Nhỏ vài giọt dung dịch NaCl vào ống nghiệm chứa dung dịch AgNO3, thu được kết tủa trắng AgCl Tiếp tục nhỏ vào ống nghiệm dung dịch NH3 đến dư thấy kết tủa tan, chứng tỏ phức chất [Ag(NH3)2]+ đã được tạo thành. Dấu hiệu của phản ứng tạo phức trên dựa vào:
-
A.
Sự ngưng tụ.
-
B.
Sự biến đổi màu sắc
-
C.
Sự hoà tan.
-
D.
Thay đổi nhiệt độ sôi.
Dựa vào hiện tượng của phản ứng.
Khi nhỏ dung dịch NH3 vào kết tủa thấy kết tủa tan dần chứng tỏ đã có sự tạo thành phức chất.
Đáp án C
Đáp án : C
Các bài tập cùng chuyên đề
Có 3 lọ hoá chất, mỗi lọ đựng dung dịch của một trong các phức chất sau: [Ag(NH3)2]+, [Cu(H2O)]2+, [Cu(NH3)4(H2O)2]2+. Hãy nhận biết phức chất có trong mỗi lọ dựa vào màu sắc đặc trưng của chúng.
CuSO4 khan màu trắng, khi hoà tan trong nước, các phân tử nước liên kết với ion Cu2+ tạo phức chất aqua [Cu(H2O)6]2+. Hãy cho biết dấu hiệu nào chứng tỏ phức chất aqua đã tạo thành.
Nhỏ từ từ dung dịch NH3 vào AgCl thu được phức chất [Ag(NH3)2]+. Hãy cho biết dấu hiệu chứng tỏ phản ứng tạo phức chất [Ag(NH3)2]+ xảy ra.
Trong ví dụ 4 và ví dụ 5, hãy cho biết:
a) Phối tử thay thế và phối tử bị thay thế.
b) Dấu hiệu của phản ứng tạo phức chất có thể là gì?
Thí nghiệm: Phản ứng copper(II) sulfate với dung dịch ammonia
Chuẩn bị:
- Hóa chất: Dung dịch CuSO4 2%, dung dịch NH3 khoảng 10%
- Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.
Tiến hành: Cho từ từ từng giọt dung dịch NH3 vào ống nghiệm chứa 5ml dung dịch CuSO4. Lắc ống nghiệm trong quá trình thêm dung dịch NH3. Khi dung dịch trong ống nghiệm chuyển sang màu xanh lam thì dừng thêm dung dịch NH3.
Yêu cầu: Quan sát và giải thích hiện tượng. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
Trong phản ứng thuận nghịch dưới đây, việc tăng nồng độ Cl-(aq) ảnh hưởng như thế nào đến sự thay đổi màu của dung dịch?
[Cu(OH2)6]2+ (aq) + 4Cl- \( \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \)[CuCl4]2-(aq) + 6H2O(l)
Màu xanh màu vàng
Nêu các hiện tượng quan sát được ở Thí nghiệm 1. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra trong thí nghiệm và giải thích.
CuSO4 khan màu trắng, khi hoà tan trong nước, các phân tử nước liên kết với ion Cu2+ tạo phức chất aqua [Cu(H2O)6]2+. Dấu hiệu nào chứng tỏ phức chất aqua được tạo thành?
Trong các nhận xét sau về phức chất, nhận xét nào sai?
Phức chất [Cu(H2O)6]2+có màu xanh; phức chất [Cu(NH3)4(H2O)2] có màu xanh lam và phức chất [CuCl4]2- có màu vàng. Màu sắc của ba phức chất khác nhau là do chúng khác nhau về
Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH loãng vào dung dịch CuSO4 tạo thành phức chất
[Cu(OH)2(H2O)4]. Dấu hiệu nào sau đây chứng tỏ phức chất [Cu(OH)2(H2O)4] tạo thành?
Nhỏ từng giọt dung dịch sodium hydroxide cho đến dư vào dung dịch aluminium chloride, dấu hiệu chứng tỏ đã tạo ra phức chất chứa phối từ OH- là
Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH loãng vào dung dịch CuSO4 tạo thành phức chất
[Cu(OH)2(H2O)4]. Dấu hiệu nào sau đây chứng tỏ phức chất [Cu(OH)2(H2O)4] tạo thành?
Cho các hoá chất sau: HC1 đặc; NH3 10%; CuSO4 khan; nước.
a) Có thể điều chế được phức chất [Cu(H2O)6]2+ bằng cách hoà tan CuSO4 khan vào nước.
b) Hoà tan CuSO4 khan trong nước, dung dịch thu được cho tác dụng với HC1 đặc thu được phức chất [CuCl4]2- có dạng hình học bát diện.
c) Không thể điều chế được phức chất [Cu(OH)2(H2O)4].
d) Hoà CuSO4 khan trong nước, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NH3 10%, thu được phức chất [Cu(NH3)4(H2O)2] có dạng hình học bát diện.
Nhỏ muối thiocyanate (SCN-) vào dung dịch muối Fe3+ loãng, dung dịch từ màu vàng nhạt chuyển sang màu đỏ máu là do 1 phối tử nước trong phức chất aqua có dạng hình học bát diện của Fe3+ bị thay thế bởi 1 phối tử SCN-.
a) Phức chất aqua có công thức hoá học là [Fe(H2O)6]3+.
b) Phức chất có màu đỏ máu là phức chất của Fe3+ có chứa 1 phối tử SCN- và 6 phối tử nước.
c) Phức chất màu đỏ máu có công thức hoá học là [Fe(H2O)5(SCN)]2+.
d) Phức chất màu đỏ máu có điện tích +3.
