Đề thi giữa kì 1 Hóa 9 - Đề số 2

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Sản phẩm của phản ứng phân hủy canxicacbonat bởi nhiệt là :

  • A.
    CaO và CO 
  • B.
    CaO và CO2 
  • C.
    CaO và SO2 
  • D.
    CaO và P2O5
Câu 2 :

Trong các loại phân bón sau, phân bón hoá học kép là:

  • A.

    (NH4)2SO4 

  • B.

    Ca(H2PO4)2

  • C.

    KCl

  • D.

    KNO3

Câu 3 :

Tính chất hóa học chung của kim loại gồm:

  • A.

    Tác dụng với phi kim, tác dụng với axit.

  • B.

    Tác dụng với phi kim, tác dụng với bazơ, tác dụng với muối.

  • C.

    Tác dụng với phi kim, tác dụng với axit, tác dụng với muối.

  • D.

    Tác dụng với oxit bazơ, tác dụng với axit.

Câu 4 :

Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học tăng dần?

  • A.

    K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe.

  • B.

    Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn.

  • C.

    Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K.

  • D.

    Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe.

Câu 5 :

Trong công nghiệp, sản xuất axitsunfuric qua mấy công đoạn

  • A.
    1          
  • B.
    2
  • C.
    3
  • D.
    4
Câu 6 :

1 mol đồng (nhiệt độ áp suất trong phòng thí nghiệm), thể tích 7,16 cm3, có khối lượng riêng tương ứng là:

  • A.

    7,86 g/cm3                  

  • B.

    8,39 g/cm3           

  • C.

    8,94 g/cm3             

  • D.

    9,3 g/cm3

Câu 7 :

Có thể dùng dung dịch HCl để nhận biết các dung dịch không màu sau đây:

  • A.

    NaOH, Na2CO3, AgNO3

  • B.

    Na2CO3, Na2SO4, KNO3

  • C.

    KOH, AgNO3, NaCl

  • D.

    NaOH, Na2CO3, NaCl

Câu 8 :

Dãy các kim loại được xếp theo chiều hoạt động hoá học tăng dần là

  • A.
    K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe. 
  • B.
    Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn.
  • C.
    Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K.
  • D.
    Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe.
Câu 9 :

Sự phá huỷ kim loại hay hợp kim do kim loại tác dụng trực tiếp với các chất oxi hoá trong môi trường được gọi là :

  • A.

    sự khử kim loại.                                              

  • B.

    sự tác dụng của kim loại với nước.

  • C.

    sự ăn mòn hóa học.                                        

  • D.

    sự ăn mòn điện hoá học.

Câu 10 :

Thép là hợp kim Fe – C và một số nguyên tố khác, trong đó C chiếm khoảng

  • A.

    trên 2% 

  • B.

    5% đến 10%

  • C.

    0,01% đến 2% 

  • D.

    Không chứa C

Câu 11 :

Phản ứng biểu diễn đúng sự nhiệt phân của muối canxi cacbonat:

  • A.

    2CaCO3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2CaO + CO + O2      

  • B.

    2CaCO3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 3CaO + CO2

  • C.

    CaCO3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ CaO + CO2

  • D.

    2CaCO3  $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2Ca + CO2 + O2

Câu 12 :

Chất nào sau đây khi phản ứng với nước tạo thành dung dịch mang tính axit?

  • A.
    CaO 
  • B.
    Ba 
  • C.
    SO3
  • D.
    Na2O
Câu 13 :

Trong tự nhiên muối natri clorua có nhiều trong:

  • A.

    Nước biển.     

  • B.

    Nước mưa.     

  • C.

    Nước sông.    

  • D.

    Nước giếng.

Câu 14 :

Có 2 dung dịch không màu là Ca(OH)2 và NaOH. Để phân biệt 2 dung dịch này bằng phương pháp hoá học dùng

  • A.
    HCl.
  • B.
    CO2.
  • C.
    phenolphtalein.
  • D.
    nhiệt phân.
Câu 15 :

Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe bằng dung dịch HCl, sau phản ứng thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là:

  • A.
    1,12 lít.            
  • B.
    2,24 lít.                        
  • C.
    3,36 lít.            
  • D.
    4,48 lít.
Câu 16 :

Kim loại Fe không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?

  • A.

    FeCl3.

  • B.

    CuSO4.           

