Đề thi giữa kì 1 Hóa 9 - Đề số 4

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Có thể dùng CaO để làm khô khí nào trong các khí dưới đây:

  • A.
    CO
  • B.
    SO2 
  • C.
    CO                          
  • D.
    SO3
Câu 2 :

Chất nào sau đây tác dụng với Fe ở nhiệt độ thường tạo ra khí hiđro là

  • A.

    O2.

  • B.

    HCl.

  • C.

    CO2.

  • D.

    H2O.

Câu 3 :

Dung dịch  nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?

  • A.
    HCl                                                             
  • B.
    KOH    
  • C.
    NaCl                                   
  • D.
     H2SO4
Câu 4 :

Dãy muối tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng là:

  • A.

    Na2CO3, Na2SO3, NaCl

  • B.

    CaCO3, Na2SO3, BaCl2

  • C.

    CaCO3, BaCl2, MgCl2

  • D.

    BaCl2, Na2CO3, Cu(NO3)2

Câu 5 :

Cặp chất nào sau đây phản ứng với nhau thu được sản phẩm là NaCl

  • A.
    NaNO3 và HCl
  • B.
    NaOH và HCl
  • C.
    Na2SO4 và HCl
  • D.
    NaHSO4 và HCl
Câu 6 :

Phản ứng biểu diễn đúng sự nhiệt phân của muối canxi cacbonat:

  • A.

    2CaCO3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2CaO + CO + O2      

  • B.

    2CaCO3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 3CaO + CO2

  • C.

    CaCO3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ CaO + CO2

  • D.

    2CaCO3  $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2Ca + CO2 + O2

Câu 7 :

Trong các oxit sau: oxit trung tính là:

  • A.
    NO2                   
  • B.
    P2O5                                  
  • C.
    SO2                        
  • D.
    CO
Câu 8 :

Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch HCl

  • A.
    Fe        
  • B.
    Fe2O3
  • C.
    SO2
  • D.
    Mg(OH)2.
Câu 9 :

Chất nào sau đây khi phản ứng với nước tạo thành dung dịch mang tính axit?

  • A.
    CaO 
  • B.
    Ba 
  • C.
    SO3
  • D.
    Na2O
Câu 10 :

Dãy kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là

  • A.

    Cu, Zn, Na.    

  • B.

    Au, Pt, Cu.     

  • C.

    Ag, Ba, Fe.     

  • D.

    Mg, Fe, Zn.    

Câu 11 :

Nhóm các dung dịch có pH > 7 là:

  • A.

    HCl,  NaOH                                                       

  • B.

    H2SO4, HNO3

  • C.

    NaOH, Ca(OH)2                                  

  • D.

    BaCl2,  NaNO3

Câu 12 :

Chất nào sau đây tác dụng với axit HCl tạo kết tủa trắng?

  • A.

    Ba(OH)2.        

  • B.

    Ca(NO3)2.       

  • C.

    AgNO3.

  • D.

    MgSO4.

Câu 13 :

Hiện tượng khi thêm vài giọt dung dịch H2SO4 vào dung dịch BaCl2 là:

  • A.
    Xuất hiện kết tủa hồng.                      
  • B.
    Xuất hiện kết tủa trắng.
  • C.
    Xuất hiện kết tủa xanh lam.                            
  • D.
    Xuất hiện kết tủa nâu đỏ.
Câu 14 :

CaCO3 có thể tham gia phản ứng với

  • A.
    HCl.                 
  • B.
    NaOH.  
  • C.
    KNO3.
  • D.
    Mg.
Câu 15 :

Phát biểu nào sau đây sai?

  • A.

    Phân ure cung cấp nitơ cho cây trồng.

  • B.

    Ure có công thức là (NH2)2CO.

  • C.

    Supephotphat có Ca(H2PO4)2.

  • D.

    Phân lân cung cấp kali cho cây trồng.

Câu 16 :

Dãy chỉ chứa toàn phân bón hoá học đơn là:

  • A.

    KNO3, NH4NO3, (NH2)2CO

  • B.

    KCl, NH4H2PO4, Ca(H2PO4)2

  • C.

    (NH4)2SO4, KCl, Ca(H2PO4)2

  • D.

    (NH4)2SO4, KNO3, NH4Cl                 

Câu 17 :

Cặp chất khi phản ứng với nhau tạo thành chất kết tủa trắng:

  • A.
    Ca(OH)2 và Na2SO3
  • B.
    NaOH và Na2SO3
  • C.
    KOH và NaNO3
  • D.
    KOH và NaNO3
Câu 18 :

Lưu huỳnh đioxit được tạo thành từ cặp chất nào sau đây?

  • A.
    CaSO3 và HCl; 
  • B.
    CaSO4 và HCl;
  • C.
    CaSO3 và NaOH
  • D.
    CaSO3 và NaCl.
Câu 19 :

Biết rằng 1,12 lít khí cacbon đioxit (đktc) tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH tạo ra muối trung hòa. Nồng độ mol của dung dịch NaOH đã dùng là

  • A.

