Đề bài

Giá trị thế điện cực chuẩn của cặp oxi hoá - khử nào được quy ước bằng 0 V?

  • A.

    Na+/Na.

  • B.

    2H+/H2.

  • C.

    A13+/A1.

  • D.

    Cl2/2Cl-

Phương pháp giải

Dựa vào bảng giá trị thế điện cực của cặp oxi hóa – khử.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

2H+/H2 có giá trị thế điện cực chuẩn bằng 0V.

Đáp án B

Đáp án : B

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Nghiên cứu về chiều phản ứng giữa các cặp oxi hoá – khử

Xét hai phản ứng oxi hoá – khử sau:

Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu                  (1)

Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag               (2)

1. Dựa vào Bảng 15.1, so sánh thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hoá – khử: Zn2+/Zn với Cu2+/Cu; Cu2+/Cu với Ag+/Ag.

2. Chỉ ra chất khử mạnh hơn và chất oxi hoá mạnh hơn trong mỗi phản ứng.

3. Dựa vào giá trị thế điện cực chuẩn, rút ra nhận xét chung về chiều phản ứng giữa các cặp oxi hoá – khử ở trên.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Ở điều kiện chuẩn, kim loại M có thể tác dụng được với dung dịch acid (H+), với nước khi giá trị thế điện cực chuẩn của cặp oxi hoá – khử kim loại Mn+/M thoả mãn điều kiện nào?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Hãy sắp xếp dãy các ion sau theo chiều tăng dần tính oxi hóa: Na+, Zn2+, Au3+, Ni2+, H+.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Phản ứng nào sau đây có thể xảy ra ở điều kiện chuẩn? Giải thích.

a) Cu(s) + Fe3+ (aq) \( \to \)?

b) Ag(s) + Sn2+ (aq) \( \to \)?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Kim loại M tan được trong dung dịch HCl 1M ở 25oC tạo muối MCln và H2. Hãy so sánh giá trị thế điện cực chuẩn của cặp Mn+/M và 2H+/ H2. Giải thích.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Cho các cặp oxi hóa – khử sau:

a) Mg2+/Mg và Cu2+/Cu

b) Zn2+/Zn và Fe2+/Fe

c) Ag+/Ag và Au3+/Au

Viết các phương trình hóa học của phản ứng theo chiều tự diễn biến từ các cặp oxi hóa – khử tương ứng đã cho.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Thế điện cực chuẩn của cặp M+/M (M là kim loại) bằng -3,040 V. Những phát biểu liên quan đến cặp oxi hóa – khử M+/M nào sau đây là đúng?

(a) M là kim loại có tính khử mạnh                           (b) Ion M+ có tính oxi hóa yếu

(c) M là kim loại có tính khử yếu                               (d) Ion M+ có tính oxi hóa mạnh

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Chromium (Cr) thường được sử dụng để mạ lên kim loại do Cr tạo được lớp phủ sáng bóng. Hãy cho biết thiết bị kim loại được mạ Cr có bền trong môi trường là dung dịch Fe(NO3)2 không. Giải thích.

Cho biết thế điện cực chuẩn của cặp Cr2+/Cr là -0,910V.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Dựa vào Bảng 12.1, hãy sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá của các ion Li+, Fe2+, Ag+ và chiều tăng dần tính khử của các kim loại tương ứng.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Cho Al và Ag vào dung dịch HCl 1 M. Dựa vào Bảng 12.1, dự đoán phản ứng nào có thể xảy ra. Viết phương trình hoá học của phản ứng (nếu có).

