Đề bài

Cho hàm số bậc ba \(y = f\left( x \right) = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\) có đồ thị là đường cong như Hình 22. Căn cứ vào đồ thị hàm số:

a) Tìm khoảng đơn điệu, điểm cực đại, cực tiểu của hàm số.

b) Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số trên đoạn \(\left[ { - 1;2} \right]\)

c) Tìm điểm trên đồ thị hàm số có hoành độ bằng 2.

d) Tìm điểm trên đồ thị hàm số có tung độ bằng 2.

e) Đường thẳng \(y = 1\) cắt đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\) tại mấy điểm?

g) Với giá trị nào của \(x\) thì \( - 2 < f\left( x \right) < 2\)?

h) Tìm công thức xác định hàm số \(f\left( x \right)\).

Phương pháp giải :

Xét đồ thị hàm số.

Lời giải chi tiết :

a) Dựa vào đồ thị hàm số, ta có:

‒ Hàm số đồng biến trên các khoảng \(\left( { - \infty ;0} \right)\) và \(\left( {2; + \infty } \right)\); nghịch biến trên khoảng \(\left( {0;2} \right)\).

‒ Hàm số đạt cực đại tại điểm \(x = 0\), đạt cực tiểu tại điểm \(x = 2\).

b) Trên đoạn \(\left[ { - 1;2} \right]\), hàm số đạt giá trị lớn nhất bằng 2 tại \(x = 0\), đạt giá trị nhỏ nhất bằng ‒2 tại \(x =  - 1,x = 2\).

c) Điểm trên đồ thị hàm số có hoành độ bằng 2 là \(\left( {2; - 2} \right)\).

d) Điểm trên đồ thị hàm số có tung độ bằng 2 là \(\left( {0;2} \right)\) và \(\left( {3;2} \right)\).

e) Đường thẳng \(y = 1\) cắt đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\) tại 3 điểm.

g) Dựa vào đồ thị hàm số, ta có: \( - 2 < f\left( x \right) < 2,\forall x \in \left( { - 1;3} \right)\backslash \left\{ {0;2} \right\}\) (phần màu đỏ).

h) Đồ thị hàm số cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 2. Vậy \(d = 2\).

Đồ thị hàm số đi qua điểm \(\left( {1;0} \right)\) nên ta có: \(a{.1^3} + b{.1^2} + c.1 + 2 = 0 \Leftrightarrow a + b + c =  - 2\).

Đồ thị hàm số đi qua điểm \(\left( { - 1; - 2} \right)\) nên ta có: \(a.{\left( { - 1} \right)^3} + b.{\left( { - 1} \right)^2} + c.\left( { - 1} \right) + 2 =  - 2\)

\( \Leftrightarrow  - a + b - c =  - 4\).

Đồ thị hàm số đi qua điểm \(\left( {2; - 2} \right)\) nên ta có: \(a{.2^3} + b{.2^2} + c.2 + 2 =  - 2 \Leftrightarrow 8a + 4b + 2c =  - 4\).

Từ đó ta có \(a = 1,b =  - 3,c = 0\).

Vậy hàm số cần tìm là: \(y = f\left( x \right) = {x^3} - 3{{\rm{x}}^2} + 2\).

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của các hàm số sau:
a) \(y = - {x^3} + 3x + 1\);
b) \(y = {x^3} + 3{x^2} - x - 1\).

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số \(y =  - 2{x^3} + 3{x^2} - 5x\). 

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Đồ thị hàm số \(y = {x^3} - 3x - 1\) là đường cong sau ?

 
Xem lời giải >>
Bài 4 :

Đường cong ở hình 29 là đồ thị của hàm số:

 
Xem lời giải >>
Bài 5 :

khảo sát về sự biến thiên và vẽ đồ thị của các hàm số sau:

a,\(y = 2{x^3} - 3x + 1\)

b,\(y =  - {x^3} + 3x - 1\)

c, \( y = {\left( {x - 2} \right)^3} + 4\)

d,\(y =  - {x^3} + 3{x^2} - 1\)

e, \(y = \frac{1}{3}{x^3} + {x^2} + 2x + 1\)

g,\( y =  - {x^3} - 3x\)

 
Xem lời giải >>
Bài 6 :

Hàm số nào có đồ thị như hình 32?

 

\(a,\;y =  - {x^3} + 3x - 2\)

\(b,y =  - {x^3} - 2\)

\(c,y =  - {x^3} + 3{x^2} - 2\)

\(d,\;y = {x^3} - 3x - 2\)

 
Xem lời giải >>
Bài 7 :

Khảo sát và vẽ đồ thị của các hàm số sau:

a) \(y =  - 2{x^3} - 3{x^2} + 1\)

b) \(y = {x^3} + 3{x^2} + 3x + 1\)

 
Xem lời giải >>
Bài 8 :

Khảo sát và vẽ đồ thị của các hàm số sau:

a) \(y = {x^3} + x - 2\)

b) \(y = 2{x^3} + {x^2} - \frac{1}{2}x - 3\)

 
Xem lời giải >>
Bài 9 :

Cho hàm số \(y = {x^3} - 3{x^2} + 2\)

a) Tìm điểm I thuộc đồ thị hàm số biết hoành độ của I là nghiệm của phương trình y’’ = 0.

b) Chứng minh rằng I là trung điểm của đoạn thẳng nối hai điểm cực trị của đồ thị hàm số.