    1M.

  • B.

    2M.

  • C.

    0,1M.

  • D.

    0,2M.

Câu 20 :

Khối lượng ZnO phản ứng hết với 150 ml dung dịch HCl 1M là:

  • A.
    6,175 (g)
  • B.
    6,075 (g) 
  • C.
    6,275 (g)
  • D.
    12,15 (g)
Câu 21 :

Phải đốt bao nhiêu gam cacbon để khi cho khí CO2 tạo ra trong phản ứng trên tác dụng với 3,4 lít dung dịch NaOH 0,5M ta được 2 muối với muối hiđrocacbonat có nồng độ mol bằng 1,4 lần nồng độ mol của muối trung hoà.

  • A.

    12,0 gam.

  • B.

    10,8 gam.

  • C.

    14,4 gam.       

  • D.

    18,0 gam.

Câu 22 :

Cho a gam sắt vào dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được 6,72 lít khí hidro ở đktc.Giá trị của a là

  • A.
    5,6 gam. 
  • B.
    11,2 gam.
  • C.
    16,8 gam.        
  • D.
    22,4 gam.
Câu 23 :

Cho 2,44 gam hỗn hợp muối Na2CO3 và K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 0,5M, sau phản ứng thu được 0,448 lít CO2 ở đktc. Thể tích dung dịch H2SO4 0,5 M cần dùng là:

  • A.
    100 ml      
  • B.
    40ml   
  • C.
    30 ml     
  • D.
    25 ml
Câu 24 :

Chất nào có thể dùng để nhận biết axit sunfuric và muối sunfat ?

  • A.
    NaCl
  • B.
    BaCl2
  • C.
     BaCO3
  • D.

    Không nhận biết được

Câu 25 :

Cho 200 ml dung dịch CuCl2 0,15M với dung dịch NaOH vừa đủ, sau phản ứng lọc kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

  • A.
    1,2 gam                        
  • B.
     2,4 gam                                                         
  • C.
     4 gam 
  • D.
    8 gam
Câu 26 :

Cho 200 ml dung dịch CuCl2 0,15M với dung dịch NaOH vừa đủ, sau phản ứng lọc kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

  • A.
    1,2 gam                        
  • B.
     2,4 gam                                                         
  • C.
     4 gam 
  • D.
    8 gam
Câu 27 :

Có ba lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch các chất sau: NaOH, Ba(OH)2, NaCl. Thuốc thử để nhận biết cả ba chất là:

  • A.

    Quỳ tím và dung dịch HCl                               

  • B.

    Phenolphtalein và dung dịch BaCl2

  • C.

    Quỳ tím và dung dịch K2CO3

  • D.

    Quỳ tím và dung dịch NaCl

Câu 28 :

Trộn dung dịch có chứa 0,1mol CuSO4 và một dung dịch chứa 0,3 mol NaOH, lọc kết tủa, rửa sạch rồi đem nung đến khối lượng không đổi thu được m g chất rắn. Giá trị m là:

  • A.
    12 g
  • B.
    4 g
  • C.
    6 g
  • D.
    8 g
Câu 29 :

Hoà tan 10,95 gam KNO3 vào 150 gam nước thì được dung dịch bão hoà ở 200C, độ tan của KNO3 ở nhiệt độ này là

  • A.

    6,3 gam.              

  • B.

    7,0 gam                  

  • C.

    7,3 gam               

  • D.

    7,5 gam

Câu 30 :

Để phân biệt các chất đựng trong lọ riêng biệt sau: NaNO3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3, Ba(NO3)người ta cần sử dụng hóa chất nào?

  • A.

    NaOH, H2SO4

  • B.

    NaCl, HCl

  • C.

    Ca(OH)2

  • D.

    BaCl2

Câu 31 :

Dung dịch NaOH có thể dùng để phân biệt cặp muối nào sau đây

  • A.
    NaCl và BaCl2
  • B.

    NaHSO4 và Ba(HCO3)2

  • C.
    NaCl và Na2SO4
  • D.
    NaCl và NaNO3.
Câu 32 :

Một loại phân dùng để bón cho cây được một người sử dụng với khối lượng là 500 gam, phân này có thành phần hóa học là (NH4)2SO4. Cho các phát biểu sau về loại phân bón trên:

(1) Loại phân này được người đó sử dụng nhằm cung cấp đạm và lân cho cây.

(2) Thành phần phần trăm nguyên tố dinh dưỡng có trong 200 gam phân bón trên là 21,21%

(3) Khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng có trong 500 gam phân bón trên là 106,06 gam.

(4) Loại phân này khi hòa tan vào nước thì chỉ thấy một phần nhỏ phân bị tan ra, phần còn lại ở dạng rắn dẻo.

(5) Nếu thay 500 gam phân urê bằng 500 gam phân bón trên thì sẽ có lợi hơn.