Hãy chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a, b, c, d ở các câu 31, 32, 33.
Phức chất có vai trò quan trọng làm xúc tác trong tổng hợp hữu cơ. Minh chứng cho vai trò to lớn đó là giải Nobel được trao cho ba nhà khoa học R. F. Heck, E. Negỉshi và A. Suzuki năm 2010 về phản ứng ghép mạch C=C sử dụng xúc tác là phức chất [Pd(P(C6H5)3)4], còn được gọi là Tetrakis.
a) Phức chất Tetrakis có 4 phối tử triphenylphosphine (P(C6H5)3).
b) Phức chất Tetrakis có dạng hình học bát diện.
c) Trong phức chất Tetrakis, nguyên tử trung tâm Pd đã nhận 4 cặp electron của các phối tử.
d) Nguyên tử trung tâm trong phức chất Tetrakis là Pd2+.
Phức chất [Pt(NH3)4]2+ có thể bị thế bởi 1 phối tử Cl-. Phức chất tạo thành có điện tích là bao nhiêu?
Thực hiện thí nghiệm cho dung dịch NH3 vào ống nghiệm đựng bột Ni(OH)2 màu xanh lá cây đến dư, thu được phức chất bát diện chỉ chứa phối tử NH3 có màu xanh dưong.
a) Phức chất [Ni(NH3)6]2+ được tạo thành.
b) Dấu hiệu nhận biết phức chất tạo thành là kết tủa màu xanh lá cây bị tan ra.
c) Phức chất thu được chứa bốn phối tử NH3.
d) Phức chất thu được có nguyên tử trung tâm là Ni2+.
Phức chất [Cu(H2O)6]2+có màu xanh; phức chất [Cu(NH3)4(H2O)2] có màu xanh lam và phức chất [CuCl4]2- có màu vàng. Màu sắc của ba phức chất khác nhau là do chúng khác nhau về
A. nguyên tử trung tâm. B. phối tử.
C. cả nguyên tử trung tâm và phối tử. D. số lượng phối tử.
Phức chất nào sau đây của Cu2+ có màu vàng?
A. [Cu(H2O)6]2+.
B. [CuCl4]2-.
C. [Cu(NH3)4(H2O)2].
D. [Cu(OH)2(H2O)4]
Phèn sắt - ammonium là muối kép có công thức (NH4)2SO4.Fe2(SO4)3.24H2O thường được dùng làm chất cầm màu vải, xử lí nước thải công nghiệp,... Khi hoà tan một lượng nhỏ phèn sắt - ammonium vào nước, sẽ có phản ứng thủy phân diễn ra, thu được phức chất không tan chứa phối tử H2O và OH- và phần dung dịch.
a) Viết các phương trình hoá học của quá trình tạo phức chất không tan.
b) Nêu cách chứng minh sự có mặt của tất cả các ion có trong phần dung dịch.
Tìm kiếm thông tin để hoàn thành các phương trình hoá học sau:
Muối cobalt(II) chloride có màu hồng. Hoà tan muối này vào nước thu được dung dịch màu xanh (dung dịch A). Khi nhúng một băng giấy lọc màu trắng vào dung dịch A rồi sấy ở khoảng 100 °C cho đến khô thu được băng giấy có màu hồng. Người ta có thể dùng băng giấy này để phát hiện nước trong một số mẫu vật.
Thổi từ từ NH3 (đktc) đến dư vào 400 gam dung dịch CuCl2 6,75%
Thí nghiệm về sự tạo thành phức chất của Cu2+
Bước 1: Cho khoảng 1 mL dung dịch CuSO4 5% vào ống nghiệm (1). Cho tiếp 3 giọt dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm, lắc đều.
Bước 2: Nhỏ từ từ dung dịch NH3 10% vào ống nghiệm (1), vừa nhỏ vừa lắc đều đến khi kết tủa tan hoàn toàn.
Bước 3: Cho khoảng 1 mL dung dịch CuSO4 5% vào ống nghiệm (2). Nhỏ từ từ dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm, vừa nhỏ vừa lắc đều đến khi dung dịch chuyển màu hoàn toàn.
Hiện tượng và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra như sau:
(1) Sau bước 1: Ống nghiệm (1) ban đầu xuất hiện kết tủa xanh.
(2) Sau bước 2: Khi cho từ từ dung dịch NH3 vào thì kết tủa xanh tan dần do tạo thành phức chất có màu xanh lam.
(3) Sau bước 2: Phương trình tạo thành phức chất có màu xanh lam là
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2.
(4) Sau bước 3: Ống nghiệm (2) Dung dịch chuyển từ màu xanh sang xanh lá, cuối cùng là màu vàng.
(5) Sau bước 3: Phương trình tạo thành phức chất có màu xanh lam là
CuSO4 + 4HCl → H2[CuCl4] + H2SO4
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
Cho vào ống nghiệm khoảng 0,5 mL CuSO4 0,5 M, sau đó thêm từ từ khoảng 2 mL dung dịch HCl đặc, lắc ống nghiệm, thì diễn ra quá trình sau:
[Cu(OH2)6)]2+(màu xanh) + 4Cl− ⇋ [CuCl4]2−(màu vàng) + 6H2O
Thí nghiệm nào sau đây kết thúc phản ứng thu được kết tủa?