Ở xe đạp, có những bộ phận nào khi hoạt động sẽ giống như chiếc đòn bẩy? Với mỗi trường hợp, chỉ ra điểm tựa của đòn bẩy và cách đổi hướng của lực tác dụng.
Dựa vào kiến thức vừa được học, kinh nghiệm của bản thân và tìm hiểu các thông tin trên internet.
- Bàn đạp:
Điểm tựa: trục giữa hai bàn đạp.
Cách đổi hướng lực: Tác dụng lực hướng xuống 1 bên bàn đạp thì bên còn lại sẽ được nâng lên.
- Tay lái:
Điểm tựa: điểm giữa tay lái gắn tay lái với đầu xe đạp.
Cách đổi hướng lực: Tác dụng lực vào 1 bên tay lái thì bên còn lại sẽ chuyển động theo chiều ngược lại.
Các bài tập cùng chuyên đề
Khi muốn nâng một vật, người ta cần tác dụng lực có hướng thẳng đứng lên trên (hình bên). Có cách nào tận dụng được trọng lượng của người để nâng được vật lên cao hay không?
1. Đòn bẩy AB có tác dụng thay đổi hướng lực tác dụng khi nâng quả nặng như thế nào?
2. Khi nào đòn bẩy cho ta lợi về lực?
1. Xác định điểm tựa cánh tay đòn trong các trường hợp hình 19.2
2. Sử dụng đòn bẩy như hình 19.2 có thể làm đổi hướng tác dụng lực như thế nào?
1. Hình 19.6 vẽ các dụng cụ, các vật có cấu tạo và chức năng của đòn bẩy.
- Em hãy chỉ rõ loại đòn bẩy trong từng trường hợp.
- Sử dụng đòn bẩy như vậy đem lại lợi ích như thế nào?
2. Mô tả cách sử dụng đòn bấy để tận dụng trọng lượng của người để nâng vật lên cao trong tình huống ở đầu bài học.
3. Lấy các ví dụ khác về mỗi loại đòn bẩy trong cuộc sống và phân tích tác dụng của chúng.
Đòn bẩy trong máy bơm nước bằng tay (hình 19.7) là đòn bẩy loại nào? Sử dụng máy bơm nước này cho ta những lợi ích gì?
Dựa trên cấu tạo của cơ thể và tác dụng của đòn bẩy em hãy đưa ra tư thế ngồi để tránh mỏi cổ.
Em hãy giải thích vì sao khi cầm vật nặng ta cần gập sát cánh tay và bắp tay.
1. Em hãy xác định các đòn bẩy trên xe đạp khi ta sử dụng xe. Ứng với mỗi trường hợp hãy xác định trục quay, các lực tác dụng và xác định loại đòn bẩy tương ứng.
2. Hãy mô tả sự thay đổi hướng của lực khi dùng chân tác dụng lực lên pê – đan xe đạp để đẩy xe đạp tiến về phía trước. Xét quá trình tác dụng lực với hai trục quay tại trục giữa A và trục bánh sau B (Hình 19.10).
Để đưa một vật lên cao, người công nhân có thể trực tiếp tác dụng lên vật một lực hướng thẳng đứng lên trên (hình 19.1). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, do kích thước hay khối lượng của vật lớn sẽ khó nâng trực tiếp theo cách này. Có cách nào để nâng được vật lên mà không cần tác dụng lực theo phương thẳng đứng?
Nêu một số ví dụ về dùng đòn bẩy làm đổi hướng của lực tác dụng.
Dùng các dụng cụ học tập, thiết kế phương án và tiến hành thí nghiệm làm một đòn bẩy. Vẽ hình biểu diễn đòn bẩy, điểm tựa và lực trong trường hợp này.
Nêu một số ví dụ về mỗi loại đòn bẩy trong thực tiễn.
Mỗi đòn bẩy trong hình 19.7a, b, c tương ứng với loại đòn bẩy nào?
Quan sát hình 19.8 và cho biết đâu là đòn bẩy, đâu là điểm tựa và chỉ ra sự thay đổi hướng của lực trong hình.