Số phát biểu đúng là

  • A.
    5
  • B.
    4
  • C.
    3
  • D.
    2
Câu 33 :

Để nhận biết 2 loại phân bón hoá học NH4NO3 và NH4Cl, ta dùng dung dịch:

  • A.

    NaOH

  • B.

    Ba(OH)2         

  • C.

    AgNO3

  • D.

    BaCl2    

Câu 34 :

Hoà tan hoàn toàn 25,2 g một muối cacbonat của kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl 7,3% (D = 1,038 g/ml). Cho toàn bộ khí CO­2 thu được vào 500 ml dung dịch NaOH 2M, sau phản ứng đem cô cạn thì thu được 47,8 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. a/ Xác định CTHH của muối cacbonat

  • A.

    MgCO3

  • B.

    BaCO3

  • C.

    Na2CO3

  • D.

    CaCO3

Câu 35 :

Dẫn 3,136 lít CO2 (đktc) vào trong V(l) dung dịch kiềm chứa NaOH 0,7M và Ba(OH)2 0,5M đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 5,91 gam kết tủa trắng. Giá trị của V là:

  • A.
    0,06     
  • B.
    0,1       
  • C.
    0,08     
  • D.
    0,12

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Có thể dùng CaO để làm khô khí nào trong các khí dưới đây:

  • A.
    CO
  • B.
    SO2 
  • C.
    CO                          
  • D.
    SO3

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

CaO không tác dụng với CO nên có thể dùng để làm khô khí CO

Câu 2 :

Chất nào sau đây tác dụng với Fe ở nhiệt độ thường tạo ra khí hiđro là

  • A.

    O2.

  • B.

    HCl.

  • C.

    CO2.

  • D.

    H2O.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Axit tác dụng với kim loại tạo muối và giải phóng khí hiđro

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Câu 3 :

Dung dịch  nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?

  • A.
    HCl                                                             
  • B.
    KOH    
  • C.
    NaCl                                   
  • D.
     H2SO4

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

HCl  và H2SO4 làm quỳ tím chuyển màu đỏ    

 KOH làm quỳ tím đổi màu xanh

 NaCl  không làm quỳ đổi màu

Câu 4 :

Dãy muối tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng là:

  • A.

    Na2CO3, Na2SO3, NaCl

  • B.

    CaCO3, Na2SO3, BaCl2

  • C.

    CaCO3, BaCl2, MgCl2

  • D.

    BaCl2, Na2CO3, Cu(NO3)2

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2 + H2O

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

Loại A vì NaCl không phản ứng

Loại C vì MgCl2  không phản ứng

Loại D vì Cu(NO3)2 không phản ứng

Câu 5 :

Cặp chất nào sau đây phản ứng với nhau thu được sản phẩm là NaCl

  • A.
    NaNO3 và HCl
  • B.
    NaOH và HCl
  • C.
    Na2SO4 và HCl
  • D.
    NaHSO4 và HCl

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

A,C,D không có phản ứng hóa học xảy ra

B. PTHH: NaOH + HCl → NaCl + H2O

Câu 6 :

Phản ứng biểu diễn đúng sự nhiệt phân của muối canxi cacbonat:

  • A.

    2CaCO3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2CaO + CO + O2      

  • B.

    2CaCO3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 3CaO + CO2

  • C.

    CaCO3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ CaO + CO2

  • D.

    2CaCO3  $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2Ca + CO2 + O2

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phản ứng nhiệt phân CaCO3 là: CaCO3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ CaO + CO2

Câu 7 :

Trong các oxit sau: oxit trung tính là:

  • A.
    NO2                   
  • B.
    P2O5                                  
  • C.
    SO2                        
  • D.
    CO

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

CO là oxit trung tính

 P2O5 , SO2, NO2 là oxit axit

Câu 8 :

Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch HCl

  • A.
    Fe        
  • B.
    Fe2O3
  • C.
    SO2
  • D.
    Mg(OH)2.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

SO2 là oxit axit nên không phản ứng được với HCl

Câu 9 :

Chất nào sau đây khi phản ứng với nước tạo thành dung dịch mang tính axit?

  • A.
    CaO 
  • B.
    Ba 
  • C.
    SO3
  • D.
    Na2O

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Oxit axit khi tác dụng với H2O sẽ tạo thành dung dịch có tính axit

A. CaO + H2O → Ca(OH)2 => dung dịch có tính bazơ

B. Ba + H2O → Ba(OH)2 => dung dịch có tính bazơ

C. SO3 + H2O → H2SO4 => dung dịch có tính axit

D. Na2O + H2O → 2NaOH  => dung dịch bazơ

Câu 10 :

Dãy kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là

  • A.

    Cu, Zn, Na.    

  • B.

    Au, Pt, Cu.     

  • C.

    Ag, Ba, Fe.     

  • D.

    Mg, Fe, Zn.    

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Dãy kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là Mg, Fe, Zn.     