  • C.

    AgNO3.          

  • D.

    MgCl2.

Câu 17 :

Ứng dụng nào sau đây không phải của canxi oxit?

  • A.

    Công nghiệp sản suất cao su             

  • B.

    Sản xuất thủy tinh.

  • C.

    Công nghiệp xây dựng, khử chua cho đất.

  • D.

    Sát trùng diệt nấm, khử độc môi trường.

Câu 18 :

Bazơ nào sau đây không bị phân hủy bởi nhiệt?

  • A.
    Mg(OH)2         
  • B.
    Cu(OH)2.         
  • C.
    NaOH. 
  • D.
    Fe(OH)2.
Câu 19 :

Hiện tượng khi nhúng quỳ tím vào dung dịch NaOH là:

  • A.
    Quỳ chuyển đỏ.           
  • B.
    Quỳ chuyển xanh.       
  • C.
    Quỳ chuyển đen.         
  • D.
    Quỳ không chuyển màu.
Câu 20 :

Sản phẩm khi đốt cháy nhôm trong khí oxi (O2) là:

  • A.
    AlO.    
  • B.
    Al2O3.  
  • C.
    Al3O2.              
  • D.
    Al2O2.
Câu 21 :

Biết rằng 1,12 lít khí cacbon đioxit (đktc) tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH tạo ra muối trung hòa. Nồng độ mol của dung dịch NaOH đã dùng là

  • A.

    1M.

  • B.

    2M.

  • C.

    0,1M.

  • D.

    0,2M.

Câu 22 :

Thổi 2,464 lít khí CO2 vào một dung dịch NaOH thì được 9,46 gam hỗn hợp 2 muối Na2CO3 và NaHCO3. Nếu muốn chỉ thu được muối NaHCO3 thì cần thêm bao nhiêu lít khí cacbonic nữa?

  • A.

    0,336 lít.         

  • B.

    0,112 lít.         

  • C.

    0,448 lít.         

  • D.

    0,224 lít.

Câu 23 :

Nhiệt phân hoàn toàn x gam Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi thu được 24 gam chất rắn. Giá trị bằng số của x là:

  • A.

    16,05 gam 

  • B.

    32,10 gam               

  • C.

    48,15 gam                           

  • D.

    72,25 gam

Câu 24 :

Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaCl, Ba(OH)2, NaOH, Na2SO4. Chỉ cần dùng thêm 1 hóa chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch trên?

  • A.

    quỳ tím.

  • B.

    dung dịch BaCl2.        

  • C.

    dung dịch KCl.

  • D.

    dung dịch KOH.

Câu 25 :

Để phân biệt  hai dung dịch NaOH và Ba(OH)2 đựng trong hai lọ mất nhãn ta dùng thuốc thử:

  • A.

    Quỳ tím                  

  • B.

    HCl

  • C.

    NaCl

  • D.

    H2SO4

Câu 26 :

Một loại phân dùng để bón cho cây được một người sử dụng với khối lượng là 500 gam, phân này có thành phần hóa học là (NH4)2SO4. Cho các phát biểu sau về loại phân bón trên:

(1) Loại phân này được người đó sử dụng nhằm cung cấp đạm và lân cho cây.

(2) Thành phần phần trăm nguyên tố dinh dưỡng có trong 200 gam phân bón trên là 21,21%

(3) Khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng có trong 500 gam phân bón trên là 106,06 gam.

(4) Loại phân này khi hòa tan vào nước thì chỉ thấy một phần nhỏ phân bị tan ra, phần còn lại ở dạng rắn dẻo.

(5) Nếu thay 500 gam phân urê bằng 500 gam phân bón trên thì sẽ có lợi hơn.

Số phát biểu đúng là

  • A.
    5
  • B.
    4
  • C.
    3
  • D.
    2
Câu 27 :

Nguyên liệu chính để sản xuất nhôm là:

  • A.
    criolit   
  • B.
    quặng boxit 
  • C.
    điện 
  • D.
    than chì.
Câu 28 :

Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm Fe2Ovà Al trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư sẽ thu được 0,3 mol H2. Mặt khác nếu cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư sẽ thu được 0,4 mol H2. Số mol Al trong X là

  • A.

    0,3 mol.

  • B.

    0,6 mol.

  • C.

    0,4 mol.

  • D.