Trong hình 19.9, bộ phận nào có vai trò như một đòn bẩy?
Chỉ ra bộ phận đóng vai trò đòn bẩy ở hình 19.10.
Để nhổ một chiếc đinh ra khỏi tấm gỗ, người ta sử dụng một chiếc búa nhổ đinh hoặc một chiếc kìm (hình 19.11). Em hãy:
a) Mô tả cách dùng hai dụng cụ này để nhổ đinh.
b) Vận dụng kiến thức, kĩ năng về đòn bẩy để giải thích cách làm.
Nêu một số công việc trong thực tiễn có sử dụng đòn bẩy. Dùng hình vẽ để mô tả rõ tác dụng của đòn bẩy trong công việc đó.
Một xe đạp có bán kính líp xe là 3 cm, bán kính bánh xe là 36 cm (Hình 19.1) Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Bánh xe cho lợi về đường đi 3 lần.
B. Líp xe quay nhanh gấp 12 lần bánh xe.
C. Lực tác dụng ở líp xe lớn gấp 12 lần lực tác dụng ở lốp xe.
D. Lực tác dụng ở bánh xe lớn gấp 12 lần lực tác dụng ở líp xe.
Hình 19.2 là ảnh chụp một phanh xe đạp.
a) Chỉ rõ đâu là trục quay, đâu là cánh tay đòn.
b) Với cấu tạo như này, khi bóp phanh, ta được lợi bao nhiêu lần về lực
Hai bạn học sinh chơi bập bênh (Hình 19.3), bạn A có khối lượng 40 kg và ngôi cách dấu bập bênh bên trái 40 cm, bạn 6 có khối lượng 40 kg và ngồi cách trục quay 1,0 m về bên phải.
a) Bập bênh bị lệch về bên nào khi cả hai bạn ngồi trên bập bênh (không chạm chân xuống đất)?
b) Bạn B cần ngồi ở đâu để bập bênh cân bằng (nằm ngang)?
Một học sinh tạo ra một đồ chơi thăng bằng như Hình 19.4
Biết độ dài của thanh AB là 30 cm. Bỏ qua khối lượng của các thanh, coi các điểm treo có thể quay dễ dàng. Tính trọng lượng vật G.
Dùng búa để nhổ đinh như Hình 195.
a) Hãy chỉ ra trục quay, lực tác dụng, cánh tay đòn trong trường hợp này.
b) Ước tính tỉ lệ lợi về lực trong trường hợp này.
Dùng xe cút kít dịch chuyển vật nặng (M) theo tư thế nào thì lực nâng cần thiết của người là nhỏ nhất (Hình 19.6)? Giải thích.
Đòn bẩy là dụng cụ dùng để
A. làm thay đổi tính chất hoá học của vật.
B. làm biến đổi màu sắc của vật.
C. làm đổi hướng của lực tác dụng vào vật.
D. làm thay đổi khối lượng của vật.
Hoạt động nào dưới đây không dùng vật dụng như một đòn bẩy?
A. Dùng kéo cắt giấy.
B. Dùng búa đóng đinh.
C. Dùng kìm cắt sắt.
D. Dùng búa nhổ đinh.
Khi hoạt động, đòn bẩy sẽ quay quanh
A. điểm tựa.
B. đầu chịu lực.
C. điểm giữa của đòn.
D. điểm tác dụng lực.
Bộ phận ở xe đạp khi hoạt động có vai trò như đòn bẩy là
A. yên xe.
B. khung xe.
C. má phanh.
D. tay phanh
Vật nào sau đây không thể dùng để tạo ra đòn bẩy?
A. Thanh sắt.
B. Cây gậy.
C. Bút chì.
D. Quả bóng
Trong hình 19.1, để dùng búa nhổ đinh thì tay người nên tác dụng lực vào điểm nào, đầu A hay đầu B? Giải thích cách lựa chọn, chỉ rõ vị trí điểm tựa, cánh tay đòn và vẽ hướng của lực tác dụng khi đó.