H2SO4 không phản ứng với Cu, Ag, Pt.

Câu 11 :

Nhóm các dung dịch có pH > 7 là:

  • A.

    HCl,  NaOH                                                       

  • B.

    H2SO4, HNO3

  • C.

    NaOH, Ca(OH)2                                  

  • D.

    BaCl2,  NaNO3

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nhóm các dung dịch có pH > 7 là các dung dịch bazơ:  NaOH, Ca(OH)2

Câu 12 :

Chất nào sau đây tác dụng với axit HCl tạo kết tủa trắng?

  • A.

    Ba(OH)2.        

  • B.

    Ca(NO3)2.       

  • C.

    AgNO3.

  • D.

    MgSO4.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Chất kết tủa có chứa gốc Cl là AgCl và PbCl2

Chất tạo kết tủa trắng với HCl là AgNO3

PTHH:  AgNO3 + HCl → AgCl↓trắng + HNO3

Câu 13 :

Hiện tượng khi thêm vài giọt dung dịch H2SO4 vào dung dịch BaCl2 là:

  • A.
    Xuất hiện kết tủa hồng.                      
  • B.
    Xuất hiện kết tủa trắng.
  • C.
    Xuất hiện kết tủa xanh lam.                            
  • D.
    Xuất hiện kết tủa nâu đỏ.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng: xuất hiện kết tủa trắng

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ trắng + 2HCl

Câu 14 :

CaCO3 có thể tham gia phản ứng với

  • A.
    HCl.                 
  • B.
    NaOH.  
  • C.
    KNO3.
  • D.
    Mg.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

CaCO3 có thể phản ứng với HCl

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2

Câu 15 :

Phát biểu nào sau đây sai?

  • A.

    Phân ure cung cấp nitơ cho cây trồng.

  • B.

    Ure có công thức là (NH2)2CO.

  • C.

    Supephotphat có Ca(H2PO4)2.

  • D.

    Phân lân cung cấp kali cho cây trồng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phát biểu sai là: Phân lân cung cấp kali cho cây trồng.

Vì phân lân cung cấp nguyên tố P cho cây trồng.

Câu 16 :

Dãy chỉ chứa toàn phân bón hoá học đơn là:

  • A.

    KNO3, NH4NO3, (NH2)2CO

  • B.

    KCl, NH4H2PO4, Ca(H2PO4)2

  • C.

    (NH4)2SO4, KCl, Ca(H2PO4)2

  • D.

    (NH4)2SO4, KNO3, NH4Cl                 

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các phân bón hoá học đơn là: (NH4)2SO4, KCl, Ca(H2PO4)2

Loại A và D vì KNO3 là phân bón kép

Loại B vì NH4H2PO4 là phân bón kép

Câu 17 :

Cặp chất khi phản ứng với nhau tạo thành chất kết tủa trắng:

  • A.
    Ca(OH)2 và Na2SO3
  • B.
    NaOH và Na2SO3
  • C.
    KOH và NaNO3
  • D.
    KOH và NaNO3

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Chọn cặp chất có tác dụng với nhau sinh ra sản phẩm muối kết tủa trắng.

Lời giải chi tiết :

A. Thỏa mãn vì phản ứng được với nhau sinh ra kết tủa trắng.

PTHH: Ca(OH)2 + Na2SO3 → CaSO3↓ + 2NaOH

B,C,D loại vì không xảy ra phản ứng

Câu 18 :

Lưu huỳnh đioxit được tạo thành từ cặp chất nào sau đây?

  • A.
    CaSO3 và HCl; 
  • B.
    CaSO4 và HCl;
  • C.
    CaSO3 và NaOH
  • D.
    CaSO3 và NaCl.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Lưu huỳnh đioxit có công thức: SO2

CaSO3 + HCl → CaCl2 + SO2↑ + H­2O

Câu 19 :

Biết rằng 1,12 lít khí cacbon đioxit (đktc) tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH tạo ra muối trung hòa. Nồng độ mol của dung dịch NaOH đã dùng là

  • A.

    1M.

  • B.

    2M.

  • C.

    0,1M.

  • D.

    0,2M.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) ${n_{NaOH}} = 2.{n_{C{O_2}}}$

+) Công thức tính nồng độ mol:  ${C_M} = \frac{n}{V}$

Lời giải chi tiết :

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

Từ phương trình, ta có: ${n_{NaOH}} = 2.{n_{C{O_2}}} = \frac{{1,12.2}}{{22,4}} = 0,1\,\,mol$

=> nồng độ mol của dung dịch NaOH là: ${C_M} = \frac{n}{V} = \frac{{0,1}}{{0,1}} = 1M$

Câu 20 :

Khối lượng ZnO phản ứng hết với 150 ml dung dịch HCl 1M là:

  • A.
    6,175 (g)
  • B.
    6,075 (g) 
  • C.
    6,275 (g)
  • D.
    12,15 (g)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bước 1: Đổi số mol HCl = VHCl. CM

