Tiến hành các thí nghiệm sau
(1) Ngâm lá đồng trong dung dịch silver nitrate;
(2) Ngâm lá kẽm trong dung dịch HCl loãng;
(3) Ngâm lá nhôm trong dung dịch NaOH;
(4) Ngâm lá sắt được cuốn dây copper trong dung dịch HCl;
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là
-
A.
2
-
B.
1
-
C.
3
-
D.
4
Điều kiện ăn mòn điện hóa:
+ 2 điện cực khác nhau về bản chất (KL-KL, KL-PK, hợp kim,...)
+ 2 điện cực nối trực tiếp hoăc gián tiếp với nhau bằng dây dẫn
+ 2 điện cực cùng nhúng vào dung dịch chất điện li.
(1) Ngâm lá đồng trong dung dịch silver nitrate; (ăn mòn điện hóa)
(2) Ngâm lá kẽm trong dung dịch HCl loãng; (ăn mòn hóa học)
(3) Ngâm lá nhôm trong dung dịch NaOH; (ăn mòn hóa học)
(4) Ngâm lá sắt được cuốn dây copper trong dung dịch HCl; (ăn mòn điện hóa)
Đáp án A
Đáp án : A
Các bài tập cùng chuyên đề
Một số hiện tượng ăn mòn thép trong đời sống.
a) Thép bị gỉ trong không khí khô.
b) Thép bị gì trong không khí ẩm.
c) Thép bị gỉ khi tiếp xúc với nước biển.
Hãy cho biết các hiện tượng ăn mòn thép trên thuộc loại ăn mòn hoá học hay ăn mòn điện hoá. Giải thích.
Thí nghiệm: Sự ăn mòn điện hoá sắt
- Chuẩn bị:
+ Hoá chất: định sắt mới, nước.
+ Dụng cụ: ống nghiệm (hoặc cốc thuỷ tinh), giá ống nghiệm.
- Tiến hành.
+ Cho đinh sắt vào ống nghiệm. Thêm tiếp khoảng 3 mL nước.
+ Để ống nghiệm trong không khí khoảng 3 ngày.
Thực hiện yêu cầu sau:
Hãy nêu hiện tượng quan sát được ở ống nghiệm và giải thích.
Nhúng hai thanh kẽm giống nhau vào hai cốc (1) và (2) chứa 5 mL dung dịch HCl 1 M. Nhỏ thêm vào cốc (2) vài giọt dung dịch CuSO4 1 M. Hãy cho biết trong mỗi trường hợp trên xảy ra dạng ăn mòn nào? Giải thích.
Để lợp mái nhà, các tấm tôn (là tấm thép mỏng thường được mạ kẽm được gắn vào nhau nhờ các đinh vít bằng thép. Vị trí nào trên mái tôn dễ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa?
Quan sát video thí nghiệm sau:
Thí nghiệm ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại
Cho một đinh sắt và một đinh sắt đã được quấn dây kẽm vào cùng một cốc thủy tinh chứa nước. Cốc này được đặt lên một tờ giấy trắng
Để yên khoảng 4 giờ
Yêu cầu: Quan sát hiện tượng và giải thích.
Chỉ ra những điểm giống nhau giữa ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa
Đồ trang sức bằng bạc có thể bị chuyển sang màu đen do có phản ứng giữa bạc với O2 và H2S trong không khí để tạo thành Ag2S và hơi nước. Hãy chỉ ra chất khử và chất oxi hóa trong phản ứng trên.
Xét thí nghiệm sau:
a) Cho mẩu kẽm vào ống nghiệm chứa dung dịch sulfuric acid loãng.
b) Tiếp tục cho vài giọt dung dịch copper(II) sulfate vào ống nghiệm ở ý a) thì các bọt khí được tạo thành nhanh hơn.
Hãy cho biết mỗi giai đoạn trên xảy ra ở dạng ăn mòn nào. Giải thích.
Hãy tìm hiểu và cho biết các yếu tố nào có thể gây nên sự ăn mòn kim loại. Cho biết bản chất của quá trình này.
Xác định chất oxi hoá, chất khử trong các phản ứng ở Ví dụ 2. Viết quá trình oxi hoá, quá trình khử của các phản ứng đó.
Tiến hành Thí nghiệm 1, nêu hiện tượng xảy ra khi chưa nối dây dẫn điện và sau khi nối dây dẫn.
Xác định các quá trình oxi hoá, quá trình khử xảy ra ở Thí nghiệm 1.
Một sợi dây đồng được nối với một dây nhôm. Có hiện tượng gì xảy ra ở chỗ nối của hai kim loại khi để lâu ngoài không khí ẩm? Giải thích.
Thực hiện trước Thí nghiệm 2 ở nhà và nêu hiện tượng xảy ra. Giải thích.
Phân biệt ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá.
Ăn mòn điện hoá các hợp kim của sắt (gang, thép) trong không khí ẩm ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế của các quốc gia. Hãy giải thích quá trình ăn mòn này.
