Đề thi học kì 2 Hóa 9 - Đề số 1

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Chất béo là

  • A.

    một este

  • B.

    este của glixerol

  • C.

    este của glixerol và axit béo

  • D.

    hỗn hợp nhiều este của glixerol và axit béo

Câu 2 :

Khi đốt khí axetilen, số mol CO2 và H2O được tạo thành theo tỉ lệ là

  • A.

    1 : 1.

  • B.

    1 : 2

  • C.

    1 : 3. 

  • D.

    2 : 1.

Câu 3 :

Xà phòng được điều chế bằng cách nào?

  • A.

    Phân hủy chất béo.

  • B.

    Thủy phân chất béo trong môi trường axit.

  • C.

    Hòa tan chất béo trong dung môi hữu cơ.

  • D.

    Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm.

Câu 4 :

Trong phân tử hợp chất hữu cơ cacbon, hiđro, oxi có hoá trị lần lượt là:

  • A.

    2,1,2

  • B.

    4,1,2

  • C.

    6,1,2

  • D.

    4,2,2

Câu 5 :

Phản ứng nào sau đây không xảy ra?

  • A.

    Benzen + Cl2 (as).

  • B.

    Benzen + H2 (Ni, p, to).    

  • C.

    Benzen + Br2 (dd).    

  • D.

    Benzen + HNO(đ)/H2SO(đ).

Câu 6 :

Dãy nào sau đây thể hiện mức độ hoạt động hóa học của kim loại tăng dần:

  • A.

    Be, Fe, Ca, Cu.

  • B.

    Ca, K, Mg, Al.

  • C.

    Al, Zn, Co, Ca.

  • D.

    Ni, Mg, Li, Cs.

Câu 7 :

Để nhận biết tinh bột người ta dùng thuốc thử sau

  • A.

    Dung dịch brom.       

  • B.

    Dung dịch iot.

  • C.

    Dung dịch phenolphtalein.

  • D.

    Dung dịch Ca(OH)2.

Câu 8 :

Số thứ tự chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết

  • A.

    Số thứ tự của nguyên tố.

  • B.

    Số electron lớp ngoài cùng.

  • C.

    Số hiệu nguyên tử

  • D.

    Số lớp electron.

Câu 9 :

Độ rượu là

  • A.

    số ml rượu etylic có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước.

  • B.

    số ml nước có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước.

  • C.

    số gam rượu etylic có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước.

  • D.

    số gam nước có trong 100 gam hỗn hợp rượu với nước.

Câu 10 :

Phương pháp hiện đại để điều chế axetilen hiện nay là

  • A.

    nhiệt phân etilen ở nhiệt độ cao.                              

  • B.

    nhiệt phân benzen ở nhiệt độ cao.

  • C.

    nhiệt phân canxi cacbua ở nhiệt độ cao.

  • D.

    nhiệt phân metan ở nhiệt độ cao.

Câu 11 :

Hợp chất hữu cơ nào sau đây chỉ gồm liên kết đơn?

  • A.

    C3H8;  C2H2     .

  • B.

    C3H8;  C4H10

  • C.

    C4H10; C2H2

  • D.

    C4H10; C6H6(benzen)

Câu 12 :

Đường mía là loại đường nào dưới đây?

  • A.

    Đường phèn           

  • B.

    Glucozơ

  • C.

    Fructozơ                

  • D.

    Saccarozơ

Câu 13 :

Tổng hệ số trong phương trình phản ứng cháy của axit axetic là

  • A.

    5.

  • B.

    6.

  • C.

    7.

  • D.

    8.

Câu 14 :

Rượu etylic và axit axetic đều tác dụng được với

  • A.

    Na2CO3.   

  • B.

    NaOH.   

  • C.

    NaCl.      

  • D.

    Na.

Câu 15 :

Chất hữu cơ X khi thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng thì thu được 1 sản phẩm duy nhất, X là :

  • A.

    Tinh bột      

  • B.

    Chất béo        

  • C.

    Protein     

  • D.

    Etyl axetat

Câu 16 :

Các phân tử protein đều phải có chứa nguyên tố

  • A.

    Cacbon, hiđro.             

  • B.

    Cacbon, oxi.

  • C.

    Cacbon, hiđro, oxi.

  • D.

    Cacbon, hiđro, oxi, nitơ.