Bước 2: Tính mol ZnO theo mol HCl dựa vào PTHH: ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O

Lời giải chi tiết :

150 ml = 0,15 (lít)

nHCl = VHCl.CM =0,15.1 = 0,15 (mol)

PTHH: ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O

(mol)   0,075← 0,15

Theo PTHH ta có: nZnO = 1/2 nHCl = 1/2.0,15 = 0,075 (mol)

⟹ mZnO = nZnO. MZnO = 0,075.81 = 6,075 (g)

Câu 21 :

Phải đốt bao nhiêu gam cacbon để khi cho khí CO2 tạo ra trong phản ứng trên tác dụng với 3,4 lít dung dịch NaOH 0,5M ta được 2 muối với muối hiđrocacbonat có nồng độ mol bằng 1,4 lần nồng độ mol của muối trung hoà.

  • A.

    12,0 gam.

  • B.

    10,8 gam.

  • C.

    14,4 gam.       

  • D.

    18,0 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Vì thể tích dung dịch không thay đổi nên tỉ lệ về nồng độ cũng chính là tỉ lệ về số mol.

+) Gọi  ${n_{N{a_2}C{O_3}}} = x\,\,mol\,\, = > \,\,{n_{NaHC{O_3}}} = 1,4{\text{x}}\,\,{\text{mol}}$

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

CO2 + NaOH → NaHCO3 

Từ PTHH, tính số mol NaOH và CO2 theo Na2CO3 và NaHCO3 => tính x

C + O2  →  CO2

+) nC = nCO2

Lời giải chi tiết :

Vì thể tích dung dịch không thay đổi nên tỉ lệ về nồng độ cũng chính là tỉ lệ về số mol.

Gọi  ${n_{N{a_2}C{O_3}}} = x\,\,mol\,\, = > \,\,{n_{NaHC{O_3}}} = 1,4{\text{x}}\,\,{\text{mol}}$

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

  x   ←   2x      ←       x

CO2 + NaOH → NaHCO3

1,4x ← 1,4x  ←   1,4x 

=> nNaOH = 2x + 1,4x = 1,7 => x = 0,5

=> nCO2 = x + 1,4x = 1,2 mol

C + O2  →  CO2

=> nC = nCO2 = 1,2 mol

=> mC = 1,2.12 = 14,4 gam

Câu 22 :

Cho a gam sắt vào dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được 6,72 lít khí hidro ở đktc.Giá trị của a là

  • A.
    5,6 gam. 
  • B.
    11,2 gam.
  • C.
    16,8 gam.        
  • D.
    22,4 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đổi số mol H2(đktc) = VH2 : 22,4 = ?

Tính mol Fe theo mol H2 dựa vào phương trình sau:

PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Lời giải chi tiết :

nH2(ĐKTC) = 6,72: 22,4 = 0,3 (mol)

PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

            0,3      ←                0,3 (mol)

=> mFe = 0,3. 56 = 16,8 (g)

Câu 23 :

Cho 2,44 gam hỗn hợp muối Na2CO3 và K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 0,5M, sau phản ứng thu được 0,448 lít CO2 ở đktc. Thể tích dung dịch H2SO4 0,5 M cần dùng là:

  • A.
    100 ml      
  • B.
    40ml   
  • C.
    30 ml     
  • D.
    25 ml

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đặt x,y lần lượt là số mol của Na2CO3 và  (x,y>0)

Na2CO3  +  H2SO4 →   Na2SO4       +   CO2     +    H2O (1)

x mol           x mol          x mol             x mol

K2CO3  +  H2SO4  →   K2SO4       +   CO2     +    H2O  (2)

y mol          y mol          y mol             y mol

Từ phương trình ta dễ thấy muối cacbonat tác dụng với H2SO4 thì nCO2= nH2O = nH2SO4 = ?

\({V_{{H_2}S{O_4}}} = \dfrac{{{n_{{H_2}S{O_4}}}}}{{{C_M}_{{H_2}S{O_4}}}} = ?\) lít

Lời giải chi tiết :

Đặt x,y lần lượt là số mol của Na2CO3 và  (x,y>0)

Na2CO3  +  H2SO4  →     Na2SO4     +   CO2     +    H2O (1)

x mol           x mol          x mol             x mol

K2CO3  +  H2SO4   →    K2SO4         +   CO2     +    H2O  (2)

y mol         y mol           y mol               y mol

Từ phương trình ta dễ thấy muối cacbonat tác dụng với H2SO4 thì

\({n_{C{O_2}}} = {n_{{H_2}O}} = {n_{{H_2}S{O_4}}}\)

 mà \({n_{C{O_2}}} = \dfrac{{0,448}}{{22,4}} = 0,02mol\) \( \to {n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,02mol\)

\({V_{{H_2}S{O_4}}} = \dfrac{{0,02}}{{0,5}} = 0,04\)

Câu 24 :

Chất nào có thể dùng để nhận biết axit sunfuric và muối sunfat ?

