Bài 3 trang 121 SBT sử 12


Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 12 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Hãy so sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai chiến lược "Chiến tranh cục bộ (1965 - 1968) và "Việt Nam hoá chiến tranh" (1969 - 1973) của đế quốc Mĩ.

- Giống nhau:

- Khác nhau:

Chiến tranh cục bộ (1965 - 1968)

Việt Nam hóa chiến tranh (1969 - 1973)

...

 ...

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại mục III. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ ở miền nam (1965-1968) và mục  IVChiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ.

Lời giải chi tiết

So sánh hai chiến lược "Chiến tranh cục bộ (1965 - 1968) và "Việt Nam hoá chiến tranh" (1969 - 1973) của đế quốc Mĩ

* Giống nhau:

- Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Đều chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.

- Đều có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và đô la Mĩ.

- Kết quả: đều bị thất bại.

* Khác nhau:

Chiến tranh cục bộ (1965 - 1968)

Việt Nam hóa chiến tranh (1969 - 1973)

- Lực lượng chiến đấu chính là quân viễn chinh Mĩ.

- Quy mô: Vừa bình định Miền Nam vừa mở rộng chiến tranh phá hoại miền bắc.

- Thủ đoạn: sử dụng sức mạnh quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn để mở các cuộc hành quân "tìm diệt" và "bình định" vào vùng "Đất thánh Việt cộng". Đồng thời, Mĩ tiến hành chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc nhằm phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng của ta.

- Lực lượng chủ yếu là quân Ngụy, quân Mĩ rút dần về nước.

- Quy mô: Mở rộng chiến tranh ra cả nước vừa mở rộng sang cả khu vực Đông Dương.

- Thủ đoạn: Quân đội Sài Gòn được Mĩ sử dụng như lực lượng xung kích ở Đông Dương trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược Campuchia và Lào, nhằm chia rẽ khối đoàn kết ba nước Đông Dương. Mở rộng chiến trường sang Lào, Campuchia nhằm làm suy giảm lực lượng của ta.

Mĩ còn sử dụng thủ đoạn ngoại giao như lợi dụng mâu thuẫn Trung - Xô, thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước đó với cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.9 trên 8 phiếu
  • Bài 4 trang 122 SBT sử 12

    Giải bài 4 trang 122 sách bài tập Lịch sử 12. Trình bày ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân

  • Bài 5 trang 122 SBT sử 12

    Giải bài 5 trang 122 sách bài tập Lịch sử 12. So sánh Hiệp định Giơnevơ 1954 và Hiệp định Pari 1973

  • Bài 2 trang 121 SBT sử 12

    Giải bài 2 trang 121 sách bài tập Lịch sử 12. So sánh chiến lược "Chiến tranh cục bộ" và "Chiến tranh đặc biệt"

  • Bài 1 trang 117 SBT sử 12

    Giải bài 1 trang 117 sách bài tập Lịch sử 12. Hãy khoanh tròn chữ cái truớc ý đúng

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.