Chỉ ra và phân tích các từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ ở hai khổ thơ cuối bài thơ Mẹ.
Đọc kĩ đoạn trích, chú ý các câu thơ bộc lộ cảm xúc của người con
Cách 1
- Các từ ngữ, hình ảnh:
+ So sánh “mẹ” và “miếng cau khô”: Một miếng cau khô / Khô gầy như mẹ
+ Cử chỉ và cảm xúc của người con: Con nâng trên tay / Không cầm được lệ
+ Câu hỏi của người con: Ngẩng hỏi giời vậy / - Sao mẹ ta già?
- Tình cảm của người con với mẹ:
+ Thương mẹ, thổn thức, xót xa khi nghĩ đến người mẹ già nua “gần đất, xa trời”
+ Nhận ra quy luật của cuộc đời: mẹ đã già, yếu. Một mặt, thảng thốt ngỡ ngàng, mặt khác chấp nhận quy luật đó
Cách 2- Từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ ở hai khổ thơ cuối bài: “Khô gầy như mẹ/ Con nâng trên tay/ Không cầm được lệ”, “Ngẩng hỏi giời vậy/ - Sao mẹ ta già?”.
- Những hình ảnh trên thể hiện sự yêu mến, xót xa và trân trọng người mẹ của mình. Mẹ đã ngày càng già yếu, thói quen cũng dần thay đổi. Chứng kiến sự già yếu đó, người con không khỏi xót xa, bất lực và ngày càng thương mẹ. Người đã chịu biết bao đắng cay, ngọt bùi để con có được ngày hôm nay, điều đó khiến tác giả không tự khỏi trách cứ bản thân không làm gì được cho mẹ.
Cách 3“Một miếng cau khô
Khô gầy như mẹ
Con nâng trên tay
Không cầm được lệ”
Khổ thơ thể hiện sự trân trọng, yêu mến dành cho người mẹ. Nhưng cũng là nỗi xót xa không thể kìm nén được khi mẹ ngày càng già đi.
Ngẩng đầu hỏi giời
Sao mẹ già ta?
Không một lời đáp
Mây bay về xa.
Câu hỏi tu từ không nhận được lời đáp, để lại sự cô đơn, trống vắng. Không ai trả lời được vì sao mẹ già, cũng không ai ngăn được guồng quay của thời gian tàn nhẫn. Hình ảnh “mây bay về xa” cũng giống như mái tóc mẹ bạc hòa cùng với mây trắng trên cao thể hiện một niềm xót xa, tiếc nuối.
Các bài tập cùng chuyên đề
So sánh vần và nhịp trong bài Mẹ với bài Đợi mẹ và Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi. Phân tích tác dụng của những cách gieo vần và ngắt nhịp khác nhau trong ba bài thơ.
Em có nhận xét gì về cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của người con với mẹ trong bài thơ Mẹ? Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ để làm rõ ý kiến của em.
Chủ đề bài thơ Mẹ là gì?
Theo em, nhà thơ muốn gửi gắm thông điệp gì qua bài thơ Mẹ? Thông điệp ấy có ý nghĩa như thế nào đối với em?
Bài thơ Mẹ được chia làm mấy khổ? Vần trong bài thơ được gieo như thế nào? Các dòng thơ được ngắt nhịp ra sao?
Bài thơ Mẹ viết về ai và về điều gì? Ai là người đang bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ trong bài thơ?
Bài thơ Mẹ có những từ ngữ và biện pháp nghệ thuật nào đặc sắc? Tác dụng của chúng là gì?
Kể tên một số bài thơ bốn chữ mà em đã học hoặc đã đọc
Đọc trước bài thơ Mẹ; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Đỗ Trung Lai.
Mỗi khi nghĩ về mẹ, em thường có cảm xúc gì? Hãy chia sẻ cảm xúc đó với các bạn
Các từ ngữ nói về “mẹ” và “cau” ở khổ 1 và 2 bài thơ Mẹ có mối quan hệ với nhau như thế nào về nghĩa?
Dòng 18 bài thơ Mẹ dùng để hỏi hay bộc lộ cảm xúc?
Qua bài thơ Mẹ, chỉ ra đặc điểm của thể thơ bốn chữ ở các yếu tố: số tiếng và nhịp ở các dòng thơ, vần của bài thơ
Bài thơ Mẹ là lời của ai, bộc lộ cảm xúc gì? Nêu cảm nhận chung của em sau khi đọc bài thơ
Liệt kê những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ Mẹ. Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Hãy chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ đó
Trong số những hình ảnh được tác giả dùng để khắc họa người mẹ trong bài thơ Mẹ, em có ấn tượng sâu sắc nhất với hình ảnh nào? Tại sao?
Quan sát người thân trong gia đình của mình qua năm tháng, em thấy người thân có những thay đổi như thế nào? Em có cảm xúc gì khi nhận ra những thay đổi ấy?
Bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai) gieo vần nào?
A. Vần chân
B. Vần liền
C. Vần cách
D. Vần hỗn hợp
Bài thơ Mẹ thể hiện cảm xúc chủ đạo nào của nhân vật trữ tình?
A. Thương mẹ và xót xa vì mẹ đã già nua
B. Nhớ mẹ vì không thể về thăm mẹ
C. Xót xa cho mẹ vì mẹ quá vất vả
D. Tự hào về mẹ vì mẹ có nhiều phẩm chất tốt đẹp
Chỉ ra những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ Mẹ. Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Hãy chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ đó.
Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Cau ngày càng cao
Mẹ ngày một thấp
Cau gần với giời
Mẹ thì gần đất!
a) Các từ “cao”, “thấp” có mối quan hệ với nhau như thế nào về nghĩa? Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào qua hai từ này? Tác dụng của biện pháp đó là gì?
b) Em hiểu nội dung dòng thơ “Mẹ thì gần đất!” như thế nào? Xét theo mục đích nói, dòng thơ này thuộc kiểu câu gì? Tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó là gì?
Chỉ ra và phân tích các từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ ở hai khổ thơ cuối bài Mẹ.
Trong số những hình ảnh được tác giả dùng để khắc hoạ người mẹ trong văn bản Mẹ, em có ấn tượng sâu sắc nhất với hình ảnh nào? Tại sao?
Sau khi đọc bài thơ Mẹ, có người cho rằng: Cần phải biết quý trọng những ngày chúng ta còn được ở bên mẹ. Theo em, điều đó có đúng không? Vì sao?
Nhà thơ Đỗ Trung Lai quê ở đâu?