Đề bài

Hãy cho biết tính đúng, sai của các khẳng định sau:

a) \(\sqrt 4 \);\(\sqrt 9 \);\(\sqrt {25} \) là các số vô tỉ;

b) Số vô tỉ không phải là số thực;

c) \( - \dfrac{1}{2};\dfrac{2}{3}; - 0,45\) là các số hữu tỉ;

d) Số 0 là số vô tỉ;

e) 0,1; 0; 9; 99% là các số hữu tỉ.

Phương pháp giải

Số vô tỉ là số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn.

Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng \(\dfrac{a}{b}\) (với \(a,b \in Z; b \ne 0\))

Lời giải của GV Loigiaihay.com

a) Ta có:

22 = 4 (2 > 0) nên \(\sqrt 4 \) = 2 là số hữu tỉ, mà số hữu tỉ không là số vô tỉ;

32 = 9 (3 > 0) nên \(\sqrt 9 \) = 3 là số hữu tỉ, mà số hữu tỉ không là số vô tỉ;

52 = 25 (5 > 0) nên \(\sqrt {25} \) = 5 là số hữu tỉ, mà số hữu tỉ không là số vô tỉ.

Suy ra \(\sqrt 4 ;\sqrt 9 ;\sqrt {25} \) là các số hữu tỉ. Do đó a) sai.

b) Số thực bao gồm số hữu tỉ và số vô tỉ nên số vô tỉ là số thực. Do đó b) sai.

c) Ta có:

\( - \dfrac{1}{2}\) (trong đó -1; 2 ∈ ℤ, 2 ≠ 0) là số hữu tỉ;

\(\dfrac{2}{3}\) (trong đó 3; 2 ∈ ℤ, 3 ≠ 0) là số hữu tỉ;

−0,45=\( - \dfrac{{45}}{{100}}\) (trong đó -45; 100 ∈ Z, 100 ≠ 0) là số hữu tỉ;

Suy ra \( - \dfrac{1}{2};\dfrac{2}{3}; - 0,45\)là các số hữu tỉ. Do đó c) đúng.

d) Số 0 là số hữu tỉ và không là số vô tỉ. Do đó d) sai.

e) Ta có: 0,1 = \(\dfrac{1}{{10}}\) (trong đó 1; 10 ∈ Z, 10 ≠ 0) là số hữu tỉ;

0 = \(\dfrac{0}{1}\) (trong đó 0; 1 ∈ ℤ, 10 ≠ 0) là số hữu tỉ;

9 = \(\dfrac{9}{1}\) (trong đó 9; 1 ∈ ℤ, 1 ≠ 0) là số hữu tỉ;

99% =\(\dfrac{{99}}{{100}}\) (trong đó 9; 100 ∈ Z, 100 ≠ 0) là số hữu tỉ.

Suy ra 0,1; 0; 9; 99% là các số hữu tỉ. Do đó e) đúng. 

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Xét tập hợp \(A = \left\{ {7,1; - 2,(61);0;5,14;\frac{4}{7};\sqrt {15} ; - \sqrt {81} } \right\}\). Bằng cách liệt kê phần tử, hãy viết tập hợp B gồm các số hữu tỉ thuộc tập A và tập hợp C gồm các số vô tỉ.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Hãy thay mỗi ? bằng kí hiệu \( \in \) hoặc \( \notin \) để có phát biểu đúng.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Các phát biểu sau đúng hay sai? Nếu sai, hãy phát biểu lại cho đúng.

\(\begin{array}{l}a)\,\sqrt 9  \in \mathbb{Q};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,b)\,\sqrt 5  \in \mathbb{R};\,\,\,\\c)\,\frac{{11}}{9} \notin \mathbb{R};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,d)\,\, - \sqrt 7  \in \mathbb{R}.\end{array}\)

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a) Nếu a \( \in \) Z thì a \( \in \) R

b) Nếu a \( \in \) Q thì a \( \in \) R

c) Nếu a \( \in \) R thì a \( \in \) Z

d) Nếu a \( \in \) R thì a \( \notin \) Q

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Cách nào đúng trong các cách viết sau:

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Chọn kí hiệu “\( \in \)”, “\( \notin \)” thích hợp cho ?:

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Chọn các từ “số thực”, “số hữu tỉ”, “số vô tỉ” thích hợp cho ? 

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Chọn câu trả lời đúng?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Kí hiệu \(\mathbb{N},\mathbb{Z},\mathbb{Q},\mathbb{I},\mathbb{R}\) theo thứ tự là tập hợp các số tự nhiên, tập hợp các số nguyên, tập hợp các số hữu tỉ, tập hợp các số vô tỉ và tập hợp các số thực. Khẳng định nào sau đây là sai?

A. Nếu \(x \in \mathbb{N}\) thì \(x \in \mathbb{Z}\)

B. Nếu \(x \in \mathbb{R},x \notin \mathbb{Q}\) thì \(x \in I\)

C. \(1 \in \mathbb{R}\)

D. Nếu \(x \notin I\) thì x viết được thành số thập phân hữu hạn.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Hãy thay dấu bằng kí hiệu ∈ hoặc ∉ để có phát biểu đúng.

3,9 ? Z

29% ? Q

\(\sqrt 7 \) ? Q

\( - \dfrac{4}{{99}}\) ? Q

\(\sqrt 3 \) ? I.

\(\sqrt 5 \)? R

 \(\pi\) ? I 

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Xét tập hợp \(A = \left\{ {7,1; - 2,\left( {61} \right);0,5;14;\frac{4}{7};\sqrt {15} ; - \sqrt {81} } \right\}\)

Bằng cách liệt kê các phần tử, hãy viết tập hợp B gồm các số hữu tỉ thuộc tập A và tập hợp C gồm các số vô tỉ thuộc tập A.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Các phát biểu sau đúng hay sai? Nếu sai, hãy phát biểu lại cho đúng:

a) \(\sqrt {36} \) ∈ Q

b) \(\sqrt 7 \) ∈ R

c) 0,23 \( \notin \) R

d) \( - \sqrt 3 \) ∈ R

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Khẳng định nào sau đây là sai?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Khẳng định nào sau đây sai?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Khẳng định nào sau đây đúng?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Chọn khẳng định đúng:

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Tìm \(x\):

a) \(x - \frac{1}{4} = \frac{2}{3}\)

b) \(\frac{1}{4} + \frac{3}{4}x = \frac{{ - 13}}{8}\)

c) \(\left| {\frac{3}{4}x - \frac{1}{2}} \right| + {\left( {\frac{{ - 1}}{2}} \right)^2} = \sqrt {\frac{4}{9}} \)

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Tìm x, biết:

a) \(x + \sqrt {36}  = 5\)

b) \(\left| {x - 2} \right| - \frac{3}{5} = \frac{1}{2}\)

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Trong các khẳng định sau, khẳng định đúng là:

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Chọn khẳng định đúng:

Xem lời giải >>