Ngữ pháp Unit 16 SGK Tiếng Anh lớp 5 mới


Hỏi đáp ai đó làm cách nào để đến được nơi nào đó Khi muốn hỏi ai đó làm cách nào để đến được một nơi nào đó, chúng ta có thể sử dụng cấu trúc sau

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 5 tất cả các môn

Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh

1. Hỏi đường

Khi muốn hỏi ai đó về đường đi, chúng ta có thể sử dụng mẫu câu sau đây:              

Excuse me, where’s the + danh từ chỉ nơi chốn?

Xin lỗi (Phiền bạn), (cho tôi biết)... ở đây?

Can you show me the way to the + danh từ chỉ nơi chốn, please?

Vui lòng chỉ cho tôi đường đến... không ạ?

show (chỉ) ; the way to (đường tới)

Một số danh từ chỉ nơi chốn các em cần nhớ:

Zoo (sở thú), cinema (rạp chiếu phim), theatre (nhà hát), supermarket (siêu thị), park (công viên), bus-stop (trạm xe buýt), hospital (bệnh viện), church (nhà thờ), bank (ngân hàng), museum (viện bảo tàng), canteen (căng tin), food stall (quầy bán thực phẩm), post office (bưu điện), bookshop (n) (hiệu sách), toys shop (cửa hàng bán đồ chơi)

- Để trả lời cho cấu trúc hỏi đường trên, chúng ta có thể dùng cấu trúc sau:

It’s + cụm từ chỉ đường/phương hướng.

Nó...

Một số cụm từ chỉ đường / phương hướng các em còn nhớ: turn right (rẽ phải), turn left (rẽ trái), on your left (bên trái) của bạn, on your right (bên phải của bạn), go straight a head (đi thẳng về phía trước), go along the Street (đi dọc theo con đường), at the corner of the Street (ở góc phố), to the left of (về phía bên trái của), to the right of (về phía bên phải của), next to( kế bên), opposite (đối diện), beside (bên cạnh), between (ở giữa), over there (ở đằng kia), on the left of the road (street) (bên trái đường), on the right of the road (street) (bên phải đường)

Ex: Excuse me, where's the post office?

Phiền bạn, cho tôi biết bưu điện ở đâu?

Go along the Street. It's by the lake.

Đi dọc theo con đường. Nó ở gần hồ.

The bus stop is at the corner of the street.

Trạm dừng xe buýt ở góc phố.

The post office is next to the bookstore.

Bưu điện ở kế bên nhà sách.

The cinema is opposite the theatre.

Rạp chiếu phim đối diện nhà hát.

The church is between the museum and the park.

Nhà thờ ở giữa bảo tàng và công viên.

2. Hỏi đáp ai đó làm cách nào để đến được nơi nào đó Khi muốn hỏi ai đó làm cách nào để đến được một nơi nào đó, chúng ta có thể sử dụng cấu trúc sau: 

How can I get to + danh từ chỉ nơi chốn?

Làm thế nào để tôi có thể đến...?

How can I get there?

Làm thế nào để tôi có thể đến được đó?

-     Để trả lời cho cấu trúc trên, chúng ta có thể dùng cấu trúc sau:

You can + phương tiện đi lại.

Bạn có thể...                                

*  Một số phương tiện đi lại mà các em cồn nhớ: go by bus (đi bằng xe buýt), go by coach (đi bằng xe đò (xe khách), go by car (đi bằng xe hơi), go by bicycle (đi bằng xe đạp), go by motorbike (đi bằng xe máy), go by air (đi bằng máy bay), go by ship (đi bàng tàu thủy), go by train (đi bằng tàu lửa), go on foot (đi bộ), take a bus (đi bằng xe buýt), take a coach (đi bằng xe đò (xe khách ), take a car (đi bằng xe hơi), take a bicycle (đi bằng xe đạp), take a motorbike (đi bằng xe máy), take by plane (đi bằng máy bay), take a boat (đi bằng tàu thủy),...

3. Cách dùng các những giới từ chỉ nơi chốn

-    At: tại (dùng cho nơi chốn nhỏ như trường học, sân bay.)

-     In: trong (chỉ ở bên trong), ở (nơi chốn lớn thành phố, tỉnh, quốc gia, châu lục..)

Ex: in the box (trong hộp), in Vietnam (ở Việt Nam)

-    On: ở trên nhưng có tiếp xúc bề mặt.