  • A.
    NaCl
  • B.
    BaCl2
  • C.
     BaCO3
  • D.

    Không nhận biết được

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

A sai vì NaCl không phản ứng với cả 2 chất nên không có hiện tượng

B sai vì BaCl2 tạo kết tủa trắng với cả 2 chất nên không phân biệt được

C đúng vì BaCO3 chỉ pư với H2SO4 tạo khí còn muối sunfat  không pư

D sai vì có BaCO3 nhận biết được

Câu 25 :

Cho 200 ml dung dịch CuCl2 0,15M với dung dịch NaOH vừa đủ, sau phản ứng lọc kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

  • A.
    1,2 gam                        
  • B.
     2,4 gam                                                         
  • C.
     4 gam 
  • D.
    8 gam

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phương pháp :

PTHH :  CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaCl

   Cu(OH)2 → CuO + H2O

Lời giải chi tiết :

nCuCl2 =0,2.0,15 =0,03 mol → nCu(OH)2 = 0,03 mol

→ nCuO =0,03 mol→ m=2,4 g

Câu 26 :

Cho 200 ml dung dịch CuCl2 0,15M với dung dịch NaOH vừa đủ, sau phản ứng lọc kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

  • A.
    1,2 gam                        
  • B.
     2,4 gam                                                         
  • C.
     4 gam 
  • D.
    8 gam

Đáp án : B

Phương pháp giải :

PTHH :  CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaCl

   Cu(OH)2 → CuO + H2O

Lời giải chi tiết :

nCuCl2 =0,2.0,15 =0,03 mol → nCu(OH)2 = 0,03 mol

→ nCuO =0,03 mol→ m=2,4 g

Câu 27 :

Có ba lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch các chất sau: NaOH, Ba(OH)2, NaCl. Thuốc thử để nhận biết cả ba chất là:

  • A.

    Quỳ tím và dung dịch HCl                               

  • B.

    Phenolphtalein và dung dịch BaCl2

  • C.

    Quỳ tím và dung dịch K2CO3

  • D.

    Quỳ tím và dung dịch NaCl

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Cần nắm được tính chất hóa học của NaOH và Ba(OH)2

Lời giải chi tiết :

- Dùng quỳ tím: Dung dịch NaOH và Ba(OH)2 làm quỳ chuyển xanh, NaCl không làm đổi màu quỳ => nhận biết được NaCl

- Dùng dung dịch K2CO3 : dung dịch NaOH không hiện tượng, dung dịch Ba(OH)2 tạo kết tủa trắng

Ba(OH)2 + K2CO3 → BaCO3 + 2KOH

Câu 28 :

Trộn dung dịch có chứa 0,1mol CuSO4 và một dung dịch chứa 0,3 mol NaOH, lọc kết tủa, rửa sạch rồi đem nung đến khối lượng không đổi thu được m g chất rắn. Giá trị m là:

  • A.
    12 g
  • B.
    4 g
  • C.
    6 g
  • D.
    8 g

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Viết phương trình hóa học xảy ra, tính toán theo phương trình hóa học

Lời giải chi tiết :

Phương trình hóa học

CuSO4   + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4 

0,1             0,2              0,1                           (mol)

Cu(OH)2 →      CuO + H2O

 0,1                      0,1                  (mol)

m = mCuO = 0,1 . 80 = 8g

Câu 29 :

Hoà tan 10,95 gam KNO3 vào 150 gam nước thì được dung dịch bão hoà ở 200C, độ tan của KNO3 ở nhiệt độ này là

  • A.

    6,3 gam.              

  • B.

    7,0 gam                  

  • C.

    7,3 gam               

  • D.

    7,5 gam

Đáp án : C

Phương pháp giải :

150 gam nước hòa tan được 10,95 gam KNO3

100 gam nước hòa tan được    S     gam KNO3

=> áp dung tích chéo

Lời giải chi tiết :

- Độ tan (S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.

150 gam nước hòa tan được 10,95 gam KNO3

100 gam nước hòa tan được    S     gam KNO3

=> độ tan  $S = \frac{{100.10,95}}{{150}} = 7,3\,\,gam$

Câu 30 :

Để phân biệt các chất đựng trong lọ riêng biệt sau: NaNO3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3, Ba(NO3)người ta cần sử dụng hóa chất nào?

  • A.

    NaOH, H2SO4

  • B.

    NaCl, HCl

  • C.

    Ca(OH)2

  • D.

