Bài 2. Chiến thuật tấn công trong thi đấu đôi>
Chiến thuật tấn công đường trung tâm và tấn công cuối sân được vận dụng vào tình huống nào trong tập luyện và thi đấu môn Cầu lông?
Câu 1
Câu 1 (Trang 61, SGK GDTC 12):
Đề bài: Chiến thuật tấn công đường trung tâm và tấn công cuối sân được vận dụng vào tình huống nào trong tập luyện và thi đấu môn Cầu lông?
Phương pháp giải:
- Đọc kỹ phần 1. Chiến thuật tấn công đường trung tâm trong thi đấu đôi và phần 2. Chiến thuật tấn công cuối sân trong thi đấu đôi (SGK trang 56, 57)
- Chỉ ra được những tình huống thường áp dụng chiến thuật tấn công đường trung tâm và tấn công cuối sân trong tập luyện và thi đấu môn Cầu lông.
Lời giải chi tiết:
- Chiến thuật tấn công đường trung tâm trong thi đấu đôi được sử dụng để tấn công khi đối phương đang phòng thủ theo hàng ngang. Đây là chiến thuật mà hai cầu thủ tấn công từ nhiều vị trí, liên tục sử dụng các kĩ thuật đánh cầu khác nhau tấn công vào khu vực giữa hai cầu thủ đối phương, dọc theo đường trung tâm.
- Chiến thuật tấn công cuối sân trong thi đấu đôi được sử dụng để tấn công khi đối phương có năng lực đánh cầu cuối sân hạn chế. Trong chiến thuật này, các cầu thủ sử dụng kĩ thuật đánh cầu cao xa, bạt cầu,... về hai góc cuối sân của đối phương, buộc cầu thủ đối phương phải di chuyển để đánh trả ở thế bị động; từ đó tấn công ghi điểm.
Câu 2
Câu 2 (Trang 61, SGK GDTC 12):
Đề bài: Hãy nêu những điểm cần chú ý khi thực hiện chiến thuật tấn công đường trung tâm và tấn công cuối sân trong thi đấu môn Cầu lông.
Phương pháp giải:
- Đọc kỹ phần 1. Chiến thuật tấn công đường trung tâm trong thi đấu đôi và phần 2. Chiến thuật tấn công cuối sân trong thi đấu đôi (SGK trang 56, 57)
- Chỉ ra được những điểm cần chú ý khi thực hiện chiến thuật tấn công đường trung tâm và tấn công cuối sân trong thi đấu môn Cầu lông.
Lời giải chi tiết:
Khi thực hiện chiến thuật tấn công đường trung tâm và tấn công cuối sân trong thi đấu môn Cầu lông, cần chú ý:
- Khi phối hợp chiến thuật, hai cầu thủ cần chủ động phối hợp di chuyển đánh cầu vào vị trí đã xác định. Nên tập bài tập tấn công vào khu vực (điểm) cố định trước, sau đó tập phối hợp tấn công vào hai hay nhiều khu vực quy định.