Ex: On the table trên bàn

There is a plane on the field

Có một chiếc máy bay đậu trên cánh đồng

-    Above: ở ngay trên và luôn cách một khoảng nhất định.

Ex: There is a plane above the field.

Có một máy bay trên cánh đồng.

-     Over: ngay phía trên (không tiếp xúc bề mặt), chỉ chuyển động qua lại qua địa điểm, nơi chốn nào đó.

Ex: There is a plane over the field.

Có một chiếc máy bay bay trên cánh đồng.

-     In front of (trước): người (vật) ở đằng trước người (vật, địa điểm) khác (tùy thuộc vào vị trí của người nói với vật được chọn làm mốc).

-    In the front of (trước): người (vật) ở bên trong địa điểm nhưng thuộc về phần đâu của nó.

-    Opposite (trước): người (vật) đối diện với người (vật) khác.

-    Before (trước): giống opposite nhưng dùng với nghĩa trang trọng hơn.

Ex: Before the crown, I swear

Trước ngai vàng, tôi xin thề

-     Behind: người (vật) ở đằng sau của người (vật) khác (tùy thuộc vào vị trí của người nói với vật được chọn làm mốc)

-     At the back of: người (vật) ở bên trong địa điểm, nơi chốn nhưng thuộc phần cuối của nó.

-     At the end of: người (vật) ở bên trong địa điểm, nơi chốn nhưng thuộc điểm mút cuối cùng của địa điểm, nơi chốn đó.

-     Near, by, next to, close to, close up (gần)

Ex: There is a bookshop next to a post office.

Có 1 nhà sách gần bưu điện.

4. Mở rộng: Cách sử dụng động từ khiếm khuyết (động từ đặc biệt) “can” (có thể, biết)

a)  Cách thành lặp

Câu khẳng định:

Chủ ngữ (S) + can + động từ (V bare-infi) +...

Ex: He can speak English and Japanese.

Anh ta có thể nói tiếng Anh và tiếng Nhật.

Câu phủ định:

Chủ ngữ (S) + cannot + động từ (V bare-infi) +...

Lưu ý: cannot ta phải viết dính liền nhau, cannot viết tắt là can’t.

Ex: i can't speak Chinese. Tôi không thể nói tiếng Trung Quốc.

Câu nghi vấn:

Can + chủ ngữ (S) + động từ (V bare-infi) +...?

Để trả lời cho câu hỏi trên, ta có thể dùng cấu trúc sau với hai trường hợp:

  • Nếu có thể làm được yêu cầu của người hỏi, ta dùng:

Yes, chủ ngữ (S) + can. 

* Còn nếu không thể làm được yêu cầu của người hỏi, ta dùng:

No, chủ ngữ (S) + can’t 

Ex: Can you speak French? Bạn có thể nói tiếng Pháp không?

Yes, I can. Vâng, tôi có thể nói được tiếng Pháp.

No, I can't. Không, tôi không thể nói được tiếng Pháp.

Câu hỏi Wh-/How với “can”:

Wh-/How + can + chủ ngữ (S) + động từ (V bare-infi) +...?

Ex: What can you do? Bạn có thể làm gì?

How can I get to the zoo?

Tôi có thể đến sở thú bằng cách nào/ bằng phương tiện gì?

b)  Cách dùng

-      Dùng để diễn tả khả năng (ability) của chủ ngữ ở hiện tại hoặc tương lai.

Ex: I can dance.

Tôi có thể khiêu vũ./ Tôi biết khiêu vũ.

I can communicate with foreigners.

Tôi có thể giao tiếp với người nước ngoài.

-     Dùng để diễn tả khả năng một hành động, sự việc có thể xảy ra hay không.

Ex: I think so, but I can be wrong.

Tôi nghĩ như vậy, nhưng mà tôi có thể sai.

-       Dùng để xin phép, yêu cầu giữa hai người quen thân, không khách sáo, trang trọng bằng could (quá khứ của can) hoặc may.

Ex: Can I borrow your bike tonight?

Tối nay tôi có thể mượn xe đạp của anh được không?

Could I use your eraser?

Tôi có thể dùng cục tẩy của bạn được không?

May I help you?

Tôi có thể giúp gì cho bạn không?

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.1 trên 107 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh lớp 5 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp con lớp 5 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.