Đề bài

Tại một nhà máy, quặng bauxite được đun nóng với dung dịch NaOH 20% ở nhiệt độ 170°C – 180°C để chuyển hoá Al2O3 thành muối dễ tan theo phương trình hoá học:

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

Để hoà tan 1 tấn Al2O3 trong quặng bauxite cần dùng ít nhất bao nhiêu tấn dung dịch NaOH 20%? (Làm tròn kết quả đến phần trăm).      

Phương pháp giải

Tính số mol Al2O3, từ phương trình tính được số mol NaOH.

Lời giải của GV Loigiaihay.com
Đáp án :

n Al2O3 = \(\frac{1}{{102}}\)tấn mol

theo phương trình: n NaOH = 2 n Al2O3 = \(\frac{2}{{102}}\)tấn mol

m dung dịch NaOH = \(\frac{{\frac{2}{{102}}.40}}{{20\% }}\)= 3,92 tấn                      

Đáp án: 3,92.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất và hợp kim của chúng được sử dụng phổ biến làm vật liệu chế tạo dụng cụ, thiết bị, máy móc, phương tiện giao thông,....

Các ứng dụng này dựa trên tính chất nào của kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Trong số các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất, hãy chỉ ra

a) Các kim loại khó nóng chảy hơn Be. Biết nhiệt độ nóng chảy của Be là 1 287 °C.

b) Các kim loại nặng (D ≥ 5 g/cm3)

Xem lời giải >>
Bài 3 :

a) Tra cứu Bảng 24.2, Bảng 25.2 và Bảng 27.2 để hoàn thành các thông số vật lí của K, Ca, Fe, Cu vào vở theo mẫu bảng sau:

 

b) So sánh sự khác biệt về các thông số vật lí trên giữa Fe, Cu (kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất) với K, Ca (kim loại họ s).

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất đều có nhiệt độ nóng chảy cao hơn các kim loại nhóm IA và nhóm IIA.

B. Các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có xu hướng thể hiện nhiều trạng thái oxi hoá.

C. Tất cả hợp chất của kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất đều có màu.

D. Cấu hình electron của nguyên tử kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất đều có phân lớp 4s đã bão hoà.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Có nên sử dụng các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất làm dây chảy trong các cầu chì không? Giải thích.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Dựa vào số liệu trong Bảng 19.1, Bảng 17.2 và Bảng 18.2, hãy nhận xét, so sánh nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng, độ cứng của các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất với kim loại K và Ca. Cho biết độ cứng của Ca là 1,75.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Lấy một số ví dụ về ứng dụng của sắt trong thực tế.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Tìm hiểu qua sách, báo hoặc internet, hãy cho biết 5 kim loại có độ dẫn điện và dẫn nhiệt tốt nhất. Qua đó rút ra nhận xét về độ dẫn điện và dẫn nhiệt của các kim loại chuyển tiếp thuộc dãy thứ nhất.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Nguyên tố kim loại có trong hemoglobin làm nhiệm vụ vận chuyển oxygen, duy trì sự sống là

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Trong dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất, kim loại có độ cứng cao nhất là

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Tại sao đơn chất của các nguyên tố kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có khối lượng riêng lớn hơn đơn chất của các nguyên tố họ s cùng chu kì?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Nhận xét nào sau đây là đúng?

     A. Sắt thuộc nhóm kim loại nặng và có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất.

     B. Trong số các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất, chromium có nhiệt độ nóng chảy cao nhất.

     C. Chromium có độ cứng cao nên được dùng mạ lên các thiết bị để chống mài mòn.

     D. Các đơn chất kim loại có khối lượng riêng lớn sẽ có độ cứng cao.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Ở điều kiện thường, dãy các đơn chất kim loại có khối lượng riêng tăng dần từ trái sang phải là

     A. Sc, Ti, Co, Ni.            B. V, Cr, Mn, Fe.            C. Sc, Ti, Co, Cu.           D. Sc, Ti, Ni, Cu.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Ở khoảng 20°C đến 25 °C, đơn chất có độ dẫn điện cao nhất là

     A. V.                                B. Cr.                              C. Co.                              D. Cu.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Dãy các đơn chất có nhiệt độ nóng chảy giảm dần từ trái sang phải là

     A. Fe, Cr, Co.                  B. V, Sc, Ti.                    C. Cr, Fe, Ni.                  D. Cu, Mn, Ni.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Cryolite được dùng làm chất giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3 khi sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân. Trong tự nhiên, cryolite là một khoáng chất không phổ biến với sự phân bố rất hạn chế, nên để phục vụ cho mục đích trên người ta đã tổng hợp nó.

Giả sử phản ứng tổng hợp cryolite với hiệu suất 80% được thực hiện từ quặng nhôm (có chứa 75% Al2O3, còn lại là chất trơ), acid HF và NaOH.

a) Cryolite thuộc loại phức chất gì? Biểu diễn dạng hình học của phức chất.

b) Tính lượng cryolite tối đa có thể thu được khi sử dụng hết 1,7 tấn quặng nhôm.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Hãy ghép thông tin ở Cột A với thông tin ở Cột B sao cho hợp lí nhất.