Câu 17 :

Để phân biệt vải dệt bằng tơ tằm và vải dệt bằng sợi bông, chúng ta có thể

  • A.

    gia nhiệt để thực hiện phản ứng đông tụ.

  • B.

    đốt và ngửi, nếu có mùi khét là vải bằng tơ tằm.

  • C.

    dùng quỳ tím.

  • D.

    dùng phản ứng thủy phân.

Câu 18 :

Những phát biểu nào sau đây không đúng?

1) Metan tác dụng với clo khi có ánh sáng.

2) Metan là chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí.

3) Metan cháy tỏa nhiều nhiệt nên được dùng làm nhiên liệu trong đời sống và trong sản xuất.

4) Hỗn hợp giữa metan và clo là hỗn hợp nổ.

5) Trong phân tử metan có bốn liên kết đơn C-H.

6) Metan tác dụng với clo ở điều kiện thường.

  • A.

    1, 3, 5.

  • B.

    1, 2, 6.

  • C.

    2, 4, 6.

  • D.

    2, 4, 5

Câu 19 :

Đốt cháy hoàn toàn một ankan thu được 2,24 lít khí CO2 và 3,6 gam H2O. Công thức phân tử của ankan là

  • A.

    CH4.

  • B.

    C2H6.

  • C.

    C3H8.

  • D.

    C4H10.

Câu 20 :

Cho 0,448 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm C2H4, C2H2 tác dụng hết với dung dịch brom dư, khối lượng brom đã tham gia phản ứng là 4,8 gam. Số mol khí C2H4 trong hỗn hợp ban đầu là

  • A.

    0,02.

  • B.

    0,01.

  • C.

    0,015.

  • D.

    0,005.

Câu 21 :

Tính khối lượng benzen cần dùng để điều chế 23,55 gam brombenzen. Biết hiệu suất phản ứng đạt 85%.

  • A.

    11,7 gam.                   

  • B.

    13,77 gam.                 

  • C.

    14,625 gam.

  • D.

    9,945 gam

Câu 22 :

Thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 13,8 gam rượu etylic nguyên chất là

  • A.

    5,60.            

  • B.

    22,4.   

  • C.

    8,36.     

  • D.

    20,16.

Câu 23 :

Hòa tan hết 80 ml rượu etylic vào nước để được 400 ml dung dịch rượu. Độ rượu là

  • A.

    80o          

  • B.

    40o             

  • C.

    20o

  • D.

    46o 

Câu 24 :

Cho 60 gam CH3COOH tác dụng với 100 gam CH3CH2OH thu được 55 gam CH3COOC2H5. Hiệu suất của phản ứng là  

  • A.

    50,5%.       

  • B.

    25%.        

  • C.

    62,5%.    

  • D.

    80%.

Câu 25 :

Có 3 lọ mất nhãn chứa 3 chất lỏng: rượu etylic, axit axetic, etyl axetat bằng cách nào sau đây để có thể nhận biết 3 dung dịch trên?

  • A.

    Na2CO3 khan.    

  • B.

    Na, nước.      

  • C.

    dung dịch Na2CO3.   

  • D.

    Cu, nước.

Câu 26 :

Tráng bạc hoàn toàn m gam glucozơ thu được 86,4 gam Ag. Nếu lên men hoàn toàn m gam glucozơ rồi cho khí COthu được hấp thụ vào nước vôi trong dư thì lượng kết tủa thu được là

  • A.

    60 gam.     

  • B.

    20 gam.  

  • C.

    40 gam.

  • D.

    80 gam.

Câu 27 :

Dùng thuốc thử nào dưới đây để phân biệt dung dịch saccarozơ, axit axetic, benzen và glucozơ?

  • A.

    Dung dịch Ag2O/NH3                  

  • B.

    H2O, Quỳ tím, dung dịch Ag2O/NH3

  • C.

    Dung dịch HCl                             

  • D.

    Quỳ tím, dung dịch NaOH

Câu 28 :

Polietilen có khối lượng phân tử 14000 đvC. Hệ số trùng hợp n là

  • A.

    300

  • B.

    500

  • C.

    200

  • D.

