Đề kiểm tra 15 phút Hóa 9 chương 3: Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Đề số 2

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Dãy công thức hoá học của oxit tương ứng với các nguyên tố hoá học thuộc chu kì 3 là:

  • A.

    Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7

  • B.

    Na2O, MgO, K2O, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7

  • C.

    Na2O, MgO, K2O, SO2, P2O5, SO3, Cl2O7

  • D.

    K2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7

Câu 2 :

“Nước đá khô“  không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là

  • A.

    CO rắn.

  • B.

    SO2 rắn.

  • C.

    H2O rắn.           

  • D.

    CO2 rắn.

Câu 3 :

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo nguyên tắc :

  • A.

    Chiều nguyên tử khối tăng dần.

  • B.

    Chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

  • C.

    Tính kim loại tăng dần.

  • D.

    Tính phi kim tăng dần.

Câu 4 :

Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái

  • A.

    Lỏng và khí    

  • B.

    Rắn và lỏng

  • C.

    Rắn và khí      

  • D.

    Rắn, lỏng, khí

Câu 5 :

Nguyên tố phổ biến thứ hai ở vỏ trái đất là

  • A.

    oxi

  • B.

    cacbon

  • C.

    silic

  • D.

    sắt

Câu 6 :

Số thứ tự chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết

  • A.

    Số thứ tự của nguyên tố.

  • B.

    Số electron lớp ngoài cùng.

  • C.

    Số hiệu nguyên tử

  • D.

    Số lớp electron.

Câu 7 :

Hỗn hợp khí X gồm O2, Cl2, CO2 SO2. Để thu được O2 tinh khiết, người ta dẫn X qua:

  • A.

    nước brom              

  • B.

    dd NaOH                

  • C.

    dd HCl                

  • D.

    nước clo

Câu 8 :

Kim cương và than chì là 2 dạng thù hình của cacbon vì

  • A.

    đều có cấu tạo tinh thể như nhau.       

  • B.

    đều do nguyên tố cacbon tạo nên.

  • C.

    đều có tính chất vật lí tương tự nhau.

  • D.

    cả A và B đều đúng.

Câu 9 :

Trong bình chữa cháy chứa khí nào sau đây?

  • A.

    Cl2

  • B.

    CO2

  • C.

    SO2.            

  • D.

    O2

Câu 10 :

Cho H2 dư qua 8,14 gam hỗn hợp A gồm CuO, Al2O3 và FexOy nung nóng. Sau khi phản ứng xong, thu được 1,44 gam H2O và a gam chất rắn. Giá trị của a là :

  • A.

    6,70

  • B.

    6,86

  • C.

    6,78

  • D.

    6,80

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Dãy công thức hoá học của oxit tương ứng với các nguyên tố hoá học thuộc chu kì 3 là:

  • A.

    Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7

  • B.

    Na2O, MgO, K2O, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7

  • C.

    Na2O, MgO, K2O, SO2, P2O5, SO3, Cl2O7

  • D.

    K2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại bảng tuần hoàn hóa học

Lời giải chi tiết :

Dãy công thức hoá học của oxit tương ứng với các nguyên tố hoá học thuộc chu kì 3 là: Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7

Câu 2 :

“Nước đá khô“  không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là

  • A.

    CO rắn.

  • B.

    SO2 rắn.

  • C.

    H2O rắn.           

  • D.

    CO2 rắn.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào ứng dụng oxit của cacbon

Lời giải chi tiết :

“Nước đá khô“ không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm.

Nước đá khô là: CO2 rắn

Câu 3 :

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo nguyên tắc :

  • A.

    Chiều nguyên tử khối tăng dần.

  • B.

    Chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

  • C.

    Tính kim loại tăng dần.

  • D.

    Tính phi kim tăng dần.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

 

Câu 4 :

Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái

  • A.

    Lỏng và khí    

  • B.

    Rắn và lỏng

  • C.

    Rắn và khí      

  • D.

    Rắn, lỏng, khí

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng, khí

Câu 5 :

Nguyên tố phổ biến thứ hai ở vỏ trái đất là

  • A.

    oxi

  • B.

    cacbon

  • C.

    silic

  • D.

    sắt

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nguyên tố phổ biến thứ hai ở vỏ trái đất là silic

Câu 6 :

Số thứ tự chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết

  • A.

    Số thứ tự của nguyên tố.

  • B.

    Số electron lớp ngoài cùng.

  • C.

    Số hiệu nguyên tử

  • D.

    Số lớp electron.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Số thứ tự chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết số lớp electron.

Câu 7 :

Hỗn hợp khí X gồm O2, Cl2, CO2 SO2. Để thu được O2 tinh khiết, người ta dẫn X qua:

  • A.

    nước brom              

  • B.

    dd NaOH                

  • C.

    dd HCl                

  • D.

    nước clo

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Để thu được O2 tinh khiết, người ta dẫn X qua dung dịch chứa chất mà tất cả Cl2, CO2 và SO2 đều có phản ứng

Lời giải chi tiết :

Để thu được O2 tinh khiết, người ta dẫn X qua dung dịch NaOH vì Cl2, CO2 và SO2 đều có phản ứng

2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

Câu 8 :

Kim cương và than chì là 2 dạng thù hình của cacbon vì

  • A.

    đều có cấu tạo tinh thể như nhau.       

  • B.

    đều do nguyên tố cacbon tạo nên.

  • C.

    đều có tính chất vật lí tương tự nhau.

  • D.

    cả A và B đều đúng.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Kim cương và than chì là 2 dạng thù hình của cacbon vì đều do nguyên tố cacbon tạo nên.

Câu 9 :

Trong bình chữa cháy chứa khí nào sau đây?

  • A.

    Cl2

  • B.

    CO2

  • C.

    SO2.            

  • D.

    O2

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trong bình chữa cháy chứa khí CO2

 

Câu 10 :

Cho H2 dư qua 8,14 gam hỗn hợp A gồm CuO, Al2O3 và FexOy nung nóng. Sau khi phản ứng xong, thu được 1,44 gam H2O và a gam chất rắn. Giá trị của a là :

  • A.

    6,70

  • B.

    6,86

  • C.

    6,78

  • D.

    6,80

Đáp án : B

Phương pháp giải :

H2 + CuO $\xrightarrow{{{t^o}}}$ Cu + H2O

yH2 + FexOy $\xrightarrow{{{t^o}}}$ xFe + yH2O

+)  ${n_{{H_2}}} = {n_{{H_2}O}}$

+) Bảo toàn khối lượng: ${m_{{H_2}}} + {m_{hh\,A}} = {m_{c{\text{r}}an}} + {m_{{H_2}O}}$

Lời giải chi tiết :

${n_{{H_2}O}} = \frac{{1,44}}{{18}} = 0,08\,mol$

H2 + CuO $\xrightarrow{{{t^o}}}$ Cu + H2O

yH2 + FexOy $\xrightarrow{{{t^o}}}$ xFe + yH2O

Từ PTHH ta có:  ${n_{{H_2}}} = {n_{{H_2}O}} = 0,08\,mol$

Bảo toàn khối lượng:  ${m_{{H_2}}} + {m_{hh\,A}} = {m_{c{\text{r}}an}} + {m_{{H_2}O}}$

=> 0,08.2 + 8,14 = a + 1,44 => a = 6,86 gam

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com, cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.