Chọn câu sai.
A. Áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.
B. Vật nhúng càng sâu trong chất lỏng thì áp suất do chất lỏng tác dụng lên vật càng lớn.
C. Đơn vị đo áp suất chất lỏng là N/m3.
D. Đơn vị đo áp suất chất lỏng là Pa.
Đơn vị đo áp suất chất lỏng là N/m2
Đáp án: C
Các bài tập cùng chuyên đề
Vì sao muốn nước trong bình có thể chảy ra khi mở vòi thì trên nắp bình phải có lỗ nhỏ (hình bên)?
Từ kết quả mô tả ở thí nghiệm trên, hãy rút ra kết luận về sự truyền áp suất tác dụng vào chất lỏng theo mọi hướng
Hãy thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ sau.
1. Mô tả và giải thích các hiện tượng trong thí nghiệm ở Hình 16.4a và Hình 16.4b
2. Hình 16.5 vẽ sơ đồ nguyên lí máy nén thuỷ lực. Hãy vận dụng tính chất truyền nguyên vẹn áp suất theo mọi hướng của chất lỏng để giải thích tại sao khi người tác dụng một lực nhỏ vào pit – tông nhỏ lại nâng được ô tô đặt trên pit - tông lớn
Hãy tìm thêm ví dụ trong đời sống minh hoạ áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng.
Đặt viên bi sắt, ốc vít kim loại, nắp chai nhựa vào một cốc thuỷ tinh. Vì sao khi đổ nước vào cốc, có vật nổi lên, có vật lại không nổi lên.
1. Hãy biểu diễn các lực tác dụng vào viên bi, ốc vít kim loại, miếng xốp khi chúng ở vị trí trong hình 17.2.
2. Hãy rút ra điều kiện để một vật chìm xuống hoặc nổi lên khi đặt trong chất lỏng.
3. Mô tả sự thay đổi lực đẩy của nước lên quả bóng trong hình 17.1 từ khi bắt đầu nhấn quả bóng vào nước, đến khi quả bóng chìm hoàn toàn trong nước.
Từ bảng số liệu ta có thể rút ra kết luận gì về độ lớn lực đẩy Archimedes
Thả một viên đất nặn hình tròn nặng khoảng 100 g vào cốc nước, viên đất nặn sẽ chìm xuống đáy. Hãy tạo hình viên đất nặn này thành một vật có thể nổi được trên mặt nước. Vận dụng công thức định luật Archimedes, hãy giải thích vì sao cùng một viên đất nặn với hình dạng khác nhau lại có thể lúc thì chìm lúc thì nổi.
Đổ đầy nước vào một quả bóng cao su và buộc kín đầu bóng, khi đó quả bóng căng lên. Nếu ấn tay vào quả bóng, ta có thể cảm nhận được một lực đẩy tác dụng lên ngón tay hoặc nếu bóp quá mạnh, quả bóng có thể bị vỡ. Vì sao như vậy?
Một chất lỏng đựng trong bình chứa có gây ra áp suất lên đáy bình không? Vì sao?
Vì sao khi bóp ở giữa thì hai đầu quả bóng ở hình 17.4 lại căng tròn?
Không khí có tác dụng áp suất lên thành bình và lên các vật ở trong nó giống như chất lỏng không?
Vì sao tàu chở hàng có thể nổi trên nước? Vì sao người ta có thể đo tổng trọng lượng hàng hóa trên tàu dựa vào đo khoảng cách giữa đáy tàu và mặt nước?
Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suát chất lỏng?
Phát biểu nào sau đây về áp suất chất lỏng là không đúng?
A. Áp suất chất lỏng gây ra trên mặt thoáng bằng 0.
B. Chất lỏng chì gây ra áp suất ở đáy bình chứa.
C. Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương.
D. Áp suất chất lỏng phụ thuộc vào bản chất và chiều cao cột chất lỏng
Hình 16.1 mô tả thí nghiệm dùng áp kế đo áp suất trong lòng một chất lỏng đứng yên. Kết quả thí nghiệm cho ta kết luận gì về áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang trong lòng chất lỏng?