    0,25 mol.

Câu 29 :

Hòa tan hoàn toàn một kim loại R có hóa trị II bằng dung dịch H2SO4 9,8% (loãng) vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch X chứa muối Y với nồng độ phần trăm là 14,394%. Kim loại R là:

  • A.
    Mg.      
  • B.
    Fe.       
  • C.
    Zn.       
  • D.
    Cu.
Câu 30 :

Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào một lượng dư nước thì thoát ra V lít khí. Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH dư thì được 1,75V lít khí. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Na trong X là

  • A.

    39,87%.          

  • B.

    77,31%.          

  • C.

    29,87%.          

  • D.

    49,87%.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Sản phẩm của phản ứng phân hủy canxicacbonat bởi nhiệt là :

  • A.
    CaO và CO 
  • B.
    CaO và CO2 
  • C.
    CaO và SO2 
  • D.
    CaO và P2O5

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

CaCO3  (t0) →  CaO + CO2

Câu 2 :

Trong các loại phân bón sau, phân bón hoá học kép là:

  • A.

    (NH4)2SO4 

  • B.

    Ca(H2PO4)2

  • C.

    KCl

  • D.

    KNO3

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phân bón hoá học kép là phân bón có chứa 2, 3 nguyên tố N, P, K: KNO3

Câu 3 :

Tính chất hóa học chung của kim loại gồm:

  • A.

    Tác dụng với phi kim, tác dụng với axit.

  • B.

    Tác dụng với phi kim, tác dụng với bazơ, tác dụng với muối.

  • C.

    Tác dụng với phi kim, tác dụng với axit, tác dụng với muối.

  • D.

    Tác dụng với oxit bazơ, tác dụng với axit.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết tính chất hóa học chung của kim loại

Lời giải chi tiết :

Tính chất hóa học chung của kim loại gồm: tác dụng với phi kim, tác dụng với axit, tác dụng với muối.

Câu 4 :

Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học tăng dần?

  • A.

    K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe.

  • B.

    Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn.

  • C.

    Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K.

  • D.

    Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần là: Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K

Câu 5 :

Trong công nghiệp, sản xuất axitsunfuric qua mấy công đoạn

  • A.
    1          
  • B.
    2
  • C.
    3
  • D.
    4

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sản xuất axit sunfuric gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Đốt lưu huỳnh cháy trong không khí

S + O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) SO2

Giai đoạn 2: sản xuất SO3 bằng cách oxi hóa SO2

2SO2 + O2 \(\xrightarrow[{{{450}^0}C}]{{{V_2}{O_5}}}\) 2SO3

Giai đoạn 3: Cho SO3 tác dụng với nước để điều chế H2SO4

SO3 + H2O → H2SO4

Câu 6 :

1 mol đồng (nhiệt độ áp suất trong phòng thí nghiệm), thể tích 7,16 cm3, có khối lượng riêng tương ứng là:

  • A.

    7,86 g/cm3                  

  • B.

    8,39 g/cm3           

  • C.

    8,94 g/cm3             

  • D.

    9,3 g/cm3

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức :  $D = \frac{m}{V}$

Lời giải chi tiết :

1 mol Cu có khối lượng 64 gam

Áp dụng công thức :  $D = \frac{m}{V} = \frac{{64}}{{7,16}} = 8,94\,\,gam/c{m^3}$

Câu 7 :

Có thể dùng dung dịch HCl để nhận biết các dung dịch không màu sau đây:

  • A.

    NaOH, Na2CO3, AgNO3

  • B.

    Na2CO3, Na2SO4, KNO3

  • C.

    KOH, AgNO3, NaCl

  • D.

    NaOH, Na2CO3, NaCl

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Dùng dung dịch HCl có thể nhận biết được: NaOH, Na2CO3, AgNO3. Cho dung dịch HCl vào mỗi lọ.

- dung dịch NaOH không hiện tượng

- dung dịch Na2CO3 xuất hiện bọt khí

- dung dịch AgNO­3 xuất hiện kết tủa.

PTHH: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3

Câu 8 :

Dãy các kim loại được xếp theo chiều hoạt động hoá học tăng dần là

  • A.
    K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe. 
  • B.
    Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn.
  • C.
    Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K.
  • D.
    Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Ghi nhớ dãy hoạt động hóa học của kim loại:

- Sắp xếp lại các kim loại theo thức tự tăng dần mức độ hoạt động hóa học.