    BaCl2

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trích mẫu thử của từng chất vào các ống nghiệm riêng biệt và đánh dấu tương ứng

- Cho dung dịch NaOH dư vào 4 ống nghiệm trên

+ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa màu xanh thì ống nghiệm đó chứ Cu(NO3)2

3NaOH + Cu(NO3)2 → Cu(OH)2↓ + 2NaNO3

+ ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ thì ống nghiệm đó chứa Fe(NO3)3

3NaOH + Fe(NO3)3 → Fe(OH)3↓ + 3NaNO3

+ ống nghiệm nào không có hiện tượng hig chứa NaNO3 và Ba(NO3)2

- Cho H2SO4 dư vào 2 dung dịch chưa phân biệt được NaNO3 và Ba(NO3)2

+ ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu trắng là Ba(NO3)2

H2SO4 + Ba(NO3)2 → BaSO4↓ + 2HNO3

Câu 31 :

Dung dịch NaOH có thể dùng để phân biệt cặp muối nào sau đây

  • A.
    NaCl và BaCl2
  • B.

    NaHSO4 và Ba(HCO3)2

  • C.
    NaCl và Na2SO4
  • D.
    NaCl và NaNO3.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

A,C,D Loại vì NaOH không có phản ứng với cả 2 chất

B. Thỏa mãn vì khi cho dd NaOH vào ta có hiện tượng:

+ không có hiện tượng gì là dd NaHSO4

PTHH: NaHSO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O

+ xuất hiện kết tủa trắng là Ba(HCO3)2

PTHH: Ba(HCO3)2 + 2NaOH → BaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O

Câu 32 :

Một loại phân dùng để bón cho cây được một người sử dụng với khối lượng là 500 gam, phân này có thành phần hóa học là (NH4)2SO4. Cho các phát biểu sau về loại phân bón trên:

(1) Loại phân này được người đó sử dụng nhằm cung cấp đạm và lân cho cây.

(2) Thành phần phần trăm nguyên tố dinh dưỡng có trong 200 gam phân bón trên là 21,21%

(3) Khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng có trong 500 gam phân bón trên là 106,06 gam.

(4) Loại phân này khi hòa tan vào nước thì chỉ thấy một phần nhỏ phân bị tan ra, phần còn lại ở dạng rắn dẻo.

(5) Nếu thay 500 gam phân urê bằng 500 gam phân bón trên thì sẽ có lợi hơn.

Số phát biểu đúng là

  • A.
    5
  • B.
    4
  • C.
    3
  • D.
    2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về phân bón hóa học được học ở SGK hóa 9 –trang 37 để trả lời

Lời giải chi tiết :

(1) Sai :(NH4)2SO4 chứa nguyên tố N nên dùng để cung cấp phân đạm cho cây, không chứa Photpho \( \to\) không dùng để cung cấp phân lân

(2) Đúng: Phần trăm khối lượng N có trong phân hóa học là: \(\% N = \dfrac{{{M_N}}}{{{M_{{{(N{H_4})}_2}S{O_4}}}}}.100\%  = \dfrac{{14.2}}{{132}}.100\%  = 21,21\% \)

(3) Đúng \({n_{{{(N{H_4})}_2}S{O_4}}} = \dfrac{{500}}{{132}}\,\,mol \to {n_N} = 2{n_{{{(N{H_4})}_2}S{O_4}}} = \dfrac{{250}}{{33}}\,\,mol \to {m_N} = \dfrac{{250}}{{33}}.14 = 106,06\,\,gam\)

(4) Sai vì phân này tan hoàn toàn trong nước

(5) Sai vì phân ure (NH2)2CO có hàm lượng N cao hơn phân (NH4)2SO4 \( \to\) thay ure bằng phân này sẽ giảm hàm lượng nguyên tố dinh dưỡng \( \to\) ít lợi hơn

Vậy có 2 phát biểu đúng

Câu 33 :

Để nhận biết 2 loại phân bón hoá học NH4NO3 và NH4Cl, ta dùng dung dịch:

  • A.

    NaOH

  • B.

    Ba(OH)2         

  • C.

    AgNO3

  • D.

    BaCl2    

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vì 2 muối có cùng gốc NH4 => ta cần xét tính chất hóa học của 2 gốc axit NO3 và Cl tạo kết tủa với chất nào

Lời giải chi tiết :

Để nhận biết 2 loại phân bón hoá học NH4NO3 và NH4Cl, ta dùng dung dịch AgNO3.

NH4NO3 không hiện tượng, NH4Cl tạo kết tủa trắng

PTHH: NH4Cl + AgNO3 → NH4NO3 + AgCl↓

Câu 34 :

Hoà tan hoàn toàn 25,2 g một muối cacbonat của kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl 7,3% (D = 1,038 g/ml). Cho toàn bộ khí CO­2 thu được vào 500 ml dung dịch NaOH 2M, sau phản ứng đem cô cạn thì thu được 47,8 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. a/ Xác định CTHH của muối cacbonat

  • A.

    MgCO3

  • B.

    BaCO3

  • C.

    Na2CO3

  • D.

    CaCO3

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đặt công thức  của muối cacbonat là MCO3.