    100

Câu 29 :

Cao su Buna là cao su tổng hợp rất phổ biến, có công thức cấu tạo như sau:

…-CH2-CH=CH-CH2-CH2-CH=CH-CH2-CH2-CH=CH-CH2-…

Công thức một mắt xích và công thức tổng quát của cao su Buna là

  • A.

    -CH2-CH=CH- và [-CH2-CH=CH-]n 

  • B.

    -CH2-CH=CH-CH2- và [-CH2-CH=CH-CH2-CH2-]n

  • C.

    -CH2-CH=CH-CH2- và [-CH2-CH=CH-CH2-]n

  • D.

    -CH2-CH=CH-CH2-CH2- và [-CH2-CH=CH-CH2-CH2-]n

Câu 30 :

Cho $V$ (l) hỗn hợp khí $C{{H}_{4}},{{C}_{2}}{{H}_{4}}$ đi qua dung dịch nước brom thấy 16 (g) $B{{r}_{2}}$ bị mất màu. Cũng $V$ (l) hỗn hợp khí trên nếu đem đốt cháy thì thu được 6,72 (l) khí $C{{O}_{2}}$ và 7,2 (g) ${{H}_{2}}O$. Tính $V$và % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp.

  • A.

    4,48 lít và 50%

  • B.

    6,72 lít và 75%

  • C.

    4,48 lít và 75%

  • D.

    6,72 lít và 50%

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Chất béo là

  • A.

    một este

  • B.

    este của glixerol

  • C.

    este của glixerol và axit béo

  • D.

    hỗn hợp nhiều este của glixerol và axit béo

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Chất béo là hỗn hợp nhiều este của glixerol với các axit béo và có công thức chung là (RCOO)3C3H5

Câu 2 :

Khi đốt khí axetilen, số mol CO2 và H2O được tạo thành theo tỉ lệ là

  • A.

    1 : 1.

  • B.

    1 : 2

  • C.

    1 : 3. 

  • D.

    2 : 1.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phương trình đốt cháy axetilen: 2C2H2 + 5O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 4CO2 + 2H2O

=> CO2 và H2O tạo thành theo tỉ lệ 4 : 2 = 2 : 1

Câu 3 :

Xà phòng được điều chế bằng cách nào?

  • A.

    Phân hủy chất béo.

  • B.

    Thủy phân chất béo trong môi trường axit.

  • C.

    Hòa tan chất béo trong dung môi hữu cơ.

  • D.

    Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Xà phòng được điều chế bằng cách: Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm.

Câu 4 :

Trong phân tử hợp chất hữu cơ cacbon, hiđro, oxi có hoá trị lần lượt là:

  • A.

    2,1,2

  • B.

    4,1,2

  • C.

    6,1,2

  • D.

    4,2,2

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại đặc điểm cấu tạo hợp chất hữu cơ

Lời giải chi tiết :

Trong phân tử hợp chất hữu cơ cacbon, hiđro, oxi có hoá trị lần lượt là: 4,1,2

Câu 5 :

Phản ứng nào sau đây không xảy ra?

  • A.

    Benzen + Cl2 (as).

  • B.

    Benzen + H2 (Ni, p, to).    

  • C.

    Benzen + Br2 (dd).    

  • D.

    Benzen + HNO(đ)/H2SO(đ).

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phản ứng không xảy ra là: benzen + Br2 (dd).

Benzen chỉ phản ứng với brom nguyên chất và có mặt xúc tác Fe, không phản ứng với dung dịch nước brom

Câu 6 :

Dãy nào sau đây thể hiện mức độ hoạt động hóa học của kim loại tăng dần:

  • A.

    Be, Fe, Ca, Cu.

  • B.

    Ca, K, Mg, Al.

  • C.

    Al, Zn, Co, Ca.

  • D.

    Ni, Mg, Li, Cs.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào bảng tuần hoàn và quy luật biến đổi :

- Khi đi từ đầu chu kì đến cuối chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, ta có:

+ Tính kim loại của nguyên tố giảm dần, tính phi kim tăng dần.

- Khi đi từ trên xuống theo chiều tăng điện tích hạt nhân trong nhóm, ta có:

+ Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, tính phi kim giảm dần.

Lời giải chi tiết :

Dãy thể hiện mức độ hoạt động hóa học của kim loại tăng dần là: Ni, Mg, Li, Cs.

Loại A vì Ca có tính kim loại mạnh hơn Cu.