Lời giải chi tiết :

- Thứ tự mức hoạt động hóa học của các kim loại trong dãy hoạt động hóa học là:

- Vậy thứ tự sắp xếp đúng là: Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K.

Câu 9 :

Sự phá huỷ kim loại hay hợp kim do kim loại tác dụng trực tiếp với các chất oxi hoá trong môi trường được gọi là :

  • A.

    sự khử kim loại.                                              

  • B.

    sự tác dụng của kim loại với nước.

  • C.

    sự ăn mòn hóa học.                                        

  • D.

    sự ăn mòn điện hoá học.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sự phá huỷ kim loại hay hợp kim do kim loại tác dụng trực tiếp với các chất oxi hoá trong môi trường được gọi là sự ăn mòn hóa học

Câu 10 :

Thép là hợp kim Fe – C và một số nguyên tố khác, trong đó C chiếm khoảng

  • A.

    trên 2% 

  • B.

    5% đến 10%

  • C.

    0,01% đến 2% 

  • D.

    Không chứa C

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thép là hợp kim Fe – C và một số nguyên tố khác, trong đó C chiếm khoảng 0,01% đến 2% 

Câu 11 :

Phản ứng biểu diễn đúng sự nhiệt phân của muối canxi cacbonat:

  • A.

    2CaCO3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2CaO + CO + O2      

  • B.

    2CaCO3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 3CaO + CO2

  • C.

    CaCO3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ CaO + CO2

  • D.

    2CaCO3  $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2Ca + CO2 + O2

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phản ứng nhiệt phân CaCO3 là: CaCO3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ CaO + CO2

Câu 12 :

Chất nào sau đây khi phản ứng với nước tạo thành dung dịch mang tính axit?

  • A.
    CaO 
  • B.
    Ba 
  • C.
    SO3
  • D.
    Na2O

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Oxit axit khi tác dụng với H2O sẽ tạo thành dung dịch có tính axit

A. CaO + H2O → Ca(OH)2 => dung dịch có tính bazơ

B. Ba + H2O → Ba(OH)2 => dung dịch có tính bazơ

C. SO3 + H2O → H2SO4 => dung dịch có tính axit

D. Na2O + H2O → 2NaOH  => dung dịch bazơ

Câu 13 :

Trong tự nhiên muối natri clorua có nhiều trong:

  • A.

    Nước biển.     

  • B.

    Nước mưa.     

  • C.

    Nước sông.    

  • D.

    Nước giếng.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trong tự nhiên muối natri clorua có nhiều trong: nước biển

Câu 14 :

Có 2 dung dịch không màu là Ca(OH)2 và NaOH. Để phân biệt 2 dung dịch này bằng phương pháp hoá học dùng

  • A.
    HCl.
  • B.
    CO2.
  • C.
    phenolphtalein.
  • D.
    nhiệt phân.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Cho 2 dung dịch qua CO2, dd nào xuất hiện kết tủa trắng là Ca(OH)2, còn lại không có hiện tượng là NaOH

CO2 + Ca(OH)2→ CaCO3↓ + H2O

CO2 + NaOH → NaOH + H2O (xảy ra phản ứng nhưng không quan sát được hiện tượng, vì không có gì đặc trưng của phản ứng)

Câu 15 :

Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe bằng dung dịch HCl, sau phản ứng thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là:

  • A.
    1,12 lít.            
  • B.
    2,24 lít.                        
  • C.
    3,36 lít.            
  • D.
    4,48 lít.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bước 1: Đổi số mol Fe: \({n_{F{\text{e}}}} = \dfrac{{{m_{F{\text{e}}}}}}{{{M_{F{\text{e}}}}}} = ?(mol)\)

Bước 2: Viết phương trình phản ứng xảy ra, tính mol H2 theo mol Fe

Bước 3: Tính \({V_{{H_2}(dktc)}} = {n_{{H_2}}}.22,4 = ?\)

Lời giải chi tiết :

\({n_{F{\text{e}}}} = \dfrac{{5,6}}{{56}} = 0,1\,\,(mol)\)

PTPƯ: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑      

            0,1             →               0,1 (mol)

\( \to {V_{{H_2}(dktc)}} = 0,1.22,4 = 2,24\,\,lít\)

Câu 16 :

Kim loại Fe không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?