Thí nghiệm Hình 16.2 cho thấy nước chảy ra từ chai ở vị trí 3 mạnh nhất rồi đến vị trí 2 và yếu nhất là vị trí 1. Kết quả này cho ta kết luận gì về sự phụ thuộc của áp suất chất lỏng vào độ cao của cột chất lỏng?
Hãy so sánh áp suất tại các điểm A, B, C trong Hình 16.3
Hãy giải thích tại sao khi xây dựng các con đập người ta lại xây phần chân đập rộng hơn phần trên mặt (Hình 16.4).
Hãy so sánh áp suất và áp lực của chất lỏng tác dụng lên đáy các bình a, b, c ở Hình 16.5. Biết chất lỏng trong các bình là cùng loại
Tại sao khi lặn xuống nước ta lại có cảm giác tức ngực? Người thợ lặn chuyên
Một bình kín có dạng hình nón cụt, bên trong chứa một lượng nước (Hình 16.6). Đặt bình theo phương thẳng đứng. So sánh áp suất do nước tác dụng lên đáy bình trong hai trường hợp: đặt đáy lớn xuống dưới và đặt đáy nhỏ xuống dưới
Bảng dưới đây cho biết kết quả thí nghiệm khi đặt một vật rắn đặc vào trong ba chất lỏng khác nhau.
Chất lỏng |
Khối lượng riêng (kg/m3) |
Kết quả quan sát |
Nước muối |
1 100 |
Vật nổi |
Nước |
1 000 |
Vật nổi |
Cồn |
790 |
Vật chìm |
Khối lượng riêng của vật rắn là
A.790 kg/m³.
B. trong khoảng từ 790 kg/m³ đến 1.000 kg/m³.
C. 1000 kg/m³.
D. trong khoảng từ 1.000 kg/m³ đến 1 100 kg/m³.
Thả viên bi vào một cốc nước. Kết quả nào sau đây đúng?
A. Càng xuống sâu lực đẩy Archimesdes càng tăng, áp suất tác dụng lên viên bị càng giảm.
B. Càng xuống sâu lực đẩy Archimesdes càng giảm, áp suất tác dụng lên viên bi càng tăng.
C. Càng xuống sâu lực đẩy Archimesdes không đổi, áp suất tác dụng lên viên bi càng tăng.
D. Càng xuống sâu lực đẩy Archimesdes càng giảm, áp suất tác dụng lên viên bi càng giảm.
Treo một vật nặng vào lực kế ở ngoài không khí thì lực kế chỉ giá trị P1 nhúng vật vào nước thì lực kế chỉ giá trị P2. Hãy chọn câu đúng.
A. P₁ = P₂
B. P₁ > P₂
C. P₁ < P₂
D.P₁ P₂
Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được những chìm trong nước. Kết luận nào sau đây phù hợp nhất?
A. Thỏi nào nằm sâu hơn thì lực đẩy Archimedes tác dụng lên thôi đó lớn hơn.
B. Thép có trọng lượng riêng lớn hơn nhôm nên nó chịu tác dụng lực đẩy
Archimedes lớn hơn.
C. Chúng chịu tác dụng lực đẩy Archimedes như nhau vì cùng được nhúng trong nước.
D. Chúng chịu tác dụng lực đẩy Archimedes như nhau vì chúng chiếm thế tích trong nước như nhau.
Hai thỏi đồng có thể tích bằng nhau, một thỏi nhúng trong nước, một thỏi nhúng trong dầu. Thỏi nào chịu lực đẩy Archimedes lớn hơn?
A. Thỏi nhúng vào nước chịu tác dụng của lực đẩy Archimesdes nhỏ hơn vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu.
B. Thỏi nhúng vào nước chịu tác dụng của lực đẩy Archimesdes lớn hơn vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu.
C. Hai thỏi này chịu tác dụng của lực đẩy Archimesdes bằng nhau vì chúng có cùng thể tích.
D. Không đủ điều kiện để so sánh.