Loại B vì Mg có tính kim loại mạnh hơn Al

Loại C vì Al có tính kim loại mạnh hơn Zn

Câu 7 :

Để nhận biết tinh bột người ta dùng thuốc thử sau

  • A.

    Dung dịch brom.       

  • B.

    Dung dịch iot.

  • C.

    Dung dịch phenolphtalein.

  • D.

    Dung dịch Ca(OH)2.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Để nhận biết tinh bột người ta dùng thuốc thử dung dịch iot vì dung dịch iot tác dụng với tinh bột tạo thành dung dịch có màu xanh đen.

Câu 8 :

Số thứ tự chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết

  • A.

    Số thứ tự của nguyên tố.

  • B.

    Số electron lớp ngoài cùng.

  • C.

    Số hiệu nguyên tử

  • D.

    Số lớp electron.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Số thứ tự chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết số lớp electron.

Câu 9 :

Độ rượu là

  • A.

    số ml rượu etylic có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước.

  • B.

    số ml nước có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước.

  • C.

    số gam rượu etylic có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước.

  • D.

    số gam nước có trong 100 gam hỗn hợp rượu với nước.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Độ rượu là số ml rượu etylic có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước.

Câu 10 :

Phương pháp hiện đại để điều chế axetilen hiện nay là

  • A.

    nhiệt phân etilen ở nhiệt độ cao.                              

  • B.

    nhiệt phân benzen ở nhiệt độ cao.

  • C.

    nhiệt phân canxi cacbua ở nhiệt độ cao.

  • D.

    nhiệt phân metan ở nhiệt độ cao.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phương pháp hiện đại để điều chế axetilen hiện nay là nhiệt phân metan ở nhiệt độ cao.

2CH4  $\xrightarrow[làm\,lạnh\,nhanh]{{{1500}^{o}}C}$  C2H2 + 3H2

Câu 11 :

Hợp chất hữu cơ nào sau đây chỉ gồm liên kết đơn?

  • A.

    C3H8;  C2H2     .

  • B.

    C3H8;  C4H10

  • C.

    C4H10; C2H2

  • D.

    C4H10; C6H6(benzen)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hợp chất hữu cơ chỉ gồm liên kết đơn là C3H8;  C4H10

Câu 12 :

Đường mía là loại đường nào dưới đây?

  • A.

    Đường phèn           

  • B.

    Glucozơ

  • C.

    Fructozơ                

  • D.

    Saccarozơ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đường mía là loại đường saccarozơ

Câu 13 :

Tổng hệ số trong phương trình phản ứng cháy của axit axetic là

  • A.

    5.

  • B.

    6.

  • C.

    7.

  • D.

    8.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phản ứng cháy của axit axetic là:

$C{{H}_{3}}COOH+2{{O}_{2}}\xrightarrow{{{t}^{o}}}2C{{O}_{2}}+2{{H}_{2}}O$

=> tổng hệ số là: 1 + 2 + 2 + 2 = 7

Câu 14 :

Rượu etylic và axit axetic đều tác dụng được với

  • A.

    Na2CO3.   

  • B.

    NaOH.   

  • C.

    NaCl.      

  • D.

    Na.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại tính chất hóa học của rượu etylic và axit axetic

Lời giải chi tiết :

Rượu etylic và axit axetic đều tác dụng được với kim loại Na

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

2CH3COOH + 2Na → 2CH3COONa + H2

Câu 15 :

Chất hữu cơ X khi thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng thì thu được 1 sản phẩm duy nhất, X là :

  • A.

    Tinh bột      

  • B.

    Chất béo        

  • C.

    Protein     

  • D.

    Etyl axetat

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Chất hữu cơ X khi thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng thì thu được 1 sản phẩm duy nhất, X là tinh bột

(-C6H10O5-)n + nH2O $\xrightarrow{axit,\,{{t}^{o}}}$ nC6H12O6 (glucozơ)

Câu 16 :

Các phân tử protein đều phải có chứa nguyên tố

  • A.

    Cacbon, hiđro.             

  • B.

    Cacbon, oxi.

  • C.

    Cacbon, hiđro, oxi.

  • D.

    Cacbon, hiđro, oxi, nitơ.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các phân tử protein đều phải có chứa nguyên tố: Cacbon, hiđro, oxi, nitơ.