Các PTHH:

MCO3 + 2 HCl →MCl2 + CO2↑ + H2O   (1)

NaOH + CO→ NaHCO3.                    (2)

a                a                a

2NaOH   +   CO2 → Na2CO3 + H2O.          (3)                                              

2b                 b                b

Số mol NaOH: nNaOH = 0,5. 2 = 1 mol

Cho CO2 vào dung dịch NaOH có thể xảy ra các trường hợp sau:

TH1: chỉ xảy ra pư (2). NaOHPƯ hết, COcó thể hết hoặc dư. Mọi tính toán theo NaOH

Theo(3): nNaHCO3 = nNaOH = 1(mol) => mNaHCO3 = 1 . 84 = 84(g) ≠ 47,8(g)=> loại

TH2: xảy ra cả (2) và (3). CO2 và NaOH đều hết. rắn thu được là 2 muối

Gọi a, b lần lượt là số mol CO2 tham gia ở phản ứng  (2)  và (3).

Theo phương trình và bài ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}{n_{NaOH}} = a + 2b = 1\\{m_{muoi}} = 84a + 106b = 47,8\end{array} \right.\) => vô nghiệm => loại

TH3: xảy ra (3). CO2 hết, rắn sau pư là NaOH và Na2CO3

Gọi nCO2(3)= x(mol);  nNaOHdư = y(mol)

Theo (3) nNaOHpư = 2nCO2(4)=2x(mol) ; nNa2CO3 =  nCO2(4) = x(mol)

\(\left\{ \begin{array}{l}{n_{NaOH}} = 2x + y = 1\\\sum {m{\,_{ran}}\, = m{\,_{N{a_2}C{O_3}}} + {m_{NaO{H_{\,du}}}} = 106x + 40y = 47,8} \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 0,3\\y = 0,4\end{array} \right.\)

→ nMCO3 = nCO2(3) = 0,3 (mol)

\({M_{MC{O_3}}} = \frac{{{m_{MC{O_3}}}}}{{{n_{MC{O_3}}}}} = \frac{{25,2}}{{0,3}} = 84 \Rightarrow {m_M} = 84 - 60 = 24\,(Mg)\)

→ Công thức muối: MgCO3

Câu 35 :

Dẫn 3,136 lít CO2 (đktc) vào trong V(l) dung dịch kiềm chứa NaOH 0,7M và Ba(OH)2 0,5M đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 5,91 gam kết tủa trắng. Giá trị của V là:

  • A.
    0,06     
  • B.
    0,1       
  • C.
    0,08     
  • D.
    0,12

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tính số mol: nCO2= 0,14 mol; nBaCO3= 0,03 mol

nNaOH= 0,7V mol; nBa(OH)2= 0,5V mol → nOH-= 1,7V mol

Các phương trình hóa học có thể xảy ra:

CO2    + Ba(OH)2 → BaCO3+ H2O (1)

0,5V          0,5V            0,5V mol

CO2+ 2NaOH → Na2CO3+ H2O (2)

0,35V   0,7V         0,35V mol

CO2+ Na2CO3 + H2O → 2 NaHCO3 (3)

0,35V   0,35V                 0,7V mol

CO2 +               BaCO3             + H2O → Ba(HCO3)2 (4)

(0,14-2V)       (0,14-2V) mol

Ví nCO2 > nBaCO3 nên có 2 trường hợp xảy ra:

*Trường hợp 1: Nếu kết tủa cực đại: Phản ứng (1) đã hoàn toàn, phản ứng (4) chưa xảy ra

*Trường hợp 2: Kết tủa bị tan một phần:

Lời giải chi tiết :

Tính số mol: nCO2= 0,14 mol; nBaCO3= 0,03 mol

nNaOH= 0,7V mol; nBa(OH)2= 0,5V mol → nOH-= 1,7V mol

Các phương trình hóa học có thể xảy ra:

CO2    + Ba(OH)2 → BaCO3+ H2O (1)

0,5V          0,5V            0,5V mol

CO2+ 2NaOH → Na2CO3+ H2O (2)

0,35V   0,7V         0,35V mol

CO2+ Na2CO3 + H2O → 2 NaHCO3 (3)

0,35V   0,35V                 0,7V mol

CO2 +               BaCO3             + H2O → Ba(HCO3)2 (4)

(0,14-2V)       (0,14-2V) mol

Ví nCO2 > nBaCO3 nên có 2 trường hợp xảy ra:

*Trường hợp 1: Nếu kết tủa cực đại: Phản ứng (1) đã hoàn toàn, phản ứng (4) chưa xảy ra

Ta có: nBa(OH)2= nBaCO3= 0,03 mol → 0,5V= 0,03 → V= 0,06 lít

Khi đó nOH-= 1,7.0,06= 0,102 mol <nCO2 nên kết tủa không tồn tại (Loại)

*Trường hợp 2: Kết tủa bị tan một phần:

Phản ứng (4) đã xảy ra một phần:

Ta có:nBaCO3 pứ ở (4)= 0,14-2V= 0,5V- 0,03 mol → V= 0,1 lít

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com, cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.