Đề số 21 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 9

Tải về

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1: (3 điểm)

Mở đầu bài thơ “Nhớ con sông quê hương”,  nhà thơ Tế Hanh viết:

Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong, soi tóc những hàng tre.

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng...

Hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ trên.

Câu 2: (2 điểm)

Nêu tư tưởng, chủ đề của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Tìm trong văn bản câu văn thể hiện chủ đề đó.

Câu 3: (5 điểm)

Hãy tưởng tượng bé Thu đang tâm sự với em về những nỗi niềm của mình với người cha thân yêu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

Lời giải chi tiết

Câu 1: (3 điểm)

Mở đầu bài thơ “Nhớ con sông quê hương”, nhà thơ Tế Hanh viết:

Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong, soi tóc những hàng tre.

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng...

Hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ trên.

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn thơ và phân tích đặc sắc nghệ thuật

Lời giải chi tiết:

a. Nội dung đoạn thơ: Giới thiệu con sông quê hương và tình cảm của tác giả với con sông quê.

- Nghệ thuật:  + Từ gợi tả (xanh biếc, nước gương trong, tỏa, lấp loáng).

+ Nghệ thuật: nhân hóa, so sánh.

b.   Đoạn thơ có thể phân làm hai ý nhỏ:

*  Ý 1: Hai câu đầu: Nhà thơ giới thiệu con sông quê hương.

Điểm sáng nghệ thuật cần khai thác:

- Từ gợi tả màu sắc: xanh biếc, lấp loáng, động từ khẳng định "có".

- Nghệ thuật nhân hóa: "soi tóc những hàng tre".

Ý 2: Hai câu cuối: Tình cảm của nhà thơ với con sông quê hương

Điểm sáng nghệ thuật:

- So sánh để khẳng định "Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”.

- Động từ "tỏa" rất gợi hình. Từ láy "lấp loáng" gợi hình ảnh.

*  Tham khảo đoạn văn sau:

Với bốn câu thơ mở đầu bài thơ “Nhớ con sông quê hương”, nhà thơ Tế Hanh đã giới thiệu với chúng ta con sông quê hương của mình và tình cảm của ông đối với sông quê. Ngay từ hai câu thơ đầu, hình ảnh con sông quê đã hiện ra với một màu “xanh biếc”. Tính từ gợi tả “xanh biếc” giúp ta hình dung mặt nước sông xanh đậm, đẹp mơ hồ, ánh lên dưới ánh mặt trời, gợi ánh sáng đậm nhạt. Động từ “có” vừa giới thiệu con sông quê lại vừa kín đáo bộc lộ cảm xúc, tự hào của người viết. Từ cái nhìn bao quát chung, nhà thơ tả cụ thể con sông “nước gương trong, soi tóc những hàng tre”. Sự kết hợp khéo léo nghệ thuật nhân hoá những hàng tre hai bên bờ sông như những cô gái soi tóc trên mặt sông như tấm gương soi khổng lồ. Con sông hiện lên mới xinh đẹp, hiền hoà, gần gũi biết bao! Trước dòng sông quê như thế làm sao ta không yêu, không nhớ được. Tác giả đã trải lòng mình qua nghệ thuật so sánh khẳng định “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”. “Tâm hồn tôi” là một khái niệm cụ thể so sánh với “buổi trưa hè” cho thấy nhiệt tình nồng cháy của nhà thơ. Từ láy “thấp thoáng” kết hợp với động từ “tỏa” đã đưa dòng sông vào trang cổ tích với một con sông dát bạc, diệu kì. Tình yêu của Tế Hanh đã làm cho con sông quê đẹp và ấm áp tình người.

(Bài làm của học sinh)

Câu 2: (2 điểm)

Nêu tư tưởng, chủ đề của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Tìm trong văn bản câu văn thể hiện chủ đề đó.

Phương pháp:

Từ nội dung rút ra tư tưởng, chủ đề của truyện ngắn

Lời giải chi tiết:

a. Tư tưởng, chủ đề của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long: ca ngợi những con người lao động mới. Những con người vô danh đã âm thầm sống, lao động và suy nghĩ... như vậy cho đất nước. (1 điểm)

b.  Câu văn thể hiện chủ đề truyện ngắn: “Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”. (1 điểm)

Câu 3: (6 điểm)

Hãy tưởng tượng bé Thu đang tâm sự với em về những nỗi niềm của mình với người cha thân yêu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

Phương pháp:

Nhớ lại nội dung câu chuyện và kết hợp trí tưởng tượng phong phú

Lời giải chi tiết:

1.  Về hình thức

- Nắm vững kĩ năng làm bài văn tự sự, biết kết hợp, đan xen các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm một cách chân thực, sinh động để bài viết đạt kết quả cao.

- Trình bày đúng, đủ bố cục ba phần của bài làm; phân đoạn hợp lí.

- Xác định ngôi kể: Ngôi thứ nhất, đan xen “tôi” là người kể.

- Biết sử dụng lời văn đối thoại, độc thoại từ ngôi kể thích hợp.

- Hành văn mạch lạc, trong sáng. Không có quá nhiều lỗi sai: lỗi dùng từ, ngữ pháp, diễn đạt, sai chính tả.

- Thứ tự kể: Theo dòng cảm xúc, tâm sự của nhân vật bé Thu với em về nỗi niềm của chính mình.

2.  Về nội dung

Nhân vật chính: bé Thu

Tình huống truyện: giả định em gặp gỡ và trò chuyện với bé Thu.

Tuy là đề yêu cầu tưởng tượng nhưng khi kể phải bám sát vào ý kiến đã nêu ở trong đề bài (văn bản). Khi kể phải nêu được những ý sau:

- Trong con mắt của bé Thu, anh Sáu chỉ là người đàn ông xa lạ, đang tìm mọi cách để gần gũi và đánh lừa nó vì một lí do nào đó mà nó chưa thể hiểu...

- Sự hoảng sợ và căm ghét cao độ của bé Thu trong những ngày anh Sáu ở nhà.

- Sự xốc nổi, lầm lỡ, chịu đựng, tỏ ra bất cần của bé Thu trước sự chăm sóc của anh Sáu.

- Tình cảm ân hận, hối tiếc của bé Thu khi nhận ra cha mình.

- Phút chia tay cuối cùng, tình yêu, nỗi nhớ, niềm ân hận và hối tiếc dồn nén, bỗng bùng lên mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt và mãnh liệt; hồn nhiên, ngây thơ và chân thành...

- Trong và sau cuộc gặp gỡ thể hiện được tình cảm của bé Thu với người cha thương yêu của mình, sự phát triển tâm lí rất tự nhiên.

- Biết kết hợp tự sự với các yếu tố khác: miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại một cách hợp lí.


Bình chọn:
4.2 trên 6 phiếu
Tải về

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Xem ngay

Tham Gia Group 2K9 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com, cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.