Câu 17 :

Để phân biệt vải dệt bằng tơ tằm và vải dệt bằng sợi bông, chúng ta có thể

  • A.

    gia nhiệt để thực hiện phản ứng đông tụ.

  • B.

    đốt và ngửi, nếu có mùi khét là vải bằng tơ tằm.

  • C.

    dùng quỳ tím.

  • D.

    dùng phản ứng thủy phân.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Để phân biệt vải dệt bằng tơ tằm và vải dệt bằng sợi bông, chúng ta có thể đốt và ngửi, nếu có mùi khét (giống mùi tóc cháy) là vải bằng tơ tằm, vải bằng bông đốt không có mùi khét (giống mùi đốt gỗ) vì bông làm từ xenlulozơ còn vải tơ tằm làm từ protein.

Câu 18 :

Những phát biểu nào sau đây không đúng?

1) Metan tác dụng với clo khi có ánh sáng.

2) Metan là chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí.

3) Metan cháy tỏa nhiều nhiệt nên được dùng làm nhiên liệu trong đời sống và trong sản xuất.

4) Hỗn hợp giữa metan và clo là hỗn hợp nổ.

5) Trong phân tử metan có bốn liên kết đơn C-H.

6) Metan tác dụng với clo ở điều kiện thường.

  • A.

    1, 3, 5.

  • B.

    1, 2, 6.

  • C.

    2, 4, 6.

  • D.

    2, 4, 5

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các phát biểu không đúng: 2, 4, 6

2) Metan là chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí => Sai, khí metan nhẹ hơn không khí.

4) Hỗn hợp giữa Metan và Clo là hỗn hợp nổ => Sai.

6) Metan tác dụng với Clo ở điều kiện thường => Sai, phải có chiếu sáng thì phản ứng mới xảy ra

Câu 19 :

Đốt cháy hoàn toàn một ankan thu được 2,24 lít khí CO2 và 3,6 gam H2O. Công thức phân tử của ankan là

  • A.

    CH4.

  • B.

    C2H6.

  • C.

    C3H8.

  • D.

    C4H10.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cách 1: Tìm n theo PTHH

PTHH:  ${C_n}{H_{2n + 2}} + (\frac{{3n + 1}}{2}){O_2} \to nC{O_2} + (n + 1){H_2}O$

+) từ số mol CO2 và số mol H2O => nhân chéo n

Cách 2: ${n_{ankan}} = {n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}}$

Lời giải chi tiết :

${n_{C{O_2}}} = \frac{{2,24}}{{22,4}} = 0,1(mol)$${n_{{H_2}O}} = \frac{{3,6}}{{18}} = 0,2(mol)$

Cách 1:

PTHH:  ${C_n}{H_{2n + 2}} + (\frac{{3n + 1}}{2}){O_2} \to nC{O_2} + (n + 1){H_2}O$

Theo pt:                                                      $n$             $n + 1$

Theo đb:                                                     0,1              0,2

=> 0,2.n = 0,1.(n + 1) => n = 1

Vậy CTPT của ankan là: CH4

Cách 2: 

$\begin{array}{l}{n_{ankan}} = {n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}}\\ \Rightarrow {n_{ankan}} = 0,2 - 0,1 = 0,1(mol)\\ \Rightarrow n = \frac{{0,1}}{{0,1}} = 1\end{array}$

Vậy CTPT của ankan là: $C{H_4}$

Câu 20 :

Cho 0,448 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm C2H4, C2H2 tác dụng hết với dung dịch brom dư, khối lượng brom đã tham gia phản ứng là 4,8 gam. Số mol khí C2H4 trong hỗn hợp ban đầu là

  • A.

    0,02.

  • B.

    0,01.

  • C.

    0,015.

  • D.