Một vật bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây xát chạm tới lớp sắt bên trong. Nêu hiện tượng xảy ra khi để vật này lâu trong không khí ẩm. Giải thích.
Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng ăn mòn kim loại?
Trường hợp nào sau đây kim loại bị ăn mòn điện hoá học?
Khi một vật bằng sắt tây (sát tráng thiếc) bị xây sát sâu tới lớp sắt bên trong để lâu trong không khí ẩm sẽ xảy ra quá trinh nào sau đây?
Cho các trường hợp sau: (1) Bọc đinh sắt bằng dây đồng; (2) Bọc đinh sắt bằng dây kẽm; (3) Nhúng đinh sắt vào dung dịch acid.
Trường hợp đinh sắt bị rỉ nhanh hơn là
Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch acid, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá huỷ trước là
Cho 4 dung dịch riêng biệt: (1) HCl, (2) CuCl2, (3) FeCl3, (4) hỗn hợp HCl, CuCl2. Nhưng một thanh sắt nguyên chất vào mỗi dung dịch nếu trên. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
Ngâm một lá Zn tinh khiết trong dung dịch H2SO4, sau đó thêm vài giọt dung dịch CuSO4 vào. Trong quá trình thí nghiệm trên
Hình vẽ sau do một học sinh vẽ để mô tả lại thí nghiệm ăn mòn điện hóa học khi cắm hai lá Cu và Zn (được nối với nhau bằng một dây dẫn) vào dung dịch H2SO4 loãng. Trong hình vẽ bên chi tiết nào chưa đúng?
Tiến hành bốn thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa lượng nhỏ FeCl3;
- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch chứa lượng nhỏ CuSO4;
- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch chứa lượng nhỏ FeCl3;
- Thí nghiệm 4: Cho thanh hợp kim Zn-Fe nhúng vào dung dịch CH3COOH.
Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Nối một thanh Zn với một thanh Fe rồi để trong không khí ẩm.
(2) Thả một viên Fe vào dung dịch CuSO4.
(3) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời ZnSO4 và H2SO4 loãng.
(4) Thả một viên Fe vào dung dịch H2SO4 loãng.
(5) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng.
Trong các thí nghiệm trên những thí nghiệm Fe bị ăn mòn điện hóa học là
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Ngâm lá đồng trong dung dịch AgNO3.
(2) Ngâm lá kẽm trong dung dịch HCl loãng.
(3) Ngâm lá sắt được cuộn dây đồng trong dung dịch HCI.
(4) Đặt một vật làm bằng gang ngoài không khí ẩm trong nhiều ngày.
(5) Ngâm một miếng đồng vào dung dịch Fe,(SO,),.
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hoá là
Thực hiện thí nghiệm sau: Buớc 1: Cho dung dịch NaCl 5% vào ống thuỷ tinh hình chữ U như hình bên. Buớc 2: Nhúng một thanh đồng và một thanh kẽm đã làm sạch vào hai đầu của ống chữ U. Buớc 3: Nối hai thanh kim loại bằng dây dẫn. a) Sau bước 2, kim loại nào bị ăn mòn? A. Đồng. C. Cả hai đều bị ăn mòn. B. Kẽm. D. Không kim loại nào bị ăn mòn. |
b) Sau bước 3, những phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Hai kim loại kẽm và đồng đều bị ăn mòn.
(2) Kẽm bị oxi hoá và đóng vai trò là anode.
(3) Cu2+ bị khử thành Cu bám vào thanh đồng, làm khối lượng thanh đồng tăng dần.
(4) Không kim loại nào bị ăn mòn, nếu thay dung dịch NaCl thành dung dịch HCl thì ăn mòn mới diễn ra.
(5) Kẽm bị ăn mòn, đồng không bị ăn mòn.
c) Khoảng vài phút sau bước 3, nhỏ vài giọt phenolphthalein vào dung dịch gần thanh đồng và quan sát thấy dung dịch dần chuyển sang màu hồng là do
A. dòng điện từ ăn mòn điện hoá đã điện phân NaCl thành dung dịch NaOH.
B. sự khử oxygen hoà tan trong dung dịch tạo môi trường base.
C. sự thuỷ phân muối NaCl làm tăng của dung dịch.
D. do phản ứng giữa Cu và dung dịch NaCl tạo hợp chất có tính base.
Những trường hợp nào sau đây có xảy ra ăn mòn điện hoá? Giải thích.
a) Cho một mẩu sodium vào dung dịch copper(II) sulfate.
b) Nhúng một thanh kẽm vào dung dịch silver nitrate.
c) Nhúng một thanh sắt vào dung dịch iron(III) chloride.
d) Cho nước vào hỗn hợp bột magnesium, sắt và muối ăn.
e) Trộn bột \({\rm{Zn}}\) vào bột CuSO4.