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Cho các kim loại: K, Mg, Al, Ag. Hãy viết các cặp oxi hoá - khử tạo bởi các kim loại đó và dựa vào bảng giá trị thế điện cực chuẩn, sắp xếp theo thứ tự giảm dần tính oxi hóa của các ion kim loại tương ứng.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Trong số các ion: Al3+, Zn2+, Mg2+, Fe3+ ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất ở điều kiện chuẩn?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Cu có thể khử được ion kim loại nào sau đây trong dung dịch ở điều kiện chuẩn?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Cho các cặp oxi hóa – khử của các kim loại và thế điện cực chuẩn tương ứng là:

Cặp oxi hóa – khử

K+/K

Ni2+/Ni

Ag+/Ag

Sn2+/Sn

Thế điện cực chuẩn, V

-2,924

- 0,257

0,799

- 0,137

Trong số các kim loại trên, kim loại có tính khử mạnh nhất là

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Cho các cặp oxi hóa – khử: Al3+/Al; Cr3+/Cr; Co2+/Co; Sn4+/Sn và Cl2 (g)/2Cl- với các thế khử chuẩn lần lượt là -1,676 V; -0,740 V; -0,280 V; 0,150 V và 1,360 V

(1) Al có tính khử mạnh nhất

(2) Co có khả năng khử Cr3+ (aq) thành Cr (s) ở điều kiện chuẩn

(3) Al có khả năng khử Sn4+ (aq) thành Sn2+ (aq) nhưng không khử được Cr3+ (aq) thành Cr (s) ở điều kiện chuẩn

(4) Chất có tính oxi hóa mạnh nhất là Cl-.

Số phát biểu đúng là:

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Cho phản ứng hóa học: Fe + Cu2+ \( \to \)Fe2+ + Cu.

Phát biểu nào sau đây về phản ứng trên là đúng?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Cho các cặp oxi hóa – khử và thế điện cực chuẩn tương ứng:

Cặp oxi hóa – khử

Fe2+/Fe

Fe3+/Fe2+

Zn2+/Zn

Cu2+/Cu

Thế điện cực chuẩn (V)

- 0,44

0,771

- 0,762

0,34

Phản ứng nào sau đây đúng?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Cho đinh sắt (iron) tác dụng với dung dịch copper (II) sulfate thu được muối iron(II) sulfate và copper.

(1) Phương trình hoá học ở dạng ion thu gọn là: Fe + Cu2+  Fe2+ + Cu.

(2) Các cặp oxi hoá- khử trong phản ứng trên là Fe3+/Fe2+ và Cu2+/Cu.

(3) Trong phản ứng trên xảy ra sự khử iron và sự oxi hoá ion copper(II).

(4) Thí nhiệm cho biết thế điện cực chuẩn của Fe2+/Fe nhỏ hơn thế điện cực của cặp Cu2+/Cu.

Số phát biểu đúng là:

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Hai kim loại X,Y và các dung dịch muối chloride của chúng có các phản ứng hóa học sau:  

X + 2YCl3 \( \to \) XCl2 + 2YCl2                                          (1);                              

Y + XCl2 \( \to \) YCl2 + X                                                   (2).

Có các phát biểu sau:

(1) Ion Y2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X2+.

(2) Kim loại Y khử được ion X2+.

(3) Kim loại X có tính khử mạnh hơn kim loại Y.

(4) Ion Y3+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X2 +.

Phát biểu sai là:

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tính oxi hóa giảm dần là:

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Trong phòng thí nghiệm, một bạn học sinh khi nhỏ từ từ dung dịch thuốc tím vào dung dịch Fe2+ trong môi trường acid đã quan sát thấy thuốc tím mất màu và dung dịch dần chuyển từ không màu sang màu vàng nhạt. Phản ứng được thực hiện ở điều kiện chuẩn.

a) Giải thích hiện tượng bạn học sinh quan sát được.

b) Viết các cặp oxi hóa – khử của hai nguyên tố Mn và Fe liên quan đến phản ứng trong quá trình trên và so sánh thế điện cực chuẩn của hai cặp oxi hóa – khử này.

c) Viết phương trình chuyển hóa giữa dạng oxi hóa và dạng khử của mỗi cặp oxi hóa – khử và phương trình hóa hộc khi phản ứng xảy ra.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Những phản ứng hóa học sau đây xảy ra trong dung dịch:

(1) 2Al(s) + 3Cu2+(aq) 2Al3+(aq) + 3Cu(s)

(2) 2Al(s) + 3Fe2+(aq) 2Al3+(aq) + 3Fe(s)

(3) Pb2+(aq) + Fe(s) Fe2+(aq) + Pb(s)

(4) Fe(s) + Cu2+(aq) Fe2+(aq) + Cu(s)

(5) 2Al(s) + 3Pb2+(aq) 2Al3+(aq) + 3Pb(s)

(6) Pb(s) + Cu2+(aq) Pb2+(aq) + Cu(s)

Sắp xếp các kim loại tham gia các phản ứng trên theo thứ tự giảm dần về khả năng dễ bị oxi hóa.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Những kim loại nào sau đây có thể được dùng để bảo vệ đường ống sắt khỏi bị gỉ?