    0,005.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Gọi x, y lần lượt là số mol của etilen và axetilen => nhỗn hợp = PT (1)

Phương trình hoá học:

C2H4 + Br2 → C2H4Br2

  x          x             x       mol

C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4

  y          2y           y       mol

Từ \(  \sum {{n_{B{{\rm{r}}_2}}} => PT(2)} \)

Lời giải chi tiết :

Số mol hỗn hợp = $\frac{{0,448}}{{22,4}}$ = 0,02 mol; ${{n}_{B{{r}_{2}}}}~=\frac{4,8}{160}=0,03\text{ }mol$

Gọi x, y lần lượt là số mol của etilen và axetilen => nhỗn hợp = x + y = 0,02  (1)

Phương trình hoá học:

C2H4 + Br2 → C2H4Br2

  x          x             x       mol

C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4

  y          2y           y       mol

\( =  > \sum {{n_{B{{\rm{r}}_2}}} = x + 2y = 0,03\,\,\,(2)} \)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}x + y = 0,02\\x + 2y = 0,03\end{array} \right. =  > \left\{ \begin{array}{l}x = 0,01\\y = 0,01\end{array} \right.\)

=> số mol C2H4 trong hỗn hợp đầu là 0,01 mol

Câu 21 :

Tính khối lượng benzen cần dùng để điều chế 23,55 gam brombenzen. Biết hiệu suất phản ứng đạt 85%.

  • A.

    11,7 gam.                   

  • B.

    13,77 gam.                 

  • C.

    14,625 gam.

  • D.

    9,945 gam

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Tính số mol benzen theo PT: C6H6 + Br2 $\xrightarrow{F\text{e}}$ C6H5Br + HBr

+) Vì hiệu suất chỉ đạt 85%  => khối lượng benzen cần dùng

Lời giải chi tiết :

${{n}_{{{C}_{6}}{{H}_{5}}Br}}~=~\frac{23,55}{157}=0,15\text{ }mol$

Phương trình phản ứng:

C6H6Br + Br2 $\xrightarrow{F\text{e}}$ C6H5Br + HBr

0,15  ←   0,15    ←   0,15              (mol)

mbenzen theo lí thuyết = 0,15.78 = 11,7 gam.

Vì hiệu suất chỉ đạt 85%  => khối lượng benzen cần dùng là: mbenzen = \(\frac{{11,7}}{{85\% }} = 13,77\,gam\)

Câu 22 :

Thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 13,8 gam rượu etylic nguyên chất là

  • A.

    5,60.            

  • B.

    22,4.   

  • C.

    8,36.     

  • D.

    20,16.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Tính số mol C2H5OH

+) Tính số mol Oxi theo PT: C2H5OH + 3O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2CO2 + 3H2O

Lời giải chi tiết :

${{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{5}}OH}}=\frac{13,8}{46}=0,3\,mol$

C2H5OH + 3O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2CO2 + 3H2O

 0,3 mol → 0,9 mol

$=>{{V}_{{{O}_{2}}}}=0,9.22,4=20,16$ lít

Câu 23 :

Hòa tan hết 80 ml rượu etylic vào nước để được 400 ml dung dịch rượu. Độ rượu là

  • A.

    80o          

  • B.

    40o             

  • C.

    20o

  • D.

    46o 

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Công thức tính độ rượu là ${{D}^{o}}=\frac{{{V}_{R}}}{{{V}_{ddR}}}.100$

Lời giải chi tiết :

Công thức tính độ rượu là ${{D}^{o}}=\frac{{{V}_{R}}}{{{V}_{ddR}}}.100=\frac{80}{400}.100={{20}^{o}}$

Câu 24 :

Cho 60 gam CH3COOH tác dụng với 100 gam CH3CH2OH thu được 55 gam CH3COOC2H5. Hiệu suất của phản ứng là  

  • A.

    50,5%.       

  • B.

    25%.        

  • C.

    62,5%.    

  • D.

    80%.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

PTHH: CH3COOH + C2H5OH $\overset{{{H}_{2}}\text{S}{{O}_{4,{}}}}{\mathop{\rightleftarrows }}\,$ CH3-COOC2H5 + H2O

+) lượng C2H5OH dư nên lượng CH3COOC2H5 theo lí thuyết phải tính theo lượng CH3COOH.

=> khối lượng CH3COOC2H5 thu được theo lí thuyết = 1.88 = 88 gam

=> hiệu suất phản ứng $H=\frac{{{m}_{TT}}}{{{m}_{LT}}}.100\%$

Lời giải chi tiết :

${{n}_{C{{H}_{3}}COOH}}=\frac{60}{60}=1\,mol;\,\,{{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{5}}OH}}=\frac{100}{46}\approx 2,17\,mol$

PTHH: CH3COOH + C2H5OH $\overset{{{H}_{2}}\text{S}{{O}_{4,{}}}}{\mathop{\rightleftarrows }}\,$ CH3-COOC2H5 + H2O

Theo PTHH, vì lượng C2H5OH dư nên lượng CH3COOC2H5 theo lí thuyết phải tính theo lượng CH3COOH.