  • A.

    FeCl3.

  • B.

    CuSO4.           

  • C.

    AgNO3.          

  • D.

    MgCl2.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Kim loại Fe không phản ứng được với dung dịch MgCl2 vì Mg mạnh hơn Fe trong dãy hoạt động hóa học

Câu 17 :

Ứng dụng nào sau đây không phải của canxi oxit?

  • A.

    Công nghiệp sản suất cao su             

  • B.

    Sản xuất thủy tinh.

  • C.

    Công nghiệp xây dựng, khử chua cho đất.

  • D.

    Sát trùng diệt nấm, khử độc môi trường.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

CaO được dùng trong công nghiệp sản xuất thủy tinh; khử chua đất trồng trọt; xử lí nước thải của các nhà máy.

=> Ứng dụng không phải của canxi oxit là: công nghiệp luyện kim

Câu 18 :

Bazơ nào sau đây không bị phân hủy bởi nhiệt?

  • A.
    Mg(OH)2         
  • B.
    Cu(OH)2.         
  • C.
    NaOH. 
  • D.
    Fe(OH)2.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

NaOH là bazơ tan nên không bị nhiệt phân hủy

Các bazo không tan còn lại bị nhiệt phân tạo thành oxit bazo và nước

Câu 19 :

Hiện tượng khi nhúng quỳ tím vào dung dịch NaOH là:

  • A.
    Quỳ chuyển đỏ.           
  • B.
    Quỳ chuyển xanh.       
  • C.
    Quỳ chuyển đen.         
  • D.
    Quỳ không chuyển màu.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ghi nhớ sự đổi màu của quỳ tím trong các môi trường axit, bazơ. Từ đó xác định được NaOH có môi trường gì => sự đổi màu của quỳ tím

Lời giải chi tiết :

Dung dịch NaOH làm quỳ tím chuyển sang màu xanh

Câu 20 :

Sản phẩm khi đốt cháy nhôm trong khí oxi (O2) là:

  • A.
    AlO.    
  • B.
    Al2O3.  
  • C.
    Al3O2.              
  • D.
    Al2O2.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhôm + oxi → Nhôm oxit

Lời giải chi tiết :

4Al + 3O2\(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow \)2Al2O3

Câu 21 :

Biết rằng 1,12 lít khí cacbon đioxit (đktc) tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH tạo ra muối trung hòa. Nồng độ mol của dung dịch NaOH đã dùng là

  • A.

    1M.

  • B.

    2M.

  • C.

    0,1M.

  • D.

    0,2M.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) ${n_{NaOH}} = 2.{n_{C{O_2}}}$

+) Công thức tính nồng độ mol:  ${C_M} = \frac{n}{V}$

Lời giải chi tiết :

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

Từ phương trình, ta có: ${n_{NaOH}} = 2.{n_{C{O_2}}} = \frac{{1,12.2}}{{22,4}} = 0,1\,\,mol$

=> nồng độ mol của dung dịch NaOH là: ${C_M} = \frac{n}{V} = \frac{{0,1}}{{0,1}} = 1M$

Câu 22 :

Thổi 2,464 lít khí CO2 vào một dung dịch NaOH thì được 9,46 gam hỗn hợp 2 muối Na2CO3 và NaHCO3. Nếu muốn chỉ thu được muối NaHCO3 thì cần thêm bao nhiêu lít khí cacbonic nữa?

  • A.

    0,336 lít.         

  • B.

    0,112 lít.         

  • C.

    0,448 lít.         

  • D.

    0,224 lít.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

CO2 + NaOH → Na2CO3 + H2O

x            2x             x

CO2 + NaOH → NaHCO3

y           y                  y

+) Từ khối lượng muối và số mol CO2 => lập hệ x và y

+) nNaOH = 2x + y = nNaHCO3

Để thu được NaHCO3 thì chỉ xảy ra phản ứng:

CO2 + NaOH → NaHCO3  

=> nCO2 cần thêm =nNaHCO3 = nCO2 ban đầu

Lời giải chi tiết :

nCO2 = 0,11 mol

CO2 + NaOH → Na2CO3 + H2O

x            2x             x

CO2 + NaOH → NaHCO3

y           y                  y

Ta có hệ:  $\left\{ \begin{gathered}{n_{C{O_2}}} = x + y = 0,11 \hfill \\{m_{muối}} = 106x + 84y = 9,46 \hfill \\ \end{gathered} \right. = > \left\{ \begin{gathered}x = 0,01 \hfill \\y = 0,1 \hfill \\ \end{gathered} \right.$