(a) Cr            (b) Ag            (c) Cu                    (d) Mn                        (e) Zn.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Một học sinh thực hiện ba thí nghiệm ở điều kiện chuẩn và quan sát được các hiện tượng sau:

(1) Đồng kim loại không phản ứng với dung dịch Pb(NO3)2 1M.

(2) Chì kim loại tan trong dung dịch AgNO3 1M và xuất hiện tinh thể Ag.

(3) Bạc kim loại không phản ứng với dung dịch Cu(NO3)2 1M.

Trật tự nào sau đây thể hiện đúng mức độ của ba kim loại?

A. Cu > Pb > Ag                                                     B. Pb > Cu > Ag.

C. Cu > Ag > Pb.                                                    D. Pb > Ag > Cu.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Có bốn dung dịch muối không màu (AgNO3, Pb(NO3)2, Zn(NO3)2 và Ni(NO3)2 được đựng trong bốn ống nghiệm phân biệt. Cho thêm vào 4 ống nghiệm này một sợi dây đồng. Sau một thời gian, dung dịch nào chuyển màu xanh? (Các phản ứng đều được thực hiện ở điều kiện chuẩn).

A. AgNO3                           B. Pb(NO3)2                 C. Zn(NO3)2                          D. Ni(NO3)2

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Những phản ứng nào sau đây không tự xảy ra ở điều kiện chuẩn? Cho \(E_{M{n^{2 + }}/Mn}^o =  - 1,180V\)

(a) Mg2+(aq) + Pb(s) \( \to \) Pb2+(aq) + Mg(s)

(b) O2(g) + 4H+ (aq) + 2Zn(s) \( \to \) 2H2O(l) + 2Zn2+(aq)

(c) Ni(s) + Sn2+(aq) \( \to \)Ni2+(aq) + Sn(s)

(d) Fe(s) + Mn2+ (aq) \( \to \)Fe2+(aq) + Mn(s)

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Cho các thông tin sau:

X(s) + YSO4(aq) \( \to \) không có phản ứng

Z(s) + YSO4 (aq) \( \to \)Y(s) + ZSO4(aq)

Trong đó, X, Y, Z là các kim loại. Dãy nào sau đây sắp xếp đúng các kim loại theo mức độ hoạt động của chúng?

A. Z > Y > X                       B. X > Y > Z                C. Y > X > Z                         D. Y > Z > X.

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Cho các cặp oxi hóa – khử: Al3+/Al; Cr3+/Cr; Co2+/Co; Sn4+/Sn2+ và Cl2(g)/2Cl- với các cặp thế khử chuẩn lần lượt là – 1,676V; - 0,740V; - 0,280V; 0,150V và 1,36V. Trong các chất tương ứng với các cặp oxi hóa – khử trên, hãy chỉ ra:

a) Chất có tính oxi hóa mạnh nhất.

b) Chất có khả năng khử Cr3+ (aq) thành Cr(s) ở điều kiện chuẩn.

c) Chất có khả năng khử Sn4+(aq) thành Sn2+(aq) nhưng không khử được Cr3+(aq) thành Cr(s) ở điều kiện chuẩn.

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Dùng dữ kiện sau để trả lời câu 12.24 và 12.25:

Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào hỗn hợp dung dịch AgNO3 và Cu(NO3)2  đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm 2 muối và chất rắn Y gồm 2 kim loại.

Xác định công thức hóa học của 2 muối trong dung dịch X

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Cho các kim loại Al, Mg, Fe, Cu lần lượt tác dụng với lượng dư mỗi dung dịch' chứa lần lượt ion Fe3+, Cu2+, Ag+. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra (nếu có).

Xem lời giải >>