Theo lí thuyết số mol CH3COOH phản ứng là 1 mol

=> khối lượng CH3COOC2H5 thu được theo lí thuyết = 1.88 = 88 gam

Thực tế chỉ thu được 55 gam

=> hiệu suất phản ứng $H=\frac{55}{88}.100\%=62,5\%$

Câu 25 :

Có 3 lọ mất nhãn chứa 3 chất lỏng: rượu etylic, axit axetic, etyl axetat bằng cách nào sau đây để có thể nhận biết 3 dung dịch trên?

  • A.

    Na2CO3 khan.    

  • B.

    Na, nước.      

  • C.

    dung dịch Na2CO3.   

  • D.

    Cu, nước.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính axit của axit axetic và tính tan của etyl axetat

Lời giải chi tiết :

- Dùng dung dịch Na2CO3 để nhận biết.

- Cho dung dịch Na2CO3 vào 3 dung dịch, lọ đựng dung dịch axit axetic sủi bọt khí, lọ tạo dung dịch phân lớp là etyl axetat, lọ không hiện tượng là rượu etylic.

Câu 26 :

Tráng bạc hoàn toàn m gam glucozơ thu được 86,4 gam Ag. Nếu lên men hoàn toàn m gam glucozơ rồi cho khí COthu được hấp thụ vào nước vôi trong dư thì lượng kết tủa thu được là

  • A.

    60 gam.     

  • B.

    20 gam.  

  • C.

    40 gam.

  • D.

    80 gam.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Tính số mol C6H12O6 theo PT: C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag 

C6H12O6 $\xrightarrow{men\,ruou}$ 2C2H5OH + 2CO2                  

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

Lời giải chi tiết :

C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag                          (1)

nAg = $\frac{86,4}{108}=0,8\,mol$

Theo PTHH (1) ta có: nglucozơ = $\frac{1}{2}.{{n}_{Ag}}~=\frac{1}{2}.0,8=0,4\text{ }mol$

C6H12O6 $\xrightarrow{men\,ruou}$ 2C2H5OH + 2CO2                  

    0,4                  →                         0,8     mol

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

 0,8        →                0,8                      mol

$=>{{m}_{CaC{{O}_{3}}}}\text{=}0,8.100\text{ = }80\,gam$

Câu 27 :

Dùng thuốc thử nào dưới đây để phân biệt dung dịch saccarozơ, axit axetic, benzen và glucozơ?

  • A.

    Dung dịch Ag2O/NH3                  

  • B.

    H2O, Quỳ tím, dung dịch Ag2O/NH3

  • C.

    Dung dịch HCl                             

  • D.

    Quỳ tím, dung dịch NaOH

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Cho 4 mẫu thử hòa tan vào nước và quan sát kĩ:

+ Dung dịch không tan trong nước là benzen

+ Các dung dịch còn lại tan trong nước

- Nhúng quỳ tím lần lượt các dung dịch trên:

+ Dung dịch nào làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là  axit axetic

+ Không làm đổi màu quỳ tím là saccarozơ và glucozơ

- Cho 2 dung dịch còn lại tác dụng với tác dụng với dung dịch Ag2O/NH3:

+ Dung dịch nào xuất hiện kết tủa trắng là glucozơ

C6H12O6 + Ag2O $\xrightarrow{N{{H}_{3}}}$ C6H12O7 + 2Ag

+ Không có hiện tượng gì là saccarozơ

Câu 28 :

Polietilen có khối lượng phân tử 14000 đvC. Hệ số trùng hợp n là

  • A.

    300

  • B.

    500

  • C.

    200

  • D.

    100

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Mắt xích của polietilen là -CH2-CH2- => Mmắt xích

+)  Mpolime = n . Mmắt xích => n

Lời giải chi tiết :

nCH2=CH2 $\xrightarrow{{{t}^{o}},\,xt}$ (-CH2-CH2-)n

Mắt xích của polietilen là -CH2-CH2- => Mmắt xích = 28

Ta có:  Mpolime = n . Mmắt xích => 28.n = 14000 => n = 500

Câu 29 :

Cao su Buna là cao su tổng hợp rất phổ biến, có công thức cấu tạo như sau:

…-CH2-CH=CH-CH2-CH2-CH=CH-CH2-CH2-CH=CH-CH2-…

Công thức một mắt xích và công thức tổng quát của cao su Buna là

  • A.