Ta có nNaOH = 2x + y = 0,12 mol

Để thu được NaHCO3 thì chỉ xảy ra phản ứng:

CO2 + NaOH → NaHCO3  

=> nNaHCO3 = nCO2 = 0,12 mol

=> nCO2 cần thêm = 0,12 – 0,11 = 0,01 mol => cần thêm 0,224 lít khí CO2

Câu 23 :

Nhiệt phân hoàn toàn x gam Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi thu được 24 gam chất rắn. Giá trị bằng số của x là:

  • A.

    16,05 gam 

  • B.

    32,10 gam               

  • C.

    48,15 gam                           

  • D.

    72,25 gam

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Chất rắn thu được là Fe2O3, tính số mol Fe2O3

+) Viết PTHH, từ số mol Fe2O3, tính số mol Fe(OH)3

Lời giải chi tiết :

\({{n}_{F{{e}_{2}}{{O}_{3}}}}=\frac{{{m}_{F{{e}_{2}}{{O}_{3}}}}}{{{M}_{F{{e}_{2}}{{O}_{3}}}}}=\frac{24}{56.2+16.3}=0,15\text{ }mol\)

             2Fe(OH)3 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) Fe2O3 + 3H2O

Tỉ lệ        2                       1

Pứ        ?mol                  0,15 mol

Từ pt => \(\text{ }{{n}_{Fe{{\left( OH \right)}_{3}}}}=2.{{n}_{F{{e}_{2}}{{O}_{3}}}}=0,3\text{ }mol\)

\({{m}_{Fe{{\left( OH \right)}_{3}}}}={{n}_{Fe{{\left( OH \right)}_{3}}}}.{{M}_{Fe{{\left( OH \right)}_{3}}}}=0,3.\left( 56+3+16.3 \right)=32,1\text{ }gam\)

Câu 24 :

Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaCl, Ba(OH)2, NaOH, Na2SO4. Chỉ cần dùng thêm 1 hóa chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch trên?

  • A.

    quỳ tím.

  • B.

    dung dịch BaCl2.        

  • C.

    dung dịch KCl.

  • D.

    dung dịch KOH.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cần nắm được tính chất hóa học của mỗi bazơ và tính tan của muối sunfat

Lời giải chi tiết :

Lấy mỗi chất 1 ít cho ra các ống nghiệm khác nhau và đánh số thứ tự tương ứng.

Cho quỳ tím vào mẫu thử từng chất và quan sát, thấy:

- Những dung dịch làm quỳ tím đổi màu là: NaOH và Ba(OH)2, (nhóm 1).

- Những dung dịch không làm quỳ tím đổi màu là: NaCl, Na2SO4 (nhóm 2).

Để nhận ra từng chất trong mỗi nhóm, ta lấy một chất ở nhóm (1), lần lượt cho vào mỗi chất ở nhóm (2), nếu có kết tủa xuất hiện thì chất lấy ở nhóm (1) là Ba(OH)2 và chất ở nhóm (2) là Na2SO4. Từ đó nhận ra chất còn lại ở mỗi nhóm.

Phương trình phản ứng: Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 + NaOH

Câu 25 :

Để phân biệt  hai dung dịch NaOH và Ba(OH)2 đựng trong hai lọ mất nhãn ta dùng thuốc thử:

  • A.

    Quỳ tím                  

  • B.

    HCl

  • C.

    NaCl

  • D.

    H2SO4

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Cần nắm được tính chất hóa học của NaOH và Ba(OH)2 

Lời giải chi tiết :

Để phân biệt NaOH và Ba(OH)2 ta dùng dung dịch H2SO4

NaOH không có hiện tượng gì còn Ba(OH)2 tạo kết tủa màu trắng

Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O

Câu 26 :

Một loại phân dùng để bón cho cây được một người sử dụng với khối lượng là 500 gam, phân này có thành phần hóa học là (NH4)2SO4. Cho các phát biểu sau về loại phân bón trên:

(1) Loại phân này được người đó sử dụng nhằm cung cấp đạm và lân cho cây.

