Quan sát hình mô phỏng thí nghiệm sắc kí cột sau:
Hãy cho biết trong điều kiện thí nghiệm:
a) Chất nào bị hấp phụ mạnh nhất? Chất nào bị hấp phụ kém nhất?
b) Chất nào hoà tan tốt hơn trong dung môi?
Phương pháp sắc kí cột
- Nguyên tắc: Dùng để tách, tinh chế chất trong hỗn hợp dựa trên sự khác biệt về tốc độ di chuyển của các chất trong pha động (dung môi thích hợp) khi tiếp xúc trực tiếp với một pha tĩnh (bột silica gel (SiO2.nH2O) hoặc bột aluminium oxide (Al2O3), ... ) do sự khác nhau khả năng hấp phụ trên pha tĩnh.
- Cách tiến hành: Trong quá trình pha động dịch chuyển từ trên xuống dưới cột, chất có tốc độ dịch chuyển lớn hơn (nghĩa là bị hấp phụ trên pha tĩnh kém hơn) sẽ cùng với dung môi ra khỏi cột trước. Làm bay hơi dung môi sẽ thu được chất cần tách.
a) - Chất a bị hấp phụ mạnh nhất.
→ Giải thích: Chất a bị hấp phụ mạnh nhất trên bề mặt pha tĩnh vì chất a có tốc độ dịch chuyển nhỏ nhất và ra khỏi cột sắc kí sau cùng.
- Chất nào c bị hấp phụ kém nhất.
→ Giải thích: Chất c bị hấp phụ kém nhất trên bề mặt pha tĩnh vì chất c có tốc độ dịch chuyển lớn nhất và ra khỏi cột sắc kí trước.
b) Chất c hoà tan trong dung môi tốt hơn chất a và chất b.
→ Giải thích: Chất c được hấp phụ kém trên bề mặt pha tĩnh và tan tốt trong dung môi vì chất c có tốc độ dịch chuyển lớn, đi ra khỏi cột sắc kí trước.
Các bài tập cùng chuyên đề
Quan sát Hình 9.3, hãy cho biết chất nào có tốc độ dịch chuyển lớn nhất.
Quan sát Hình 9.4 và cho biết trong điều kiện thí nghiệm:
a) Chất màu đỏ hay chất màu xanh bị hấp phụ mạnh hơn?
b) Chất màu đỏ hay chất màu xanh được hoà tan tốt hơn trong dung môi?
Thêm hexane (một hydrocarbon trong phân tử có 6 nguyên tử carbon) vào dung dịch iodine trong nước, lắc đều rồi để yên. Sau đó thu lấy lớp hữu cơ, làm bay hơi dung môi để thu lấy iodine.
a) Phương pháp nào đã được sử dụng để thu lấy iodine từ dung dịch iodine trong nước trong quy trình được mô tả ở trên?
b) Hình 9.2 mô tả hiện tượng xảy ra trong dụng cụ dùng thu lấy iodine trong thí nghiệm trên. Cho biết tên của dụng cụ này.
c) Mô tả cách làm để tách riêng phần nước và phần hữu cơ từ dụng cụ ở Hình 9.2.
d) Giải thích sự khác nhau về màu sắc của lớp nước và lớp hữu cơ trong dụng cụ trên trước và sau khi lắc.
Việc tách các chất ra khỏi nhau bằng phương pháp sắc kí dựa trên đặc tính nào sau đây của chất?
A. Phân tử khối. B. Nhiệt độ sôi.
C. Khả năng hấp phụ và hoà tan. D. Nhiệt độ nóng chảy.
Phương pháp sắc kí giấy được áp dụng để xét nghiệm độ tinh khiết của các hoá chất trong dược khoa, phát hiện thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng trong thức ăn,... Sự tách các chất bằng phương pháp sắc kí giấy dựa chủ yếu trên sự khác nhau về sự phân bố của của các chất trên giấy (cellulose) tẩm nước. Loại chất nào sẽ di chuyển nhanh và loại chất nào sẽ di chuyển chậm trên pha tĩnh là cellulose này?
Trong phương pháp sắc kí, hỗn hợp lỏng hoặc khí của các chất cần tách là pha động. Pha động tiếp xúc liên tục với pha tĩnh là một chất rắn có diện tích bề mặt rất lớn, có khả năng hấp phụ ...(1)... với các chất trong hỗn hợp cần tách, khiến cho các chất trong hỗn hợp di chuyển với tốc độ... (2)... và tách ra khỏi nhau. Cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (1) và (2) lần lượt là
A. (1) giống nhau và (2) giống nhau. B. (1) khác nhau và (2) khác nhau.
C. (1) khác nhau và (2) giống nhau. D. (1) giống nhau và (2) khác nhau.
Chất lỏng cần tách được chuyển sang pha hơi, rồi làm lạnh cho hơi ngưng tụ, thu lấy chất lỏng ở khoảng nhiệt độ thích hợp đây là cách tiến hành của phương pháp nào sau đây?
Phương pháp dùng để tách các chất hữu cơ có hàm lượng nhỏ và khó tách ra khỏi nhau là phương pháp nào sau đây?
Curcumin được tách ra từ củ nghệ bằng phương pháp chiết và kết tinh là curcumin thô. Trong curcumin thô có chứa ba loại curcuminoid là curcumin (CUR), demethoxycurmin (DMC) và bisdemethoxycurcumin (BDMC). Từ curcumin thô có thể tách riêng 3 loại trên bằng phương pháp sắc kí cột với pha tĩnh là silica gel và pha động là hỗn hợp chloroform và methanol. Sơ đồ tách và độ tinh khiết của ba loại curminoid tách ra từ một mẫu được cho dưới đây:
Cho các phát biểu sau:
(1) Thứ tự giảm dần độ hấp phụ bởi pha tĩnh là CUR, DMC, BDMC.
(2) CUR tan kém trong hỗn hợp chloroform và methanol hơn DMC.
(3) Có thể thay hỗn hợp chloroform và methanol bởi hỗn hợp benzene và nước.
(3) Trong mẫu curcumin thô trên, các curcuminoid chiếm 79,1% khối lượng.
Số phát biểu đúng là