 
Xem lời giải >>
Bài 10 :

Cho hàm số bậc ba y = f(x) có đồ thị như Hình 3. Viết công thức của hàm số

 

 
Xem lời giải >>
Bài 11 :

Cho hàm số \(y = \frac{1}{3}{x^3} - {x^2} + 4\).

a) Khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số.

b) Tính khoảng cách giữa hai điểm cực trị của đồ thị hàm số.

 
Xem lời giải >>
Bài 12 :

Đường cong hình bên là đồ thị của hàm số \(y = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\). Khẳng định nào sau đây đúng?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Đường cong hình bên là đồ thị của hàm số \(y = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\). Khẳng định nào sau đây đúng?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của các hàm số sau:

a) \(y = {x^3} - 6{x^2} + 9x\);

b) \(y = {x^3} + 3{x^2} + 6x + 4\).

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Đồ thị hàm số \(y = 4{x^3} - 6x + 1\) là đường cong nào trong các đường cong sau?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Đồ thị hàm số \(y =  - {x^3} - x + 2\) là đường cong nào trong các đường cong sau?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Đường cong ở Hình 16 là đồ thị của hàm số:

A. \(y =  - \frac{{{x^3}}}{3} + {x^2} - 4\).

B. \(y = {x^3} - 3{{\rm{x}}^2} - 4\).

C. \(y = {x^3} + 3{{\rm{x}}^2} - 4\).

D. \(y =  - {x^3} - 3{{\rm{x}}^2} + 4\).

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Trong mỗi ý a), b), c), d), chọn phương án đúng (Đ) hoặc sai (S).
Cho hàm số \(y = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\left( {a \ne 0} \right)\) có đồ thị là đường cong ở Hình 20.


a) \(a > 0\).
b) Đồ thị cắt trục tung tại điểm có tung độ dương.
c) Đồ thị hàm số có hai điểm cực trị nằm cùng phía với trục tung.
d) \(b < 0\).

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của mỗi hàm số sau:

a) \(y = \left( {x - 2} \right){\left( {x + 1} \right)^2}\);     

b) \(y =  - \frac{1}{3}{x^3} - {x^2} + 2\);

c) \(y = 2{{\rm{x}}^3} - 3{{\rm{x}}^2} + 2{\rm{x}} - 1\); 

d) \(y =  - \frac{1}{4}\left( {{x^3} - 6{{\rm{x}}^2} + 12{\rm{x}}} \right)\).

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Đường cong ở Hình 27 là đồ thị của hàm số:

A. \(y = 2{{\rm{x}}^3} + 2\).

B. \(y = {x^3} - {x^2} + 2\).

C. \(y =  - {x^3} + 3{\rm{x}} + 2\).

D. \(y = {x^3} + x + 2\).

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Khảo sát và vẽ đồ thị của các hàm số sau:

a) \(y = x\left( {{x^2} - 4x} \right)\);

b) \(y =  - {x^3} + 3{x^2} - 2\).

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Cho hàm số \(y = \left( {m - 1} \right){x^3} + 2\left( {m + 1} \right){x^2} - x + m - 1\) (\(m\) là tham số).

a) Khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số khi \(m =  - 1\).

b) Tìm giá trị của \(m\) để tâm đối xứng của đồ thị hàm số có hoành độ \({x_0} =  - 2\).

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Cho hàm số \(y = 2{x^3} + 6{x^2} - x + 2\). Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại tâm đối xứng của nó.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Với giá trị nào của \(m\) thì đồ thị của hàm số \(y =  - {x^3} - 3{x^2} + mx + 1\) có tâm đối xứng nằm trên trục \(Ox\)? Khi đó, có thể kết luận gì về số giao điểm của đồ thị hàm số với trục hoành?

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Cho hàm số \(y = {x^3} - 3{x^2} + 2\) có đồ thị (C).

a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị (C) của hàm số đã cho.

b) Viết phương trình tiếp tuyến \(\Delta \) của đồ thị (C) tại tâm đối xứng của nó. Chứng minh rằng \(\Delta \) là tiếp tuyến có hệ số góc nhỏ nhất của (C).

c) Tìm các giá trị của tham số \(m\) để phương trình \({x^3} - 3{x^2} - m = 0\) có ba nghiệm phân biệt.

Xem lời giải >>