(2) Thành phần phần trăm nguyên tố dinh dưỡng có trong 200 gam phân bón trên là 21,21%

(3) Khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng có trong 500 gam phân bón trên là 106,06 gam.

(4) Loại phân này khi hòa tan vào nước thì chỉ thấy một phần nhỏ phân bị tan ra, phần còn lại ở dạng rắn dẻo.

(5) Nếu thay 500 gam phân urê bằng 500 gam phân bón trên thì sẽ có lợi hơn.

Số phát biểu đúng là

  • A.
    5
  • B.
    4
  • C.
    3
  • D.
    2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về phân bón hóa học được học ở SGK hóa 9 –trang 37 để trả lời

Lời giải chi tiết :

(1) Sai :(NH4)2SO4 chứa nguyên tố N nên dùng để cung cấp phân đạm cho cây, không chứa Photpho \( \to\) không dùng để cung cấp phân lân

(2) Đúng: Phần trăm khối lượng N có trong phân hóa học là: \(\% N = \dfrac{{{M_N}}}{{{M_{{{(N{H_4})}_2}S{O_4}}}}}.100\%  = \dfrac{{14.2}}{{132}}.100\%  = 21,21\% \)

(3) Đúng \({n_{{{(N{H_4})}_2}S{O_4}}} = \dfrac{{500}}{{132}}\,\,mol \to {n_N} = 2{n_{{{(N{H_4})}_2}S{O_4}}} = \dfrac{{250}}{{33}}\,\,mol \to {m_N} = \dfrac{{250}}{{33}}.14 = 106,06\,\,gam\)

(4) Sai vì phân này tan hoàn toàn trong nước

(5) Sai vì phân ure (NH2)2CO có hàm lượng N cao hơn phân (NH4)2SO4 \( \to\) thay ure bằng phân này sẽ giảm hàm lượng nguyên tố dinh dưỡng \( \to\) ít lợi hơn

Vậy có 2 phát biểu đúng

Câu 27 :

Nguyên liệu chính để sản xuất nhôm là:

  • A.
    criolit   
  • B.
    quặng boxit 
  • C.
    điện 
  • D.
    than chì.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nguyên liệu chính để sản xuất nhôm là quặng boxit (Al2O3)

Câu 28 :

Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm Fe2Ovà Al trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư sẽ thu được 0,3 mol H2. Mặt khác nếu cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư sẽ thu được 0,4 mol H2. Số mol Al trong X là

  • A.

    0,3 mol.

  • B.

    0,6 mol.

  • C.

    0,4 mol.

  • D.

    0,25 mol.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

0,2 mol                       ←                      0,3 mol

2Al + 6HCl → AlCl3 + 3H2

0,2 mol            →          0,3 mol

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

0,1 mol          ←          0,1 mol

2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe

0,1 mol            ←           0,1 mol

Lời giải chi tiết :

Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư sẽ thu được 0,3 mol H2 => trong Y chứa Al dư

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

0,2 mol                       ←                      0,3 mol

=> nAl dư = 0,2 mol

Y tác dụng với dung dịch HCl dư sẽ thu được 0,4 mol H2

2Al + 6HCl → AlCl3 + 3H2

0,2 mol            →          0,3 mol

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

0,1 mol          ←          0,1 mol

Phản ứng nhiệt nhôm:

2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe

0,1 mol            ←           0,1 mol

=> ∑nAl ban đầu = nAl dư + nAl phản ứng = 0,2 + 0,1 = 0,3 mol

Câu 29 :

Hòa tan hoàn toàn một kim loại R có hóa trị II bằng dung dịch H2SO4 9,8% (loãng) vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch X chứa muối Y với nồng độ phần trăm là 14,394%. Kim loại R là:

  • A.
    Mg.      
  • B.
    Fe.       
  • C.
    Zn.       
  • D.
    Cu.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đặt số mol R = 1 (mol)

PTPƯ: R + H2SO4 → RSO4 + H2

           1   →1         →1          →1   (mol)

\({m_{{H_2}S{O_4}}} = {n_{{H_2}S{O_4}}}.{M_{{H_2}S{O_4}}} = 1.98 = 98\,\,gam\)

\({m_{dung\,\,dich\,\,{H_2}S{O_4}}} = \dfrac{{{m_{{H_2}S{O_4}}}}}{{C\% }}.100\%  = ?\,\,(g)\)