Cột A

Cột B

1) Chromium có độ cứng cao

a) Đồng

2) Độ dẫn điện, dẫn nhiệt cao nhất

b) Mạ lên các thiết bị để chống mài mòn

3) Nhiệt độ nóng chảy cao nhất

c) Vanadium

4) Cobalt

d) Dùng làm xúc tác trong phản ứng cộng H2 vào alkene

5) Nickel

e) Chế tạo nam châm điện

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, khối lượng riêng của các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất

A. giảm dần.                                                   B. tăng dần.

C. tăng đến Cr sau đó giảm                            D. giảm đến Fe sau đó tăng.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Tinh thể Cu có cấu trúc lập phương tâm mặt với cạnh của hình lập phương là 361pm như mô tả trong hình vẽ bên ( biết Cu = 63,54amu, 1amu=1,66.10-24 g)

 

a. bán kính của nguyên tử cu là 128pm

b. tổng số nguyên tử cu có trong một hình lập phương trên bằng 6

c. khối lượng riêng của tinh thể cu là 8,96g/cm3

d. các quả cầu cu chiếm 74% thể tích trong tinh thể.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Ở điều kiện thường, tinh thể K và tinh thể Cr đều có cấu trúc lập phương tâm khối. Biết một số thông số của kim loại K và Cr được cho ở bảng sau:

Tính chất

K

Cr

Bán kính nguyên tử (pm)

227

128

Nhiệt độ nóng chảy (oC)

63,3

1900

Khối lượng riêng (g/cm3)

0,862

7,19

Độ cứng (kim cương – 10)

0,5

8,5

a. Tinh thể Cr có liên kết kim loại mạnh hơn tinh thể K

b. Trong cùng một đơn vị thể tích thì khối lượng kim loại trong tinh thể Cr và K bằng nhau

c. Nguyên tử Cr có bán kính nhỏ hơn nguyên tử K vì nguyên tử Cr có số lớp electron ít hơn.

d. K là kim loại nhẹ và Cr là kim loại nặng

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Ở điều kiên thường, tinh thể Fe có khối lượng riêng bằng 7,87g/cm3. Giả thiết các nguyên tử Fe là những hình cầu chiếm 68% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng.

Cho biết: công thức tính thể tích hình cầu V = \(\frac{4}{3}\pi {r^3}\)

Số Avogadro NA = 6,022.1023 và số pi π  = 3,1416

Bán kính nguyên tử Fe là bao nhiêu pm?

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Trong dãy nguyên tử Sc, Ti, V, Cr bán kính nguyên tử thay đổi như thế nào?

A. Tăng dần                           B. Không đổi                     C. Giảm dần                      D. Không có quy luật

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Khi so sánh nguyên tử Ti với K, nhận định nào sau đây không đúng?

A. Có bán kính lớn hơn                                                    B. Có số elctron hóa trị nhiều hơn

C. Có số electron độc thân nhiều hơn                              D. Có độ âm điện lớn hơn.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Dãy kim loại nào sau đây sắp xếp theo thứ tự tăng dần nhiệt độ nóng chảy?

A. Na, Fe,Mg                         B. Na,Mg,Fe                      C. Fe,Mg,Na                     D. Mg, Fe,Na

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Trong dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất, kim loại có tính dẫn điện tốt nhất là

A. Fe                                      B. Ti                                  C. Cu                                 D. Mn

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Trong dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất, hai kim loại nào sau đây đều là kim loại nhẹ (D < 5g/cm3)

A. Cr, Mn                               B. Fe, Co                           C. Sc, Ti                            D. Ni,Cu

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Đồng kim loại được sử dụng để chế tạo dây dẫn điện, thiết bị điện,.. dựa trên tính chất vật lí đặc trưng nào sau đây?

A. Dẫn điện tốt                      B. Tính dẻo                        C. Dẫn nhiệt tốt                D. Ánh kim

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Sắt được sử dụng để sản xuất nam châm trong các máy phát điện và nhiều thiết bị (loa, chuông, tivi, máy tính, điện thoại,…) dựa trên tính chất nào sau đây?

A. Tính dẫn điện                    B. Tính dẫn nhiệt              C. Tính dẻo                       D. Tính nhiễm từ

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Hãy chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a, b, c, d ở các câu sau.

Kim loại chuyển tiếp thứ nhất có nhiều ứng dụng trong cuộc sống và sản xuất như: V được dùng để chế tạo thiết bị làm việc ở nhiệt độ cao; Cr được dùng để chế tạo mũi khoan; Ti được dùng để chế tạo vật liệu hàng không; Cu được dùng để chế tạo dây dẫn điện,...

a) V là kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao.              

b) Cr là kim loại cứng nhất trong tất cả các kim loại.                                      

c)  Ti là kim loại nặng.

d) Cu là kim loại dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại.  

 

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Cho các phát biểu sau:

Xem lời giải >>