    -CH2-CH=CH- và [-CH2-CH=CH-]n 

  • B.

    -CH2-CH=CH-CH2- và [-CH2-CH=CH-CH2-CH2-]n

  • C.

    -CH2-CH=CH-CH2- và [-CH2-CH=CH-CH2-]n

  • D.

    -CH2-CH=CH-CH2-CH2- và [-CH2-CH=CH-CH2-CH2-]n

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Viết lại công thức cấu tạo của cao su Buna là:

…(-CH2-CH=CH-CH2-)(CH2-CH=CH-CH2-)(CH2-CH=CH-CH2-)…

=> công thức một mắt xích là  -CH2-CH=CH-CH2-

=> công thức tổng quát của cao su Buna là [-CH2-CH=CH-CH2-]n

Câu 30 :

Cho $V$ (l) hỗn hợp khí $C{{H}_{4}},{{C}_{2}}{{H}_{4}}$ đi qua dung dịch nước brom thấy 16 (g) $B{{r}_{2}}$ bị mất màu. Cũng $V$ (l) hỗn hợp khí trên nếu đem đốt cháy thì thu được 6,72 (l) khí $C{{O}_{2}}$ và 7,2 (g) ${{H}_{2}}O$. Tính $V$và % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp.

  • A.

    4,48 lít và 50%

  • B.

    6,72 lít và 75%

  • C.

    4,48 lít và 75%

  • D.

    6,72 lít và 50%

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Khí đi qua dung dịch nước brom chỉ có ${{C}_{2}}{{H}_{4}}$ tham gia phản ứng

Pthh: ${{C}_{2}}{{H}_{4}}+B{{r}_{2}}\to {{C}_{2}}{{H}_{4}}B{{r}_{2}}$

            0,1   ←   0,1                         (mol)

- Đốt cháy: 

Pthh: $C{{H}_{4}}+2{{O}_{2}}\to C{{O}_{2}}+2{{H}_{2}}O$

            $x$                 →        $x$     →  $2x$   (mol)

${{C}_{2}}{{H}_{4}}+3{{O}_{2}}\to 2C{{O}_{2}}+2{{H}_{2}}O$

0,1              →             0,2     →    0,2   (mol)

=> x  

Lời giải chi tiết :

Gọi ${n_{C{H_4}}} = x(mol)$, ${n_{{C_2}{H_4}}} = y(mol)$

${n_{B{r_2}}} = \frac{{16}}{{160}} = 0,1(mol)$,   ${n_{C{O_2}}} = \frac{{6,72}}{{22,4}} = 0,3(mol)$,    ${n_{{H_2}O}} = \frac{{7,2}}{{18}} = 0,4(mol)$

- Khí đi qua dung dịch nước brom chỉ có ${C_2}{H_4}$ tham gia phản ứng

Pthh: ${C_2}{H_4} + B{r_2} \to {C_2}{H_4}B{r_2}$

            0,1  ← 0,1                         (mol)

- Đốt cháy:

Pthh: $C{H_4} + 2{O_2} \to C{O_2} + 2{H_2}O$

            $x$           →             $x$    →    $2x$   (mol)

${C_2}{H_4} + 3{O_2} \to 2C{O_2} + 2{H_2}O$

0,1             →              0,2   →    0,2   (mol)

$\begin{array}{l} \Rightarrow x + 0,2 = 0,3\\ \Rightarrow x = 0,1(mol)\end{array}$

$\begin{array}{l} \Rightarrow {n_{hh}} = 0,1 + 0,1 = 0,2(mol)\\ \Rightarrow V = 0,2 \cdot 22,4 = 4,48(l)\\ \Rightarrow \% {V_{C{H_4}}} = \frac{{0,1 \cdot 22,4}}{{4,48}} \cdot 100\%  = 50\% \\ \Rightarrow \% {V_{{C_2}{H_4}}} = 100\%  - 50\%  = 50\% \end{array}$

 

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com, cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.