Khối lượng dung dịch sau là:

\({m_{dung\,\,dich\,\,sau}} = {m_R} + {m_{dung\,\,dich\,\,{H_2}S{O_4}}} - {m_{{H_2}}} = ?\)

Muối Y là: RSO4: 1 (mol) \( \to\) mRSO4 = (R +96) g

Nồng độ phần trăm của muối Y là:

\(C{\% _{R{\text{S}}{O_4}}} = \dfrac{{{m_{R{\text{S}}{O_4}}}}}{{{m_{dung\,\,dich\,\,sau}}}}.100\%  \to R = ?\)

Lời giải chi tiết :

Đặt số mol R = 1 (mol)

PTPƯ: R + H2SO4 → RSO4 + H2

           1   →1         →1          →1   (mol)

\({m_{{H_2}S{O_4}}} = {n_{{H_2}S{O_4}}}.{M_{{H_2}S{O_4}}} = 1.98 = 98\,\,gam\)

\({m_{dung\,\,dich\,\,{H_2}S{O_4}}} = \dfrac{{{m_{{H_2}S{O_4}}}}}{{C\% }}.100\%  = 1000\,\,(g)\)

Khối lượng dung dịch sau là:

\({m_{dung\,\,dich\,\,sau}} = {m_R} + {m_{dung\,\,dich\,\,{H_2}S{O_4}}} - {m_{{H_2}}} = R + 1000 - 1.2\)

\( \to {m_{dung\,\,dich\,\,sau}} = R + 998\) (g)

Muối Y là: RSO4: 1 (mol) \( \to\) mRSO4 = (R +96) g

Nồng độ phần trăm của muối Y là:

\(\eqalign{
& \% RS{O_4} = {{{m_{RS{O_4}}}} \over {{m_{dd\,sau}}}}.100\% \cr
& \Rightarrow 14,394\% = {{R + 96} \over {R + 998}}.100\% \cr
& \Rightarrow 14,394R + 14365,212 = 100R + 9600 \cr
& \Rightarrow 85,606R = 4765,212 \cr
& \Rightarrow R \approx 56(Fe) \cr} \)

Câu 30 :

Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào một lượng dư nước thì thoát ra V lít khí. Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH dư thì được 1,75V lít khí. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Na trong X là

  • A.

    39,87%.          

  • B.

    77,31%.          

  • C.

    29,87%.          

  • D.

    49,87%.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

 x            →          x   →   0,5x

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

 x     ←   x                     →                   1,5x

$ = > \sum {{n_{{H_2}}}} = 0,5{\text{x}} + 1,5{\text{x}} = a\, = > x = 0,5{\text{a}}$   (1)

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

 x mol               →              0,5x mol

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

 y mol                       →                       1,5y mol

$ = > \sum {{n_{{H_2}}}} = 0,5x + 1,5y = 1,75{\text{a}}$ (2)

Lời giải chi tiết :

Gọi số mol của Na và Al trong hỗn hợp X lần lượt là x và y mol

Vì tỉ lệ thể tích cũng là tỉ lệ số mol => coi như thí nghiệm 1 thu được a mol khí và thí nghiệm 2 thu được 1,75a mol

Cho hỗn hợp X vào nước, Na phản ứng hết tạo NaOH và Al phản ứng với NaOH và còn dư => tính số mol theo NaOH

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

 x            →          x   →   0,5x

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

 x     ←   x                     →                   1,5x

$ = > \sum {{n_{{H_2}}}} = 0,5{\text{x}} + 1,5{\text{x}} = a\, = > x = 0,5{\text{a}}$ (1)

Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaOH dư => Na phản ứng hết với H2O và Al phản ứng hết với NaOH

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

 x mol               →              0,5x mol

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

 y mol                       →                       1,5y mol

$ = > \sum {{n_{{H_2}}}} = 0,5x + 1,5y = 1,75{\text{a}}$ (2)

Thay (1) vào (2) =>  $y = \frac{{1,75{\text{a}} - 0,5.0,5{\text{a}}}}{{1,5}} = a$

$ = > \% {m_{Na}} = \frac{{0,5{\text{a}}.23}}{{0,5{\text{a}}.23 + 27a}}.100\% = 29,87\% $

 

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com, cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.