng trưng cho sự hòa bình.
Nội dung bài đọc
Bài đọc nói đến ngày hội trại hè thiếu nhi thế giới. Các bạn dự trại hè thiếu nhi trên thế giới có quốc tịch, màu da khác nhau cùng tụ họp về đây. Các bạn đã gửi lời nhắn, lời chúc với bồ câu trắng về sự bình đẳng và hòa bình thế giới. |
Bài đọc
NGÀY HỘI
Như trăm sông dồn biển Bầu bạn tụ về đây Thế giới thu nhỏ lại Trong khu trại hè này. Bạn từ Trung Quốc tới Bạn từ Châu Mỹ sang Bạn bên bờ Đa-nuýp Tôi - Sông Hồng Việt Nam. Tung lên, bồ câu trắng Nào, các bạn da đen Cùng da vàng, da đỏ Bàn tay ơi, tung lên! |
Mỗi người một câu chúc Một lời nhắn với chim Dẫu khác nhau tiếng nói Chung nhau một niềm tin. Bàn tay ơi, tung lên! Cả một trời chim trắng Cả một trời ánh nắng Cả một trời cao xanh. (Định Hải) |
Từ ngữ
Trại hè: nơi sinh hoạt, vui chơi trong dịp hè của thanh thiếu niên.
Câu 1
1. Ở khổ thơ đầu, trại hè thiếu nhi thế giới được giới thiệu bằng hình ảnh nào? Hình ảnh đó có ý nghĩa gì?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ đầu của bài đọc để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Ở khổ thơ đầu, trại hè thiếu nhi thế giới được giới thiệu bằng hình ảnh thế giới thu nhỏ lại. Hình ảnh đó có ý nghĩa thể hiện sự đa dạng, mọi người từ khắp nơi trên thế giới đều tụ lại và bình đẳng với nhau.
Câu 2
2. Nêu những đặc điểm khác nhau của các bạn dự trại hè thiếu nhi trên thế giới.
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ thứ 2 của bài đọc để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Những đặc điểm khác nhau của các bạn dự trại hè thiếu nhi trên thế giới là:
- Khác quốc tịch
- Khác màu da
Câu 3
3. Đoán xem các bạn thiếu nhi ở trại hè đã gửi lời nhắn, lời chúc gì với bồ câu trắng?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Các bạn thiếu nhi ở trại hè đã gửi lời nhắn, lời chúc với bồ câu trắng về sự bình đẳng và hòa bình thế giới.
Câu 4
4. Bầu trời được miêu tả như thế nào ở khổ thơ cuối?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ cuối để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Bầu trời được miêu tả ở khổ thơ cuối là cả một trời chim trắng, cả một trời ánh nắng và một trời cao xanh.
Câu 5
5. Nếu em được tham gia trại hè, em sẽ nói những gì về đất nước Việt Nam với các bạn?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Nếu em được tham gia trại hè, em sẽ nói về cảnh sắc tuyệt đẹp, con người thân thiện và sự hòa bình về đất nước Việt Nam với các bạn.
* Học thuộc lòng bài thơ.
Luyện tập
Câu 1:
1. Tìm các tính từ chỉ màu sắc trong bài thơ và đặt câu với 1 – 2 tính từ tìm được.
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ thứ 3 và khổ thơ cuối cùng của bài đọc để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Các tính từ chỉ màu sắc trong bài thơ: đen, đỏ, vàng, xanh
- Đặt câu:
+ Cô ấy có một mái tóc đen óng.
+ Lá cờ Việt Nam là lá cờ màu đỏ sao vàng
Câu 2
2. Tìm trong bài câu thơ có sử dụng biện pháp nhân hoá và cho biết tác dụng của biện pháp nhân hoá trong câu thơ đó.
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ thứ nhất của bài đọc để tìm được câu thơ có sử dụng phép nhân hóa và nêu tác dụng của biện pháp nhân hoá trong câu thơ đó.
Lời giải chi tiết:
Trong bài câu thơ có sử dụng biện pháp nhân hóa là: Thế giới thu nhỏ lại
=> Tác dụng của biện pháp nhân hóa:
- Làm cho trái đất trở nên gần gũi, cũng biết chuyển động như con người.
- Giúp thể hiện mong muốn của tác giả một cách sinh động hơn, thể hiện được hàm ý mong muốn bình đẳng, hòa bình.
- Bài 30: Viết giấy mời trang 132 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Cuộc sống xanh trang 133 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 29: Viết thư trang 130 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 29: Luyện tập về dấu câu trang 129 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 29: Lễ hội ở Nhật Bản trang 127 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài: Đánh giá cuối năm học - Tiết 6, 7 trang 139 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 5 trang 138 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 3, 4 trang 136 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 1, 2 trang 134 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Cuộc sống xanh trang 133 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Đánh giá cuối năm học - Tiết 6, 7 trang 139 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 5 trang 138 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 3, 4 trang 136 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 1, 2 trang 134 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Cuộc sống xanh trang 133 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống